Cách Nấu Súp Cho Trẻ Sơ Sinh / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Sữa Dành Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy

Điều đáng sợ nhất đối với các bà mẹ khi chăm con đó là con bị táo bóng hoặc tiêu chảy. Việc này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé và công cuộc chăm con của các mẹ cũng khó khăn hơn bao giờ hết. Tiêu chảy là tình trạng xấu của hệ tiêu hóa khiến cơ thể trẻ bị thiếu nước dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy khi chọn sữa dành cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần chọn loại không chứa đường latose để bù lượng nước đã mất đi và bổ sung dinh dưỡng cho bé khỏe hơn.

Khi mẹ phát hiện bé mắc bệnh  tiêu chảy, điều nên làm là cần thay ngay loại sữa công thức đang dùng và mua những hãng sữa đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Tuy nhiên việc chọn sữa bình thường đã khiến mẹ đau đầu, nay lại phải chọn lựa loại sữa phù hợp với thể trạng bị táo bón hoặc tiêu chảy mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thì quả thật là một bài toán nan giải đối với các mẹ.

Sữa dành cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đáng tin dùng nhất

Khi chọn sữa dành cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần chọn những dòng sữa mát, không chứa dưỡng chất đường lascote để hạn chế tối đa việc mất nước ở trẻ. Việc mất nước quá nhiều dẫn đến việc thiếu nước trầm trọng, suy nhược cơ thể, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Một trong những hãng sữa uy tín hàng đầu ta không thể không nhắc đến sữa bột Similac Gain Plus Total Comfort chứa hệ dưỡng chất Tummy Care hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Hệ đường ruột hoạt động tốt sẽ vừa giúp bé tiêu hóa nhanh hơn, không bị ứ đọng sữa, không gây bí, nóng trong người và gây tiêu chảy. Sữa Celia AD cũng là một loại sữa mát được điều chế đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.

Sữa dành cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần thận trọng khi lựa chọn

Chăm sóc để trẻ chóng lớn đã là việc kì công, nhưng để bé không bị tiêu chảy – một chứng bệnh rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh thì còn khó hơn. Để chọn sữa cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, các mẹ cần dùng các loại sữa mát như sữa hộp Dumex không chứa Lactose, Enfalac Lactofree đều là các dòng sữa tốt cho hệ tiêu hóa, đẩy lùi bệnh tiêu chảy. Mẹ nên chú ý hơn tình trạng sức khỏe của con để chọn sữa phù hợp nhất đẩy lùi bệnh tiêu chảy, cho bé một hệ tiêu hóa tốt hơn, phát triển toàn diện cả về thể chất và tư duy, giải quyết nỗi lo của mẹ.

Cách Tắm Hạt Kê Cho Trẻ Sơ Sinh Để Bé Sạch Mụn

1. Hạt kê ở trẻ sơ sinh là gì?

Hạt kê còn được gọi là mụn kê, đây là loại mụn khá phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê từ Bộ y tế số trẻ sơ sinh bị hạt kê chiếm tới 20%. Sau khi trẻ sinh ra thường sẽ nổi hạt kê nhưng có nhiều trường hợp vài tuần sau khi sinh hạt kê mới bắt đầu xuất hiện.

Hạt kê thường xuất hiện trên má, đôi khi ở trên trán, cằm, chân tay và cả lưng của trẻ sơ sinh. Những hạt kê này được bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ và sẽ càng đỏ tấy hơn khi cơ thể bé nóng lên hay khi da bị kích thích do tiếp xúc với nước bọt, sữa mẹ cũng như các chất tẩy rửa.

Mẹ cần phân biệt hiện tượng hạt kê với rôm sảy ở trẻ nhỏ để tránh nhầm lẫn khi bôi thuốc cho trẻ. Hạt kê lúc mới xuất hiện không gây đau và gây ngứa còn rôm sảy thì gây ngứa ngáy khiến cho trẻ khó chịu.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hạt kê

Nguyên nhân gây hạt kê ở trẻ sơ sinh không rõ ràng, nhiều chuyên gia cho rằng có thể là do hormone mà trẻ nhận được từ mẹ, hoặc cũng có thể trẻ bị phì đại tuyến bã.

Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì loại hạt này cũng không gây nguy hiểm cho trẻ, vì đa phần hạt sẽ biến mất sau vài ngày. Mẹ chỉ cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và cố gắng hạ độ ẩm của môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, có một số trường hợp trẻ bị hạt kê kéo dài đến vài tháng và nếu mẹ áp dụng cách chữa hạt kê cho trẻ không đúng thì có thể khiến vùng da này bị kích ứng và gây khó chịu cho trẻ, hoặc có thể gây viêm nhiễm cho da bé và để lại di chứng trên da trẻ suốt đời.

3. Cách tắm hạt kê cho trẻ sơ sinh hết mụn?

Khi trẻ sơ sinh bị hạt kê, mẹ tuyệt đối không nên bôi bất kì loại kem hay thuốc gì lên vùng nổi hạt, và cũng không nên chạm tay hay chà xát lên các hạt này vì hành động này sẽ khiến vi khuẩn bám trên hạt và khiến những hạt này bị trầy xước, dẫn đến tình trạng mụn sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Khi thấy trẻ nổi những hạt kê này, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh không để trẻ trong tình trạng nóng bức. Để điều trị hạt kê ở trẻ sơ sinh đúng cách, tốt nhất mẹ nên tắm rửa hàng ngày cho trẻ với nước sạch đun sôi để nguội và sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh.

Mẹ cần lưu ý sau khi tắm phải lau khô người cho trẻ. Ngoài ra, đối với cách tắm hạt kê cho trẻ sơ sinh hết mụn, mẹ có thể dùng lá riềng, lá khế nấu với nước để tắm cho bé.

Mẹ lấy một vài lá riềng, chà sạch phần lông bám trên mặt lá rồi cho vào nồi đun lấy nước cho bé tắm. Lá riềng rất lành và có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc chữa hạt kê ở trẻ sơ sinh.

Mẹ hãy lấy một ít lá khế, rửa sạch rồi đun nước tắm cho trẻ. Những mụn kê sẽ biến mất sau vài lần tắm bé.

Khi áp dụng cách tắm hạt kê cho trẻ sơ sinh bằng các loại lá. Mẹ nên chú ý cần rửa lá thật kỹ để tránh các loại vi khuẩn hay các chất hóa học từ thuốc trừ sâu tiếp xúc với da trẻ khiến tình trạng hạt kê càng trầm trọng hơn. Sau khi tắm nên lau khô cơ thể trẻ bằng khăn bông mềm. Nếu trong vòng 3 tháng thực hiện những cách trên mà trẻ vẫn không hết thì mẹ cần đưa bé đi khám chuyên khoa da liễu vì loại hạt này nếu không được điều trị kịp thời chúng sẽ lan rộng gây ngứa ngáy và khiến cho da bé trở nên sần sùi.

Ngọc Huyền – Tổng hợpMẹ – Bé – Tags: cách tắm cho trẻ sơ sinh bằng mướp đắng

Cách Chữa Kê Cho Trẻ Sơ Sinh Trong Một Nốt Nhạc

Mụn kê sữa ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do mẹ chăm sóc bé sai cách như ấp ủ bé nóng quá, chất tẩy rửa, vệ sinh sau khi ăn cho bé không sạch sẽ, thời tiết môi trường nóng ẩm và nguồn sữa mẹ…

Phát hiện sớm, điều trị kịp thời chính là cách chữa kê cho trẻ sơ sinh nhanh chóng và hiệu quả nhất. Song không phải bà mẹ nào cũng nằm lòng được nguyên tắc này. Và đây là bí quyết giúp mẹ “thổi bay” mụn kê ở trẻ sơ sinh chỉ trong vòng một nốt nhạc.

Cách chữa kê cho trẻ sơ sinh: Sai một li, đi một dặm!

Vị trí: Trong những năm tháng đầu đời hầu hết các bé đều xuất hiện mụn kê (còn gọi là nang kê, mụn sữa) ở vùng trán, mũi, hai má, cổ và lưng gây ngứa ngáy khó chịu.

Mới đầu, chỉ là vài chấm đỏ sau sẽ lan dần thành từng mảng, làm da bì, tấy đỏ. Vùng da này sẽ càng tấy và đỏ hơn khi trẻ bị nóng hoặc da trẻ tiếp xúc với sữa mẹ, nước bọt, các chất tẩy rửa.

Các chuyên gia cho biết, mụn kê không nguy hiểm, nó có thể tự mất sau một vài tuần hoặc một tháng. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm hoặc chọn sai cách chữa kê cho trẻ sơ sinh thì mụn kê có thể bị vỡ, lở loét, mưng mủ gây viêm da và thậm chí là bị để lại các di chứng trên da trẻ suốt đời.

Chị Hồng ân hận: “Đáng ra không được chà sát mạnh hoặc sử dụng bất kỳ loại kem bôi, sữa tắm có chất kích ứng, tạo bọt nào lên vùng da bị mụn kê thì tôi lại làm hết những điều này khiến làn da mỏng manh của con bị tổn thương, viêm nhiễm và làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn. Cũng may tôi đưa con đến viện kịp thời, nếu không, không biết chuyện gì sẽ xảy ra”.

Chị Hồng chỉ là một trong số rất nhiều bà mẹ không đủ bình tĩnh để lựa chọn ra cách chữa mụn kê cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tránh được trẻ sơ sinh bị kê sữa và có hay không cách chữa kê cho trẻ sơ sinh nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Những hình ảnh về kê sữa mụn sữa các mẹ đối chiếu theo dõi để trị nhanh cho bé

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị kê:

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị kê chưa được nghiên cứu và khẳng định rõ ràng nhưng có nhiều phân tích của các chuyên gia nhi khoa và sản khoa cho rằng:

– Cơ thể bé sơ sinh đang hoàn thiện dần các chức năng thích ứng với môi trường bên ngoài nên có sự trao đổi chất và tăng tiết các chất bã nhờn ra ngoài hoặc phì đại hệ bã nhờn trên da bé

– Hormone của các mẹ mới sinh dư thừa truyền qua bé theo đường sữa bé bú hàng ngày

– Môi trường thời tiết, việc vệ sinh tắm giặt hàng ngày cho bé không sạch sẽ dẫn tới bít tắc lỗ chân lông và các mao mạch vùng mặt bé

Phân biệt mụn kê với các triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh khác

– Kê sữa dễ nhầm lần với chàm sữa – Tuy nhiên đặc điểm ờ chàm sữa là mọc đối xứng và ửng đỏ 2 má, có kèm theo chảy dịch và khô da

– Kê sữa dễ nhầm với rôm sảy – Bé mới sinh thường nóng hơn bình thường, nếu ủ ấm quá có thể bé bị rôm sảy trên mặt, tuy nhiên rôm sảy nếu xuất hiện thì có thể mọc các mụn đó ở cả cổ, đầu, lưng và mặt

– Kê sữa dễ nhầm với bệnh ban đỏ – Tuy nhiên phát ban đỏ là những nốt ban hồng hoặc đỏ kèm theo ngứa ngáy nhưng không nổi mụn

Mẹo chữa mụn kê cho trẻ sơ sinh tại nhà

– Cho bé mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tuyệt đối đừng để trẻ trong tình trạng nóng bức, sẽ làm mụn lây lan nhiều hơn.

– Để chữa mụn kê ở trẻ sơ sinh, tốt nhất mẹ cần tắm rửa hàng ngày cho trẻ, có thể dùng nước sạch đun sôi để nguội và sữa tắm dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh bị kê để tắm cho bé. Sau khi tắm cần lau người trẻ thật khô.

Hạt kê – bí kíp chữa kê được nhiều người ưa chuộng

– Khi trẻ sơ sinh bị kê mẹ có thể dùng các loại thảo dược có tính mát để nấu nước tắm cho bé như mướp đắng, kinh giới, lá khế, lá giềng, hạt kê, hạt mùi. Sử dụng các loại cây cỏ là cách chữa kê cho trẻ sơ sinh được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao chỉ sau 1 vài lần tắm, song cần chú ý rửa thật kỹ để tránh các loại vi khuẩn hay thuốc trừ sâu tiếp xúc với da bé làm tình trạng mụn càng nặng hơn.

Các loại lá tắm trị kê sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hữu hiệu

– Mẹ muốn chữa mụn kê cho trẻ sơ sinh tại nhà đừng quên ăn thật nhiều thực phẩm mát, tránh ăn các loại thực phẩm tanh và gây dị ứng cho trẻ. Khi cho trẻ bú, mẹ đừng để sữa bắn lên mặt trẻ bởi sữa mẹ có thể làm kích ứng da trẻ.

Thời tiết oi bức chính là tác nhân khiến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị mụn kê, rôm sảy, mẩn ngứa, hăm tã, các mẹ thông thái hãy bảo vệ làn da bé ngay từ bây giờ bằng việc “kết bạn” với bột tắm được chiết xuất từ tinh chất Hoàng Liên, Berberin, Chlorophyll, tinh dầu Mùi… giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm sạch và bảo vệ làn da bé an toàn, hiệu quả. Cách sử dụng: Hòa tan ½ gói vào khoảng 0.5 lít nước ấm, lau vùng mụn của trẻ. Không cần tắm tráng lại. Sử dụng 2 lần/ ngày. Sản phẩm đặc trị các bệnh hăm tã, rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, chàm sữa, kê sữa… ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hướng dẫn cách pha bột tắm Nhân Hưng trị kê sữa, mụn sữa cho trẻ sơ sinh đơn giản, tiện lợi

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Cách Nấu 4 Món Cháo Cá Lóc Đầy Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

Nguyên liệu:

Cháo trắng : 2/3 chén Nước dùng: 30ml Cá lóc: 3 muỗng canh Khoai lang: 2 muỗng Nước mắm Dầu ăn cho bé

Thực hiện:

Đầu tiên bạn nấu cháo trắng cho bé.

Cá lóc hấp chín, gở bỏ xương, phần thịt tán nhuyễn để riêng.

Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn.

Cho cháo trắng vào nồi, cho thêm nước dùng vào nấu sôi, khuấy đều, cho cá và khoai vào trộn đều, nêm vào cháo 3 muỗng cà phê nước mắm, và 10ml dầu ăn cho bé, tắt lửa.

Vậy là bé đã có một chén cháo thơm ngon và giúp bé đổi khẩu vị rồi đó.

Nguyên liệu nấu cháo cá lóc đọt rau mồng tơi:

– 50g phi lê cá lóc

– 50g đọt mồng tơi

– 10g bơ lạt

– 1 củ hành tím băm nhuyễn, 1 thìa cà phê nước mắm ngon, 1/4 thìa cà phê đường

– 1 chén cháo trắng đặc, 1 chén nước nóng

– 4 thìa cà phê dầu ăn dinh dưỡng Kiddy

Cách làm:

– Cá ướp với nước mắm, đường, để thấm

– Làm tan bơ, phi hành tím rồi cho cá vào xào chín, chế 1 chén nước nóng vào, đun sôi lên, cho đọt mồng tơi vào nấu chín

– Xay nhuyễn cháo và cá, rau trút vào nồi, đun sôi bùng. Múc ra bát, cho dầu ăn dinh dưỡng Kiddy vào trộn đều trước khi dùng

Mách nhỏ:

– Đọt mồng tơi rất mau chín, nên khi nấu, thấy nước dùng sôi bùng, bạn thả mồng tơi vào là tắt bếp ngay. Như thế mới giữ được vitamin trong rau.

Cháo cá lóc đậu xanh nấm rơm cho bé ăn dặm

Nguyên liệu cho chén cháo đặc biệt này:

– 1 chén cháo trắng – 1/2 chén đậu xanh còn vỏ nấu nở bung – 10 tai nấm rơm – 2 miếng philê cá lóc – tỏi, hành phi, tiêu, hạt nêm, ngò.

– Cá phi lê lạng miếng mỏng, ướp hạt nêm tiêu, đầu hành trắng. Chờ thấm. Bắc chảo phi tỏi thơm cho cả vào xào chín.

– Múc cháo ra chén, cho cá đã xào chín lên mặt, cho hành phi, tiêu, và trang trí ngò. Bưng lên cho thằng nhóc măm..măm.. Vừa đút vừa thổi muốn không kịp với tốc độ của con.

Cách làm cháo cá lóc rau củ cực bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa của bé

Chuẩn bị nguyên vật liệu:

Cá lóc: 500gr Su hào: 1 củ Cà rốt: 1 củ Nấm rơm: 100gr Gừng, tỏi, hành lá, ngò rí Gia vị: nước mắm, bột nêm, muối, tiêu

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cá lóc làm sạch, lọc phi lê hai bên thân cá, cắt miếng vừa ăn, ướp chút muối, gừng cắt lát, để riêng.

Bước 3: Cà rốt, su hào cắt hạt lựu, tỏi lột vỏ cắt đôi, khi hạt gạo bắt đầu mềm cho vào nấu chung.

Bước 4: Khi hạt gạo rền, vớt phần xương cá ra ngoài, cho nấm rơm bổ đôi, thịt cá phi lê vào nấu chung khoảng 5p sau thì tắt bếp. Nêm nếm vừa ăn bằng nước mắm, bột nêm.

Bước 5: Múc ra tô, thêm hành lá, ngò rí cắt nhỏ, tiêu lên trên mặt.

Trẻ Sơ Sinh Bị Kê Tắm Lá Gì Cho Mau Khỏi?

Mụn sữa hay nang kê thì đó cũng đều là những tên gọi khác nhau của mụn kê ở trẻ sơ sinh. Mụn kê có thể xuất hiện ngay khi bé vừa chào đời hoặc khoảng 2 -3 tuần sau đó. Không phải tất cả các bé đều xuất hiện những nốt mụn này, theo thống kê chỉ có khoảng 20% trẻ sơ sinh có mụn kê trên cơ thể.

Về biểu hiện, mụn kê là những nốt màu đỏ nổi li ti trên mặt, trán, tay chân hay nhiều bộ phận khác trên người bé. Khi thời tiết oi bức hoặc chẳng may tiếp xúc phải những chất dễ gây kích ứng ( sữa mẹ, bọt xà phòng, nước bọt…) thì mụn có xu hướng ửng đỏ lên. Nhìn bề ngoài, nó khá giống với mụn trứng cá của người trưởng thành thế nên người ta thường gọi mụn kê là mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân gây mụn kê ở bé sơ sinh

Do hormone từ người mẹ, kích thích tố thừa từ mẹ chuyển sang cho bé qua đường bú sữa

Do trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn trên da

Mụn kê dễ bị nhầm lẫn với những bệnh nào?

Các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có biểu hiện khá giống nhau, nếu cha mẹ không phải là người có kinh nghiệm và quan sát tinh ý có thể dẫn đến chữa trị sai cách cho trẻ. Vì thế, trước tiên bạn cần học cách phân biệt mụn kê với những dạng bệnh ngoài da khác hay gặp ở trẻ sơ sinh như sau:

Mụn rôm sảy: thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vào thời tiết nóng bức. Mụn mọc li ti thành từng đám trên mặt, cổ, lưng và khắp các nơi khác trên người của bé. Mụn gây ngứa ngáy và khó chịu khiến bé quấy khóc, sốt, ăn ngủ không yên. Mụn có thể biến chứng thành dạng rôm sảy đỏ, và rôm sảy sâu làm tổn thương nghiêm trọng bề mặt da nếu không được điều trị.

Mụn chàm sữa (lác sữa): Đây là một dạng bệnh da liễu với đặc trưng là những mảng mụn nước màu hồng, đóng mài, tróc vảy xuất hiện vùng hai bên má, da đầu và thân mình trẻ sơ sinh. Bệnh này xuất hiện từ tháng thứ 3 và sẽ hết dần khi con bước vào tuổi mầm non. Bệnh thường do nguyên nhân từ di truyền hoặc các yếu tố tác động ở ngoài môi trường (lông động vật, dị ứng động vật, sữa tắm…)

Phát ban đỏ: Trên da của bé xuất hiện những nốt ban hồng hoặc đỏ gây ngứa ngáy, không nổi mụn. Ngoài ra, bệnh thường đi kèm với triệu chứng sốt, mệt mỏi, kém ăn.

Mụn kê ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không?

Thực ra, mụn kê hay rôm sảy hoặc ngay cả phát ban đỏ đều không quá đáng lo ngại. Vì bệnh thường tự hết trong khoảng thời gian ngắn một vài ngày hoặc vài tuần nếu được chăm sóc tốt.

Một số ít trường hợp, tình trạng kéo dài nếu như cha mẹ không quan tâm và chữa trị đúng phương pháp thì có thể khiến cho nốt mụn bị viêm nhiễm, và để lại di chứng trên da của trẻ về lâu dài.

Trẻ sơ sịnh bị kê phải làm sao?

Những điều mẹ nên làm:

Nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không khí trong phòng ngủ cũng cần mát mẻ

Tắm rửa hằng ngày và vệ sinh những chỗ da bị kê cho bé bằng nước sạch đun sôi và để nguội, không cần quá nóng vì sẽ gây phồng rộp da của bé.

Vệ sinh thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da

Không nhất thiết phải dùng sữa tắm. Thấm khô người cho bé sau khi tắm bằng khăn mềm

Cắt móng tay cho bé, tránh để con cào gãi hay nghịch mụn.

Những điều mẹ không nên làm:

Không bôi kem thuốc mỡ, mỹ phẩm, phấn rôm hay dùng nước bọt, chạm tay nhiều lên vùng da bị mụn của con.

Không nặn mụn kê,

Trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì cho mau khỏi?

Vì lo sợ tác động của hóa chất hay các loại thuốc kháng sinh nên, cha mẹ thường hết sức cẩn trọng khi điều trị cho con bất kể là một loại bệnh nào. Đối với những dạng bệnh ngoài da khá lành tính thế này, thông thường nhiều bậc phụ huynh áp dụng kinh nghiệm dân gian bằng cách tắm cho trẻ với các loại lá như: kim ngân, lá sài đất, lá riềng để mụn nhọt nhanh chóng biến mất.

Để các loại lá tắm phát huy tối đa công dụng và hiệu quả, mẹ cần lưu ý chọn mua nơi uy tín, sơ chế sạch để loại bỏ vi khuẩn và tránh thuốc trừ sâu trong lá. Không nên tận dụng nước đã đun từ ngày hôm trước, tắm cho bé phải dùng nước mới đung để nguội và nhiệt độ thích hợp.

– Lá riềng: Lấy 200g lá riềng, cạo sạch lông ở 2 mặt lá, đem rửa sạch và bỏ vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước, để nước còn nguội ấm thì bỏ bã, đổ ra chậu cho bé tắm.

– Lá chè xanh: Lấy 200g lá chè xanh, ngâm muối và rửa sạch, vò nát và đem đun sôi với 2 lít nước, để nguội và tắm cho bé 3 lần /tuần.

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị kê đi khám bác sĩ?