Cách Nấu Súp Cua Cho Bé 9 Tháng / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Súp Gà Cho Bé 9 Tháng, Tuổi Ngon Khó Cưỡng Tại Nhà

Rate this post

3 cách nấu súp gà cho bé trên 1 tuổi sau đây chắc chắn sẽ kích thích bé ăn ngon mỗi ngày, mẹ hết lo bé biếng ăn.

Súp gà vốn là món khai vị quen thuộc trong các bữa tiệc và cả trẻ nhỏ. Mẹ nấu súp gà cho bé không những bổ sung một nguồn đạm giàu dinh dưỡng để xây dựng và tăng cường cơ bắp giúp bé cứng cáp, rắn rỏi hơn mà còn kích thích vị giác của bé để bé ăn ngon hơn mỗi ngày, đảm bảo bé thích mê.

Đang xem: Cách nấu súp gà cho bé 9 tháng

1. Cách làm súp gà cho bé cùng ngô non

– Chuẩn bị nguyên liệu:

+ 1 cái đùi gà (hoặc 50g)

+ 1 bắp ngô nếp non

+ 1 quả trứng gà

+ 1 củ cà rốt

+ 1 ít hành hoa, rau mùi

+ 2 thìa bột năng

+ Vài tai nấm hương

+ Gia vị: bột nêm, mì chính, mắm

– Cách nấu súp gà cho bé cùng ngô non:

+ Rửa sạch thịt gà rồi luộc chín cùng nước, cho thêm 1 thìa bột canh. Gà chín thì xé từng sợi nhỏ (sợi càng nhỏ thì bé càng dễ ăn). Phần nước luộc gà để riêng ra.

+ Ngô non tách hạt rồi rửa sạch. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi xắt hạt lựu.

+ Nấm hương mang ngâm nước nóng khoảng vài phút để nở cho đều rồi cắt bỏ phần chân rồi rửa sạch thái nhỏ.

+ Đun lại phần nước gà cho sôi lên.

+ Phần thịt gà xào cùng với hành khô và dầu ăn, cho chút bột nêm rồi cho vào nồi nước đang đun sôi khuấy đều.

+ Sau khi cho gà xong thì cho ngô non, nấm hương, cà rốt vào trong nồi, nêm gia vị cho vừa miệng.

+ Trứng gà tách lấy lòng trắng trứng, cho vào nồi nước dùng gà đang sôi thì khuấy đều để lòng trắng không bị vón.

+ Hòa thêm 2 thìa bột năng với một chút nước rồi đổ vào nồi súp gà rồi khuấy đều trong khoảng 2 phút cho đến khi thấy nồi súp sánh là được.

+Cuối cùng, cho hành, mùi đã rửa sạch và thái nhỏ vào nồi rồi tắt bếp. Đổ ra bát cho bé ăn khi còn nóng.

Lưu ý: Tùy theo vị giác của bé mà mẹ có thể điều chỉnh lượng bột năng phù hợp để súp gà đặc hay loãng.

Món súp gà cho bé thơm ngon cùng ngô non, nấm hương có màu trong sáng, không bị quá đặc hoặc quá loãng. Đặc biệt, rất dậy mùi thơm từ nấm hương, đảm bảo bé nào cũng thích ăn.

2. Cách làm súp gà cho bé cùng khoai lang

– Chuẩn bị nguyên liệu:

+ 2 bát nước dùng gà

+ 1 củ khoai lang to

+ 1/3 củ hành tây

+ Dầu ăn (hoặc bơ), gia vị

– Cách làm:

+ Xắt hạt lựu hành tây và rửa sạch

+ Gọt vỏ khoai lang và thái lát miếng thật mỏng

+ Đun nóng dầu ăn hoặc đun chảy bơ rồi cho hành tây vào xào đến khi chín mềm rồi cho khoai vào xào cùng.

+ Nêm gia vị vừa đủ theo khẩu vị của bé.

+ Đổ nước dùng gà nồi khoai và hành vào, đun đến khi sôi thì vặn lửa đun nhỏ trong khoảng 30-40 phút cho đến khi khoai đã chín mềm.

+ Tán nhuyễn bằng tay hoặc cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố.

+ Đổ ra bát và cho bé ăn khi còn nóng.

Món súp gà kết hợp khoai lang này rất dễ ăn, phù hợp với các bé khoảng 1 tuổi, vừa mới ốm dậy, cơ thể mệt mỏi.

3. Cách nấu súp gà cho bé cùng rau củ thập cẩm

– Nguyên liệu:

+ 1 đùi gà (hoặc 50g thịt đùi gà)

+ 1 củ cà rốt

+ 10g đậu Hà Lan

+ 2 thìa bột năng

+ Hành hoa, rau mùi

+ Gia vị: Dầu ăn, bột nêm, muối

– Cách làm:

+ Thịt gà rửa sạch và luộc chín, xé nhỏ từng sợi. Để riêng phần nước luộc gà.

+ Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu. Đậu Hà Lan rửa sạch và luộc lên đến khi chín thì bỏ vỏ.

+ Đun lại phần nước gà cho sôi lên

+ Phần thịt gà xào cùng với hành khô và dầu ăn, cho chút bột nêm rồi cho vào nồi nước đang đun sôi khuấy đều.

+ Cho gà xong thì cho cà rốt và đậu Hà Lan vào khuấy đều cho đến khi chín rồi nêm gia vị cho vừa miệng.

+ Hòa thêm 2 thìa bột năng với một chút nước rồi đổ vào nồi súp gà rồi khuấy đều trong khoảng 2 phút cho đến khi thấy nồi súp sánh là được. Sau đó, cho hành, mùi đã rửa sạch và thái nhỏ vào nồi rồi tắt bếp.

+ Cuối cùng, đổ ra bát cho bé ăn khi còn nóng.

Cách nấu súp gà cho bé từ rau thập cẩm củ tương tự như cách nấu súp gà cùng ngô non. Vì thế, mẹ nên chú ý việc bé thích ăn món súp nào hơn để chế biến cho phù hợp.

Cháo Cua Đồng Nấu Với Gì Ngon, Không Tanh Cho Bé Ăn Dặm Từ 9 Tháng?

Cháo cua đồng nấu với các loại rau củ như rau ngót, rau ngót nhật, rau dền, bí đỏ, mồng tơi, mướp hương, hành lá, rau mùi… để át đi mùi tanh, giúp món cháo thơm ngon hơn.

Giá trị dinh dưỡng trong cua đồng

Theo thông tin từ Viện dinh dưỡng quốc gia, cua đồng là một thực phẩm quen thuộc với người Việt và có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP… Đặc biệt cua đồng rất giàu canxi, trong 100g cua có tới 5.040mg canxi.

Trong Đông y, cua đồng được gọi là vị thuốc điền giải. Cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.

Vào mùa hè, bát canh cua đồng là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của các gia đình Việt Nam, đặc biệt là các gia đình sinh sống nơi thôn quê.

Cháo cua đồng nấu với rau củ gì cho bé ăn dặm ngon miệng?

Do tính lạnh của cua đồng nên mẹ nên đợi con qua 9 tháng tuổi mới nên cho con ăn món cháo cua đồng cho để trẻ dễ hấp thu, phát triển, tăng cân và khỏe mạnh.

Cháo cua đồng có thể kết hợp với các loại rau củ như rau ngót, rau ngót nhật, rau dền, bí đỏ, mồng tơi, mướp hương, hành lá, rau mùi… để át đi mùi tanh, giúp món cháo thơm ngon hơn.

Một lưu ý khác khi nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm đó là nên làm cua tươi sống, nấu xong bữa nào ăn bữa đó, không nên làm sẵn để ăn vài bữa vì cua đồng rất dễ biến chất, hoặc bị vi khuẩn xâm nhập gây hại đường tiêu hóa của trẻ.

Cách nấu cháo cua đồng cho trẻ em

1. Sơ chế cua đồng

Mua cua đồng sống chú ý chọn mua loại không nhiễm sán. Cho cua vào rổ xóc mạnh trong nước để ra hết các chất bẩn, sau đó bóc bỏ yếm và mai.

Dùng tăm khều gạch trong mai cua. Phi hành khô bằm với dầu ăn, cho gạch cua vào xào thơm với nước mắm dùng cho trẻ em.

Phần thịt cua cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn. Trong khi giã cho thêm vài hạt muối. Thêm nước sạch vào thịt cua giã nhuyễn, đánh đều rồi lọc qua rây lấy nước cốt, bỏ bã.

Cho nước cua sau khi lọc vào nồi, bắc lên bếp đun lửa vừa đến khi thịt cua kết lại thành mảng, đợi nước sôi bùng thì vớt phần gạch ra để riêng.

2. Cách nấu cháo cua đồng rau ngót

Nấu sẵn một nồi cháo trắng đặc. Múc lượng cháo vừa đủ ăn một bữa cho bé vào nồi sữa. Bắc nồi lên bếp, thêm nước cua đã nấu ở phần trên vào sao cho cháo giảm bớt độ đặc. Thêm thịt cua, gạch cua đã xào vào cháo, khuấy nhẹ để các thành phần hòa quyện nhau.

Đun cháo tới khi thấy sôi nhẹ thì thêm rau ngót xay nhuyễn vào. Nấu thêm 2 phút nữa cho cháo chín kỹ thì tắt bếp. Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn cho trẻ em vào trộn đều. Hiện nay có nhiều loại dầu ăn cho trẻ em, mẹ có thể chọn loại dầu oliu hoặc dầu vừng để át mùi tanh hiệu quả.

Món cháo cua đồng nên cho trẻ ăn khi còn ấm.

Cách Nấu Cháo Cá Hồi Hạt Sen Cho Bé 9 Tháng

Cập nhật vào 03/08

Trẻ 9 tháng tuổi nên ăn gì thì tốt cho sức khỏe? đây là thắc của rất nhiều bà mẹ. Hôm nay, suckhoetretho xin giới thiệu với các mẹ món cháo cá hồi hạt sen rất phù hợp cho các bé 9 tháng tuổi. Để các mẹ có thể tự tay làm món cháo này, chúng tôi xin chia sẻ cách nấu cháo cá hồi hạt sen cho bé 9 tháng sau đây.

Tác dụng của cháo cá hồi hạt sen cho bé 9 tháng

Ăn không ngon miệng và không thèm ăn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Các mẹ có thể giải quyết vấn đề này bằng cách kết hợp hạt sen vào chế độ ăn uống của trẻ. Hàm lượng cao chất làm se tự nhiên được tìm thấy trong hạt sen có tiềm năng mang lại sự thèm ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh vào việc điều trị các vấn đề về sự thèm ăn ở trẻ em thông qua các nguồn tự nhiên.

Tác hại của cháo cá hồi hạt sen cho bé 9 tháng

Những thông tin ở trên cho thấy cháo cá hồi hạt sen là một món ăn vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên ở một số trường hợp nó lại gây ra những tác hại không mong muốn.

Ngoài ra, hạt sen có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cho nên các mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều món cháo cá hồi hạt sen này, bởi có thể gây ra hạ đường huyết dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên liệu cần có để nấu cháo cá hồi hạt sen cho bé 9 tháng

Cá hồi 220 g

10 g đậu xanh

10 g hạt sen khô (hoặc tươi)

70 g gạo ngon, 10 g gạo nếp

1,5 l nước hầm xương gà

2 củ hành tím và 1 khúc tỏi tây

15 g muối, 13 g bột nêm

12 g đường phèn

Nước mắm, dầu mè

Lá chanh, ngò rí, gừng, hành lá

Cách nấu cháo cá hồi hạt sen cho bé 9 tháng

Đầu tiên, các bạn lấy một cái chậu nước, rồi cho hạt sen khô vào ngâm để cho mềm.

Tiếp theo, các mẹ đem gạo đi vo thật sạch, rồi để ráo nước. Sau đó, các bạn bắc chảo lên bếp, rồi cho gạo nếp vào rang sơ qua.

Tiếp đến, các mẹ cũng đem tỏi tây đi rửa thật sạch, rồi đem đi nướng sơ.

Tiếp tục với cách nấu cháo cá hồi cho bé 9 tháng, các mẹ đặt nồi lên bếp, rồi đổ 1,5 l nước hầm xương gà vào, tiếp tục cho hạt sen, đậu xanh, gạo và gạo nếp vào. Bật nhỏ lửa, đun cho đến khi nào cháo nhừ thì thôi. Ngoài ra, các mẹ để ý nếu có nổi bọt thì hãy hớt bọt ra để nồi cháo trong.

Xong rồi, các mẹ dùng dao thái nhỏ tỏi tây và hành tím, rồi cho vào nồi cháo cho thơm.

Sau đó, các mẹ đem cá hồi đi rửa thật sạch, rồi lấy một cái nồi khác, cho cá hồi vào, sau đó cho thêm 1 muỗng cà phê nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê dầu mè, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 lát gừng để trên mặt, 1 củ hành tím thái nhỏ, 3 lá chanh, 2 gốc ngò rí vào nồi hấp chín. Chờ đến khi nào cá chín thì vớt ra bát, gỡ lấy thịt.

Cuối cùng, khi cháo gần nhừ nêm theo khẩu vị, kiểm tra độ lỏng, đặc cho vừa ý bé. Trong quá trình nấu cháo, thường xuyên dùng vá quấy theo chiều kim đồng hồ, cháo rất mau nhừ. Khi cháo chín, cho thịt cá đã gỡ để lên trên cùng với ngò rí, hành lá xắt nhỏ và gừng xắt sợi nhỏ. Lưu ý trình bày sao cho thật đẹp để kích thích các bé ăn nhiều hơn.

Được tổng hợp bởi sức khỏe trẻ em

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Với Các Món Cháo Và Súp Bổ Dưỡng

Đặc biệt ở vào từng giai đoạn khác nhau, bé yêu của mẹ sẽ trải qua những mốc ăn dặm khác, thế nên các mẹ cần linh động tham khảo ý kiến bác sỹ để cung cấp vào cơ thể bé nguồn dưỡng chất dồi dào tốt cho sự phát triển trí não.

Với độ tuổi 9 tháng, bé con đã chuẩn bị bước sang giai đoạn ăn dặm mới nhưng dù là vào thời điểm nào chăng nữa thì các mẹ cần cố gắng cung cấp cháo dinh dưỡng, súp cũng như các loại hải sản vào cơ thể của con trẻ để bé hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng vào cơ thể của mình.

Bé 9 tháng tuổi chỉ uống sữa thì có đủ dưỡng chất cho bé?

Giai đoạn này, bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau chân vịt (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn.

Bé có thể ăn hầu hết các món cá, trừ món cá sống, gỏi cá. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt.

Thưa chuyên gia dinh dưỡng, bé nhà em 9 tháng tuổi em đang cho bé ăn dặm nhưng bé không chịu ăn chỉ uống sữa. Vậy có đủ chất dinh dưỡng không?

Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng

Ở lứa tuổi của bé (9 tháng) bé đã có thể ăn bột đặc với đủ 4 nhóm thức ăn và ăn 2 bữa/ngày. Nếu bé không chịu ăn bạn nên kiểm tra lại xem bé có bị bệnh gì hay không nếu có bệnh phải điều trị hết bệnh bé sẽ ăn lại, bạn đừng ép bé ăn làm cho bé sợ, cứ ăn ít từ từ tăng dần lên, thời điểm bé không ăn được bạn nên cho ăn những thức ăn khác như mì, nui, v.v… nhất định vài ngày sau bé sẽ ăn lại. Ngoài ra sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết đối với trẻ, nếu bé thích uống sữa bạn vẫn có thể cho bé uống theo nhu cầu, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé, vừa bổ sung thêm canxi giúp bé phát triển được chiều cao rất tốt.

Hỏi đáp về thực đơn dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi

Thưa chuyên gia dinh dưỡng con trai em được 9 tháng tuổi cháu được có 7 kg bác sỹ có thể cho em biết lịch ăn phù hợp cho bé được không ạ. em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng

Bé trai 9 tháng tuổi có cân nặng trung bình là 8,9kg (dao động từ 8,0-9,9kg), như vậy con bạn đã bị suy dinh dưỡng mức độ trung bình. Bạn cần cho bé đi khám dinh dưỡng để bác sĩ kiểm tra sức khỏe, đánh giá cách nuôi dưỡng bé và hướng dẫn phục hồi dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài ở tuổi còn nhỏ rất nguy hiểm vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ về sau.

Thông thường ở tuổi này bé cần ăn 3 bữa bột hoặc cháo mịn mỗi ngày, trong đó mỗi chén có khỏang 20g thức ăn giàu đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng…), 20g rau, 10ml dầu ăn. Bé cần được bú mẹ sau khi ăn khỏang 2h, tối có thể bú thêm. Nếu không có sữa mẹ thì mỗi ngày cần uống khỏang 600ml sữa và các chế phẩm sữa. Phần ăn vặt thêm như trái cây, yauort thì mỗi lần một chút sau mỗi cữ ăn và cữ bú.

Chúc bé hay ăn, chóng lớn, mạnh khỏe.

4 món cháo tốt nhất cho bé từ 9 tháng tới 12 tháng tuổi

1. Cháo sườn – Hột gà (1 chén cho 200 calo)

Nguyên liệu

Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

Sườn non heo: 3 – 4 miếng

Hột gà: 1 lòng đỏ

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước: 250ml (1 chén đầy)

Nước mắm: Một ít

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Cho gạo tẻ và sườn heo vào nước nấu sôi thành cháo. Lấy 1 lòng đỏ hột gà đánh tan, chế từ từ vào cháo. Múc cháo ra chén, để nguội, thêm dầu ăn vào khuấy đều.

2. Cháo óc heo – đậu Hà Lan (1 chén cho 229 calo) cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm

Nguyên liệu

Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

Óc heo: 30g (1/4 óc heo – 2 muỗng canh)

Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy)

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước mắm: Một ít

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Nấu sôi gạo với nước và đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ. Óc heo b ỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín. Để sôi lại từ 2 – 3 phút. Nêm ít nước mắm nhưng nên nêm nhạt hơn khẩu vị của bạn. Thêm hành ngò nếu thích. Cho cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.

3. Cháo gan gà – Khoai lang bí cho bé

Nguyên liệu

Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

Gan gà (hoặc gan heo): 30g (2 muỗng canh)

Khoai lang bí: 20g (1 miếng cỡ chiếc hộp quẹt)

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước mắm: Một ít

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút, nấu sôi với 1 chén nước đầy. Gan gà lạng hết màng xơ, băm nhuyễn. Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo. Cho gan và khoai lang vào cháo chín, nấu sôi trong vòng 2 – 3 phút. Nêm ít mắm nhạt hơn khẩu vị của bạn. Cho hành ngò cắt nhuyễn nếu bé thích. Đổ cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.

4. Cháo cật heo – cải trắng cho bé 9 tháng tuổi

Nguyên liệu

Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

Cật heo: 30g (1/3 cái cật heo)

Cải trắng (cải bắc thảo): 30g (3 muỗng canh)

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước: 250ml (1 chén đầy)

Nước mắm: Một ít

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Nấu sôi gạo với nước thành cháo. Cật heo băm nhuyễn, cảo bắc thảo xắt nhuyễn. Cho cật heo và cải bắc thảo vào cháo đun sôi khoảng 2 – 3 phút cho chín. Cho thêm hành ngò xắt nhuyễn nếu bé thích. Múc cháo ra tô, thêm dầu ăn khuấy đều.

6 món súp cho bé 9 tháng tuổi

Súp là món ăn thường có trong thực đơn cho bé 9 tháng, súp giúp bé ăn ngon miệng hơn và rất hợp cho những bé từ 9 tháng tuổi trở lên

1. Súp bông cải xanh cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: Bông cải xanh, nước.

Cách chế biến: Bông cải rửa sạch, cắt vừa miếng, hấp hoặc luộc với một ít nước. Đun từ 3-5 phút cho mềm và vẫn giữ màu xanh sáng. Xay bông cải xanh đã nấu chín, thêm một chút nước, xay nhuyễn là được.

2. Súp khoai lang cho bé

Nguyên liệu: 2 củ khoai lang to, 1 củ hành tây, 4 chén nước dùng gà, gia vị, dầu ăn hoặc bơ.

Cách chế biến: Hành tây lột vỏ thái nhỏ. Khoai lang chọn loại ngọt và bở, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Đun nóng dầu ăn, xào hành tây chín mềm thì cho khoai vào xào cùng. Nêm chút gia vị cho ngấm. Cho nước dùng gà vào nồi khoai, đun sôi và nhỏ lửa chừng 25 phút. Khoai chín mềm, bạn nhấc xuống khỏi bếp, để nguội dùng máy xay, xay nhuyễn là được.

3. Súp cá hồi khoai tây

Nguyên liệu: Cá hồi phi lê có da, khoai tây, củ hành tây, hành ta, thì là, bột nêm, kem (cream), dầu ô liu, gia vị.

Cách chế biến: Khoai tây xắt hạt lựu, hành tây, hành ta thái mỏng thoanh tròn, cá hồi thái khúc vừa ăn. Khoai tây cho nước vào luộc (lưu ý khi luộc khoai cần phải cho chút muối vào nồi), cho hành tây, hành ta vào nồi, giữ lại một ít, đợi sôi nêm gia vị, rồi để nhỏ lửa. Để chảo nóng, cho dầu ô liu, cho cá vào chảo rán với lửa lớn, không nên để quá chín, cá sẽ mất ngon, cho cá vào nồi khoai tây. Dùng chảo vừa nấu phi vàng 2 loại hành để dành rồi bỏ vào nồi súp. Cắt rau thì là thành khúc, cho vào nồi, nêm nếm và đợi sôi lại rồi tắt lửa.

4. Súp gà nấm cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: Thịt gà nạc xay nhuyễn: 15g (Độ một thìa canh), nấm hương xay nhuyễn: 1-2 cái, mộc nhĩ xay nhuyễn: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê, nước: 200ml.

Cách chế biến: Cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút rồi cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi. Khi thấy súp sôi trở lại, bắc nồi xuống, nêm chút gia vị.

5. Súp gà ngô ngọt

Súp gà ngô ngọt món ăn được nhiều bà mè lựa chọn trong thực đơn cho bé 9 tháng tuổi

Nguyên liệu: Lườn gà cả da: 50g, ngô ngọt: 30 g, nước: 200ml, nấm hương: 1 cái, mộc nhĩ: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê.

Cách chế biến: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ hoặc băm sơ. Ngô xay nhỏ, thịt gà thái nhỏ rồi băm sơ, cho vào nước dùng xay nhuyễn, đun sôi trên bếp thì cho ngô ngọt vào. Sau đó cho tiếp nấm hương và mộc nhĩ, đun sôi lại rồi cho chút nước mắm vào. Quấy đều bột sắn với chút nước, cho vào nồi. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng cút đã đánh nhuyễn với chút nước, khi nồi súp sôi trở lại là được.

6. Súp thịt bò khoai tây

Các món súp cho bé 9 tháng tuổi

Nguyên liệu: Thịt bò nạc: 30g, cà rốt: 30g, khoai tây: 30g, dầu ăn, hành, mùi.

Cách chế biến: Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, cắt miếng, nấu mềm rồi xay nhuyễn. Thịt bò lọc bỏ gân, mỡ, xay nhuyễn rồi đánh đều với 30ml nước. Bắc lên bếp nấu chín thịt rồi cho cà rốt, khoai tây đã xay mịn vào cùng. Cho thêm hành mùi nếu trẻ thích. Cho súp ra bát, thêm 2 thìa dầu ăn, trộn đều rồi để bớt nóng và cho bé ăn.

Mùa đông, các loại rau, quả màu vàng cam như: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, cà chua.. là những thực phẩm tốt nhất cho bé bạn nên cho bé ăn. Bởi chúng giàu vitamin A, C và caroten giúp duy trì sức khỏe và tạo ra những màng ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy thực đơn cho bé 9 tháng tuổi cần bổ sung các loại thực phẩm trên.

Chia sẻ kinh nghiệm của các mẹ về thực đơn ăn dặm cho con 9 tháng tuổi

(Mẹ Bích Chi 1982)

Thứ 21 lát cá hồi+1/2 quả cà chua+3 lát khoai tây+1 cuc phomat+1 muỗng dầu an(oli)

Thứ 31 góc tàu hủ trắng+3 lát cà rốt+1 lòng đỏ trứng gà+1 cục phomat+20 hat đau hà lan+1 muỗng đầu ăn

Thứ 41 lạng thit xay+20 cong giá+1 khoanh bầu hay bí+1 muỗng dầu ăn+1 cuc pho mai

Thứ 51 lạng tôm lột vỏ+1 cọng cải+3 lát khoai tây+5 trái đậu ve+1 muỗn dầu ăn

Thứ 61 lạng thịt gà+1 cọng cải+3 lát cà rốt+1 góc đậu hủ trắng+ 1 muỗng dầu ăn

Thứ 71 lạng thịt bò+1/2 quả cà chua+3 lát khoai ;ang(bí đỏ)+20hạt đậu Hà Lan+1 muỗng dầu ăn

Chủ Nhật1 lòng đỏ trứng gà+nữa lạng thit xay+1 cong cai+1 muỗng dầu ăn

(Mẹ Thùy Hương)

Bọn trẻ bây giờ khôn mồm lắm các mẹ ạ. Bé nhà mình cũng thế đấy. Nên lâu lâu thấy nó chán ăn lại phải tìm cách chế biến kiểu khác. Mình thường chế biến vài món sau:

1. Bánh mỳ trứng sữa

Bánh mỳ gối: 2 lát.Trứng: 1/2 lòng đỏSữa: 120ml

Bánh mỳ xé nhỏ thành miếng cho vào bát. Pha sữa công thức hoặc sữa tươi đổ vào. Đánh đều lòng đỏ trứng gà (đổ thêm tí sữa vào đánh cho tơi. Rồi sau đó đổ vào cùng bánh mỳ và sữa. Đem hấp cách thủy khoảng 15 phút là chín.Yêu cầu thành phẩm: thơm, xốp, hơi ngậy ngậy beo béo.

2. Bình thường mình hay nấu cháo rồi cho thịt/ cá + rau chung tất tật vào cháo thành một bát cháo

Ăn một thời gian con chán mình lại làm riêng từng món (thực ra cứ vài hôm trộn chung vài hôm làm riêng từng món ra là hay nhất, nhưng bây giờ mẹ lười rồi nên chừng nào thấy con chán mới nghĩ cách). Các mẹ cứ nấu cháo riêng, nấu thức ăn riêng. Rồi khi ăn thì một miếng cháo một miếng thức ăn. Hoặc chao thức ăn lên trên cháo ăn cùng. Đảm bảo bé sẽ thấy lạ miệng thích ăn hơn đấy.

3. Cháo đậu phụ

+ Đậu phụ mơ (ở trong cái hộp ý) 30g (con mình chỉ ăn được tầm đấy)+ Cháo+ Rau xanh

Đun nước dùng (nước xương chẳng hạn) cho đậu phụ vào, đun sôi , nêm nếm (cho tí tẹo mắm cho đậm đà – con mình từ hồi ăn cháo bà nấu cho muối – không bảo được bà, sau này chị nấu cho con đều phải cho tí mắm muối vì nó biết rồi, không cho gì nó chê). Xong cho tí hành hoặc mùi tàu cho thơm. Bắc ra ăn với cháo. Như mình ăn cơm trắng với đậu ý.

Mẹ bé Tina tư vấn cách chọn món ăn cho bé 9 tháng tuổi

Các mẹ thử nghiệm xem có đúng không nhé: Trẻ em hay nghịch ngợm, toát mồ hôi nhiều hoặc hay ra mồ hôi trộm thường lười ăn hơn… Vì vi lượng kẽm chất thoát nhiều chủ yếu qua đường mồ hôi cho nên cần bổ sung (mùa hè càng cần). Đặc biệt là ăn chất bột quá nhiều cũng làm giảm khả năng hấp thu kẽm. Mà ăn nhiều chất bột quá cũng dễ béo lắm đấy. Béo mà vẫn thiếu chất thì nên đi kiểm tra ngay. Vì vậy ở độ tuổi này nên cho ăn nhiều loại, mỗi loại một ít. Như ở đây (mẹ Tina đang ở nước ngoài) bác sỹ chỉ khuyên ăn dặm tính bằng thìa, không như ở nhà tính bằng bát. Mỗi loại chỉ cần 1,2 thìa là đủ bao gồm cả hoa quả chất sẽ đầy đủ hơn. Kẽm nhiều nhất có trong thịt lợn, nạch, tảo biển, gan động vật, lòng đỏ trứng, cá, bột khoai tây, đặc biệt tôm cà vỏ, kế đến là cà rốt, chuối, ngô, lạc, táo, tây, nấm,…

Ngoài ra trẻ con ở tuổi này ngoài mình phải chuẩn bị phong phú về chất lượng, quan trọng hơn hết vẫn là tập được cho con biết cách tự ăn, vì mình bắt ăn sẽ tạo phản xa phản đối, thành thói quen như vậy thì khó có thể phán đoán đoán do thiếu chất kẽm

Mình đã từng bỏ đói để bé hiểu là muốn ăn phải đòi xin mới được, tuổi này đói 1, 2 bữa không thiếu chất được đâu. Thói quen ăn uống mới quan trọng. Lúc ăn mình cũng phải nghiêm túc để bé hiểu đấy là công việc phải làm, xong mới được chơi.

Lượng ăn thì từng bé khác nhau, cảm giác no rồi thì thôi. thường 4 tiếng bé đã đói, nếu ít hơn thì bữa ăn tăng thêm. Cũng không nên ăn thành bữa lắt nhắt, giữa các bữa ăn 1 ít hoa qùa hay là sữa chua gì đấy là được.

Mẹ bé Thỏ Láu

Đây là thực đơn cho con của mình, con mình hơn 9 tháng.

Thực đơn 1: Cháo trắng, canh cua rau cải, tôm sốt cà chua.

Phương châm của mình là làm các món đơn giản và nhanh để dành thời gian cho con đi chơi. Vì vậy, các món của con mình dùng luôn các món của người lớn, nhưng chế biến đi một chút để phù hợp với bé .

Nấu Cháo trắng: Mình lấy 2 nắm tay gạo, vo sạch, đổ nước vào cho thêm một chút dầu ăn, quấy đều, cho lên bếp đun (không cần phải canh vì cho dầu cháo sẽ không bị chào ra). Mình nấu trong vòng 20 phút là cháo chín mềm. Các mẹ có thể nấu bằng nồi áp suất hoặc nồi cơm điện. Cháo nấu cho thêm dầu ăn béo ngậy.

Tôm lột vỏ, băm nhỏ, cà chua lột vỏ băm nhỏ. Trộn cà chua và tôm sốt chín.

Chuẩn bị sẵn khay thức ăn và hoa quả theo mùa. Cho con ngồi vào ghế ăn là bắt đầu.

Thêm món tráng miệng cho con: Kem Caramen/ Sữa chua

Nguyên liệu

Sữa tươi (sữa đặc không ngon chỉ ngọt thôi) có đường 1 lít, 10 lòng đỏ trứng gà (không lấy lòng trắng), khuôn (mình làm bằng lọ thuỷ tinh của HIPP).

Thường với nguyên liệu trên làm được khoảng 10 lọ (vì lọ to hơn hộp bán ngoài h��ng).

Sữa tươi (Pha thêm đường nếu thích ăn ngọt) đổ ra bát to.

Nước hàng rót vào các lọ .

Đổ hỗn hợp sữa trứng vào lọ (nhẹ tay thôi không thì nước hàng và sữa sẽ hoà lẫn vào nhau). Xếp các lọ vào hấp cách thuỷ cho đông lại, rồi cho tủ lạnh.

Muốn rót sữa không bị trộn lẫn nước hàng thì chưng nước hàng quánh vào một chút

Thành phẩm: ăn béo ngậy, ngọt vừa, mịn không bị rỗ .

Muốn hấp không bị rỗ thì đừng cho lửa to quá. Hấp chừng 15 phút thì lấy lắp đậy lọ lại, hấp tiếp 15 phút là đươc. Đậy nắp để tránh nước đọng ở vung nồi nhỏ xuống bánh.

Lưu ý: Làm bằng lọ thì không đổ ra đĩa được đâu ạ . Nhưng được cái hấp nhanh chín mà đảm bảo không phải nhựa y tế .