Cách Nấu Súp Cua Và Súp Gà Măng Tây Cho Trẻ Ăn Dặm

Ngoài việc chế biến các món xào, luộc thì măng tây nấu súp cũng rất ngon. Bài viết hướng dẫn chi tiết cách nấu súp cua măng tây và súp gà măng tây để chị em nội trợ có thể tham khảo, bổ sung vào thực đơn ăn uống của gia đình mình.

Nguyên liệu chính của 2 món súp trên là măng tây xanh, trước khi giới thiệu công thức chế biến từng món chúng tôi sẽ mách bạn mẹo chọn được măng tây sạch và ngon. Bạn nên đến các cửa hàng thực phẩm hoặc siêu thị để mua măng tây đảm bảo chất lượng, có giấy kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm.

1. Cách nấu súp cua măng tây

Chuẩn bị nguyên liệu:

Cua biển: 1 con cỡ 400 – 500g. Nên mua ở các cửa hàng hải sản để đảm bảo cua còn tươi sống.

Măng tây: 7- 8 ngọn

Trứng gà: 1 quả

Mộc nhĩ: 10g

Rau mùi: 1 nắm nhỏ

Bột ngô: 30g

Gia vị: hạt tiêu, hạt nêm, muối

Bước 1: Sơ chế cua thật sạch, đem luộc chín. Ngâm cua vào nước lạnh để nguội nhanh rồi gỡ lấy thịt ra. Giữ lại nước luộc cua để nấu súp.

Bước 2: Măng tây loại bỏ phần già, rửa sạch, cắt khúc ngắn 2- 3 cm vừa ăn. Rau mùi bỏ rễ và lá úa, thái nhỏ. Nấm mộc nhĩ ngâm với nước ấm khoảng 20 phút cho nở to, bỏ gốc rễ, rửa sạch rồi sau đó thái sợi vừa ăn.

Bước 3: Đập trứng vào bát, lấy đũa khuấy đều, đánh tan lòng đỏ và lòng trắng. Chuẩn bị 1 bát, cho nửa bát nước lọc và bột ngô, hòa tan với nhau.

Bước 4: Lấy nồi nước luộc cua ban nãy đun sôi rồi thả măng tây và mộc nhĩ vào. Cho các gia vị như hạt nêm, muối vừa khẩu vị với các thành viên trong gia đình.

Tiếp đến cho hỗn hợp nước bột ngô vào, khuấy đều để nồi súp sánh lại. Khi nồi súp sôi lại thì cho thịt cua đã gỡ vào khuấy đều. Cho thêm trứng đánh tan vào nồi, khuấy thật nhanh để không gây mùi tanh. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bước 5: Lấy thìa múc súp cua măng tây ra bát, rắc rau mùi và hạt tiêu lên trang trí và tạo hương vị. Món này nên ăn nóng, tránh để nguội sẽ hơi tanh và ăn không ngon.

2. Cách nấu súp gà măng tây

Chuẩn bị nguyên liệu:

Măng tây: 8 – 10 ngọn

Thịt gà nạc: 200g

Trứng gà: 1 quả

Bột ngô: 30g

Tỏi xay: 1 thìa

Gia vị: muối, dầu ăn, nước dùng, hạt tiêu trắng

Bước 1: Măng tây loại bỏ phần gốc già, rửa sạch, tước hết phần xơ bên ngoài theo chiều từ gốc đến ngọn. Tiếp đến thái khúc măng tây thành các đoạn dài 2 – 4cm.

Bước 2: Đun sôi nồi nước dùng (trường hợp không có nước dùng sẵn thì bạn có thể mua xương lợn về hầm để làm nước dùng). Cho thịt gà nạc vào luộc chín, sau đó vớt ra để nguội và xé thịt gà thành các sợi nhỏ.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào đun nóng, phi thơm ½ thìa tỏi băm. Cho hỗn hợp này vào nồi nước dùng vừa luộc gà, bỏ thêm vào 1 – 2 thìa bột nêm để nồi nước dùng đậm đà hơn.

Bước 4: Cho măng tây vào nồi nấu trong khoảng 1 – 2 phút. Lấy bột ngô, hòa tan với nửa bát nước lọc rồi cho vào nồi để tạo độ sánh cho súp. Lấy trứng đấp vào bát, khuấy tan rồi mau chóng đổ vào nồi súp, khuấy thật nhanh để loại bỏ mùi tanh.

Bước 5: Múc súp gà măng tây ra bát. Rắc 1 ít thịt gà xé lên trên, thêm chút tiêu để dậy mùi và tăng hương vị cho món súp thơm ngon này. Món súp này cũng cần ăn nóng mới đảm bảo hương vị ngon nhất.

Có thể thấy cách làm các món súp vô cùng đơn giản. Đối với những gia đình có con đang trong độ tuổi ăn dặm thì chế biến súp măng tây giúp bổ sung nhiều dưỡng chất giúp con phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Chế Biến Súp Tổ Yến Cho Trẻ Em Ngon Lành Bổ Dưỡng

Chế biến súp tổ yến cho trẻ em ngon lành bổ dưỡng là phương pháp chế biến món ăn cho trẻ từ nguyên liệu tổ yến sào kết hợp với chim bồ câu non. Hai nguyên liệu chính của món ăn này kết hợp với nhau không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà còn là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Hiện nay, súp tổ yến hầm bồ câu non được áp dụng nhiều trong chế độ dinh dưỡng của người mới ốm dậy cần hồi phục cơ thể, người mệt mỏi, suy nhược và trẻ em để phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Chế biến súp tổ yến hầm bồ câu non ngon lành bổ dưỡng Nguyên liệu

Tổ yến nguyên tổ tươi 60gr hoặc yến sào khô 10gr

Bồ câu non 01 con

Hạt sen 60gr

Thịt nạc heo 100gr

Vỏ quýt khô ¼ miếng

Nước sôi 8 ly

Bột nêm

Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế tổ yến sào bằng cách ngâm nước và loại bỏ lông, tạp chất, sau đó ngâm yến cho nở mềm vớt ra để ráo.

Bước 2: Vỏ quýt khô ngâm nước sau đó vớt ra, gỡ lớp màng xốp phía trong vỏ, rửa hạt sen cho sạch và ngâm nước khoảng 30 phút.

Bước 3: Bồ câu làm sạch, mổ bụng bỏ ruột sau đó luộc sơ bồ câu và thịt nạc, để ráo nước.

Bước 4: Cho bồ câu, thịt nạc và hạt sen vào nồi hấp. Đổ nước sôi vào và đậy nắp lại hầm trong khoảng 2 tiếng rưỡi sau đó cho tổ yến vào hầm thêm khoảng 10 phút nữa. Nêm muối cho vừa ăn và thưởng thức khi còn nóng.

Cách chọn tổ yến để chế biến súp tổ yến hầm bồ câu non cho trẻ

Hiện nay, yến sào là loại thực phẩm đã trở nên phổ biến và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Càng ngày càng có nhiều đơn vị, nhà phân phối cung cấp các sản phẩm tổ yến với các thương hiệu quen thuộc như yến Khánh Hòa, yến sào Sài Gòn Alpha,… Trong đó yến sào Khánh Hòa là thương hiệu được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng và lựa chọn và bạn cũng nên chọn mua thương hiệu này để chế biến món súp tổ yến hầm bồ câu non.

Với thị trường rộng lớn, yến sào Khánh Hòa đang có vị thế tại thị trường nội địa, bạn có thể đến Onplaza Việt Pháp để chọn mua hoặc có thể mua sản phẩm trên toàn Quốc qua hệ thống website bán hàng. Một số sản phẩm phù hợp với mục đích chế biến món ăn của người tiêu dùng như tổ yến thô trắng cao cấp thượng hạng, yến trắng tinh chế thượng hạng 100g, tổ yến trắng sơ chế Khánh Hòa 50g TP1 ,… Với nhiều sản phẩm yến đạt chất lượng, giá thành phù hợp, nhiều lựa chọn và hậu mãi tốt, nhiều người tiêu dùng đang lựa chọn Onplaza là điểm đến thường xuyên.

Cách Nấu Yến Mạch Cho Trẻ Em

Yến mạch là thực phẩm tuyệt vời cho con bạn vì chúng chứa nhiều chất xơ, canxi, protein và thậm chí là một số vitamin B. Yến mạch cán dẹt hơi lành mạnh và bổ dưỡng hơn yến mạch cán vỡ, vì chúng giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất vì chúng không được chế biến cao. Bạn có thể đưa yến mạch tự làm vào chế độ ăn của trẻ khi trẻ được bốn tháng tuổi trở lên.

Thực phẩm xay có thể là loại ngũ cốc khởi đầu tốt hơn gạo vì chúng ít gây táo bón hơn và nhiều em bé thích hương vị của yến mạch hơn ngũ cốc gạo. Bạn cũng có thể thêm hương liệu tự nhiên và thức ăn đặc như trái cây và rau vào yến mạch, nhưng hãy nhớ rằng các khuyến nghị hiện tại để bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc là từ bốn tháng tuổi trở lên.

Bước 1: Xay yến mạch trong máy chế biến thực phẩm

Theo Tiến sĩ Alan Greene, giáo sư lâm sàng về Nhi khoa tại Trường Y Stanford, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ có thói quen ăn uống tốt khi ăn thực phẩm tự nhiên, vì chúng thường ít ngọt và mặn hơn thực phẩm chế biến sẵn.

Sử dụng máy xay sinh tố hoặc máy xay thức ăn trẻ em nếu bạn không có máy xay thực phẩm. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn thực sự nghiền và cắt thức ăn thành những miếng nhỏ để tránh bất kỳ nguy cơ nghẹt thở nào cho bé.

Các bước tiến hành xay

Đổ yến mạch vào máy xay thực phẩm. Sử dụng khoảng ¼ chén yến mạch cán dẹt hay cán vỡ tùy ý, vì hầu hết trẻ sơ sinh thường tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn cùng một lúc và bạn muốn tránh lãng phí yến mạch.

Sử dụng nồi hoặc chảo nhỏ trên bếp. Kích thước của nồi phải phù hợp với lượng yến mạch bạn định nấu.

Đổ ¾ cốc đến một cốc nước vào nồi. Sử dụng tỷ lệ này: ¼ cốc yến mạch cho một cốc nước. Bạn cũng có thể thêm sữa để tạo hương vị nếu thích. Bạn có thể thêm ½ cốc sữa và ½ cốc nước hoặc chỉ thêm 1 cốc sữa, tùy thuộc vào độ đặc và khẩu vị mong muốn.

Để hỗn hợp sôi trở lại. Đặt nhiệt độ bếp ở mức lửa vừa. Để hỗn hợp sôi lăn tăn trong khoảng 5 đến 10 phút. Khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp đặc và có dạng kem.

Bước 3: Trộn Trái cây và Rau

Xay nhuyễn trái cây và rau trong máy xay thực phẩm và thêm chúng vào yến mạch. Ví dụ, táo hoặc cà rốt. Bạn cũng có thể nghiền thức ăn bằng nĩa, chẳng hạn như chuối chín hoặc khoai tây luộc.

Bạn có thể thêm các thành phần khác vào yến mạch như xi-rô cây phong và nho khô. Nếu bé yêu thích các loại quả mọng, bạn cũng có thể bổ sung một số loại quả này. Không bao giờ thêm mật ong vào bột yến mạch của trẻ, đặc biệt là nếu trẻ dưới một tuổi. Không được cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong vì có vi khuẩn làm ô nhiễm mật. Ngoài ra, tránh dùng mật ong có thể làm giảm nguy cơ ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh, một tình trạng yếu cơ ở trẻ sơ sinh.

Cách Nấu Bột Cho Trẻ Em Ăn Dặm

3 bước để chế biến thức ăn: Chọn thành phần. Bắt đầu với các loại thực phẩm chọn lọc như cà rốt, khoai tây, củ cải, trắng, súp lơ… để đảm bảo rằng bé không bị dị ứng thức ăn. Rửa thực phẩm thật sạch, cắt bỏ những phần rắn như lõi, vỏ, cuống… để tránh cho bé bị hóc thức ăn.Bước hai: Ngâm và nấu. Chọn một miếng vải lọc siêu mềm để gạn và rây thực phẩm sau khi xay, cố gắng giữ lại dưỡng chất của chúng, một số rau quả có thể nướng chín và nghiền nhuyễn cho bé dùng.Bước ba: Đút bé ăn và lưu trữ thức ăn. Cho bé sử dụng một số lượng nhỏ ngay lập tức, phần còn lại nên cho vào tủ lạnh ngay. Thức ăn tự chế biến giúp bạn yên tâm vì nó có thể lưu trữ trong tủ lạnh ba ngày hoặc ngăn đá khoảng hai tháng.Lời khuyên về an toàn thực phẩmNên sử dụng thực phẩm tươi sống và chế biến thật kỹ. Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi cần một lượng thức ăn nhỏ được chia ra nhiều bữa, thức ăn phải thật mịn, nhuyễn. Sau khi nấu bột, có thể cho thêm vào đấy một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức để tăng cường dinh dưỡng cho bé. Trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung thêm một số thức ăn của người lớn. Không nên sử dụng nhiều gia vị trong thức ăn của bé, đặc biệt là bột ngọt.

Công thức tham khảo trong thực đơn ăn dặm của bé1.Súp cà rốt, củ cải, khoai tâyNguyên liệu:* Cà rốt 40g

* Củ cải trắng 40g, khoai tây 40gNước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủCách làm:Cà rốt, củ cải trắng, khoai tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào đun đến khi rau nhừ. Vớt ra xay nhuyễn rồi lọc qua rây, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ là được.2. Bột lòng đỏ trứng gà – đậu phụNguyên liệu:* Bột gạo 20g

* Lòng đỏ trứng gà 15g

* Nước 200mlCách làm:Cho đậu phụ vào nước sôi đun 1 phút, để ráo, nghiền nhuyễn, sau đó cho lòng đỏ trứng vào đảo đánh đều.

Cho 10g bột vào ít nước khuấy cho tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng và đậu phụ.

Bắc lên bếp nhỏ lửa, cho ra bát thêm 1 thìa cà phê dầu trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn.3. Bột khoai tây, bí đỏ, thịt gàNguyên liệu:* Bột gạo 10g

* Khoai tây 15gCách làm:Bí đỏ, khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ, luộc chín, xay nhuyễn.Thịt gà lọc kĩ, xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh.Hòa tan 10g bột trong một chút nước.Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho bí đỏ và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.Cho bột ra bát thêm vào một thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt vừa ăn.

Giàu beta carotene, cà rốt luôn là sự lựa chọn đầu tiên trong thực đơn ăn dặm của bé. Ảnh: Images.

4. Bột gan lợn – Cải xanhNguyên liệu:* Bột gạo 10g

* Nước 200mlCách làm:Rau cải xanh thái nhỏ, băm hoặc xay nhuyễn.Gan lợn xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh.Hòa tan 10g bột gạo trong chút nước.Nấu chín gan với phần nước còn lại, cho rau cải xanh và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.Cho bột ra bát thêm vào 1 thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt, nêm nhạt hơn người lớn một chútCà chua là thức uống rẻ và bổ dưỡng cho cả người lớn lẫn bé đang ăn dặm. Ảnh: Images.

Chế biến món nước ép cho bé1. Dưa hấuNguyên liệu:* Ruột dưa hấu 100

* Đường trắng, nước ấm vừa đủ.Cách làm:Rửa sạch cam, quýt, bổ thành hai nửa, cho vào máy xay sinh tố ép lấy nước, cho thêm chút nước ấm và đường trắng khuấy đều.Nước cà chuaNguyên liệu:* Cà chua tươi

* Đường trắng và nước ấm vừa đủ.Cách làm:Rửa sạch cà chua, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước. Cho đường trắng vào, khuấy đều với nước ấm là được.

Món Ăn Vặt Cho Trẻ Em

Salad dưa chuột, dưa vàng và mâm xôi đen

Cho tất cả nguyên liệu gồm : ½ chén dưa vàng, thái nhỏ; ½ quả dưa chuột, thái nhỏ; ½ chén mâm xôi đen; 1/2 muỗng cà phê bạc hà, thái nhỏ vào bát cỡ vừa rồi trộn lại bằng tay hoặc thìa.

Khoai tây nướng

Nếu khoai tây chiên là món ăn bị loại trừ trong danh sách ăn vặt thì khoai tây nướng lại nằm trong top được khuyến khích cho trẻ ăn thêm.

Trong mỗi củ khoai tây nướng sẽ chứa 100-200 calo, cung cấp đủ cho bé hoạt động, vui chơi và giảm cơn đói. Ngoài ra, khoai tây nướng còn chứa rất nhiều carbohydrate – đây là chất cực tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Đối với các bé biếng ăn, sinh tố trái cây là lựa chọn thay thế hợp lý. Các loại trái cây như táo, bơ, lê, đu đủ, cam, nho… đều giàu vitamin, nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hoá, lại kích thích vị giác bé.

Nếu không có thời gian làm, các mẹ cũng có thể mua trực tiếp sinh tố trái cây tại siêu thị. Có rất nhiều vị khác nhau cho bé, mẹ tha hồ lựa chọn.

Món ăn vặt cho trẻ em từ trứng

Trứng luộc sẽ là lựa chọn tuyệt vời hơn so với trứng chiên. Vì khi chiên, các chất dinh dưỡng trong trứng sẽ bị mất đi nhiều, nhưng trong trứng luộc, chúng lại được giữ gần như trọn vẹn.

Mẹ có thể làm món salad trứng cút hoặc gà luộc để trẻ thưởng thức sau bữa chính.

Cách làm:

Trứng đánh tan, cho một chút muối cho vừa ăn. Nếu rong biển đã tẩm muối thì không cần cho thêm muối.

Láng dầu ăn trên chảo nóng, cho trứng vào chiên mỏng.

Đặt lá rong biển lên mặt trứng rồi cuộn lại.

Rán nhỏ lửa cho trứng chín. Cắt trứng thành miếng vừa ăn cho bé.

Món ăn vặt cho trẻ em lười ăn rau củ

– Luộc 2 củ khoai tây, 2 củ cà rốt rồi trộn với ½ chén bông cải xanh (phần ngọn) và ½ chén đậu Hà Lan.

– Nghiền phần rau củ đã luộc để nguội hoặc cho vào máy xay nếu bé muốn ăn mềm.

– Khi hỗn hợp còn nóng, cho phô mai cắt nhỏ vào để tan chảy.

– Cho 1 quả trứng vào trộn đều rồi nêm nếm gia vị.

– Lấy hỗn hợp viên thành hình tròn rồi lăn qua bột bánh mỳ. Nhẹ nhàng làm phẳng trước khi đặt vào khay nướng.

– Làm nóng lò tới 200 độ và cho hỗn hợp vào nướng khoảng 25-30 phút.

Món ăn vặt cho trẻ em dễ tăng cân

Nước, sữa tươi, 2 bắp ngô Mỹ, 1 bắp ngô nếp, 3 viên đường thốt nốt (hoặc mía chẻ), lõi ngô.

– 2 bắp ngô Mỹ, 1 bắp ngô nếp đã được bào mỏng và luộc chín kỹ.

Nguyên liệu : 400g bí đỏ, nước, sữa tươi, đường.

Cách làm

– Mẹ đem thái mỏng 400g bí đỏ và luộc nhừ với 350g nước.

– Sau đó, bỏ bí và nước luộc bí vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho thêm 200g sữa tươi và 50g đường vào máy sinh tố xay thêm chút nữa.

– Cuối cùng là cho bé yêu thưởng thức thôi.

– Đun nhỏ lửa trên bếp, đến khi hỗn hợp sánh lại thì cho vào cốc.

Món ăn vặt cho trẻ em cần tránh

Bên cạnh những món ăn vặt bổ dưỡng thì cũng có nhưng món ăn vặt cần tránh cho bé ăn như nho hoặc cà chua nguyên trái, kẹo hình viên đậu, hạt bí, hạt hướng dương, bỏng ngô, cà rốt chưa nấu chín dừ