Cách Nấu Súp Cua Nấm Tuyết / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Súp Cua Nấm Tuyết Bổ Dưỡng Cực Đẹp Da

Cách nấu súp cua nấm tuyết dành cho thực đơn món khai vị vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng, thịt cua có nhiều canxi rất tốt cho sự phát triển của xương kết hợp cùng nấm tuyệt trắng ngần, giòn ngon và có công dụng làm đẹp da cực hiệu quả. Với tất cả đặc tính độc đáo của món súp trên đã đủ thuyết phục … Nguyên liệu cần có cho món ăn này

+ Thịt cua: 150g + Thịt ức gà: 150g + Nấm tuyết khô: 20g + Trứng gà: 1 quả + Xương gà: 300g + Hành tây + Gia vị: nước tương, dầu mè, muối, hạt tiêu, hạt tiêu, đường, ngò rí, bột năng.

Cách nấu súp cua nấm tuyết Bước 1: Sơ chế thịt gà, cua, nấm, các loại rau củ

Xương gà bạn rửa sạch rồi cho vào trong nồi hầm cùng với khoảng chừng 1,5 lít nước dùng.

Thịt ức gà bạn mua về rửa sạch và cũng cho vào trong nồi nước luộc chín, rồi vớt ra để nguội dùng tay xé thành từng sợi nhỏ.

Thịt cua bạn lấy tay xé để phần thịt riêng ra bát.

Nấm tuyết bạn cho vào nồi nước ngâm sao cho nở ra rồi mang đi rửa sạch và dùng dao thái từng miếng nấm thành hình hạt lựu.

Bột năng bạn cho vào bát nước hòa tan.

Hành tây bóc vỏ, rửa sạch và lấy dao thái hạt lựu.

Ngò rí bạn nhặt sạch, dùng dao thái nhỏ, ớt thái lát nhỏ.

Bước 2: Nấu súp cua nấm tuyết

Đầu tiên bạn cho nồi nước dùng gà lên bếp đun sôi, rồi cho nêm thêm các loại gia vị gồm: 1 thìa nhỏ hạt nêm, ½ thìa nhỏ đường, ½ thìa muối.

Sau đó bạn cho tiếp các nguyên liệu gồm: thịt cua, thịt gà và hành tây thái lựa vừa sơ chế vào nấu cùng, khi nước sôi lại thì bạn giảm nhỏ lửa liu riu, dùng thìa khuấy cho thật đều để bột năng tan hết rồi đổ vào trong nồi súp.

Tiếp đó bạn đập trứng vào rồi đũa khuấy khuấy đều và từ từ để tạo thành từng đường vân trắng nhỏ rồi cho tiếp nấm tuyết vào đun sôi lên rồi tắt bếp.

Bước 3: Thưởng thức súp cua nấm tuyết

Cách Nấu Súp Gà Nấm Với Nấm Rơm Và Nấm Tuyết Dễ Làm

Súp gà – món ngon dễ ăn và nhiều dinh dưỡng. Ảnh: Internet

1. Giá trị dinh dưỡng của món súp gà nấm

Súp là một trong những món ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, công thức nấu lại đơn giản mà hương vị cũng không kém sự hấp dẫn. Dùng súp gà cho bữa điểm tâm là cách để bạn bổ sung năng lượng cho một ngày dài hoạt động và làm việc năng động. Đặc biệt, giá trị trong một chén súp gà cực cao, dùng để bồi bổ hay nấu cho trẻ cũng rất hợp lý.

Trong ức gà có chứa lượng protein cực lớn, rất lý tưởng cho những người ăn kiêng. Không chỉ vậy, trong súp còn có nhiều canxi, khoáng chất đặc biệt nấm rơm là loại nấm có rất nhiều loại vitamin. Bên cạnh đó, ngô, cà rốt, hành tây, trứng đều là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chính sự kết hợp này đã tạo ra món súp bổ dưỡng, có khả năng tăng cường sự đề kháng của cơ thể cũng như giúp phòng chống bệnh tật.

2. Cách nấu súp gà nấm rơm đơn giản

So với nấm hương thì nấm rơm cũng rất giàu dinh dưỡng, nguyên liệu này lại rất dễ để tìm mua ở chợ, siêu thị mà lại có giá thành khá rẻ. Nếu một ngày bỗng mua được nấm rơm ngon, bạn có thể trổ tài nấu súp để chiêu đãi cả nhà, đảm bảo ai cũng phấn khích và muốn thưởng thức ngay.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

400 gram lườn gà (ức gà)

200 gram chả lụa

200 gram nấm rơm

1 nắm hành lá

1 quả bắp

1 củ cà rốt

1 củ hành tây

2 quả trứng gà

Bột năng

Các gia vị thông dụng: Muối, hạt nêm, nước mắm, mì chính, dầu ăn, tiêu

Nguyên liệu nấu súp gà nấm rơm. Ảnh: Internet 2.2. Sơ chế nguyên liệu

Lườn gà đem rửa sạch, cho vào nồi nước luộc chung với chút muối, nếu có gừng và hành tím bạn có thể cho vào cho thơm. Khi nước sôi, dùng vá để vớt đi phần bột trắng để nước súp cho màu trong đẹp.

Thịt gà chín, vớt ra để nguội rồi xé sợi nhỏ. Trong khi đó, tiếp tục ninh phần xương gà để món súp có vị ngọt tự nhiên.

Gà xé sợi nhỏ trước khi đem nấu súp. Ảnh: Internet

Cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu. Hành tây bỏ vỏ, thái hạt lựu. Ngô tách hạt, rửa và để ráo nước. Hành lá, rau thơm rửa sạch, thái nhỏ.

Chả lụa đem thái chỉ, để riêng. Trứng đạp ra bát, dùng đũa khuấy đều cho tan. Bột năng đem pha với nước, khuấy đều.

Đánh trứng để tạo độ sệt và thơm cho súp. Ảnh: Internet 2.3. Cách nấu súp gà nấm rơm 2.3.1. Bước 1: Nấu nước dùng từ các loại củ quả

Để súp có vị ngọt thanh mà lại dinh dưỡng, sau khi đun nước dùng từ xương gà cho sôi trở lại, vớt hết xương gà, hành tím và gừng (nếu có) ra. Sau đó, cho cà rốt, ngô vào nấu từ 10-15 phút để nước dùng ngọt hơn.

Nước dùng gà giúp món súp có độ ngọt tự nhiên. Ảnh: Internet

2.3.2. Bước 2: Nấu súp

Đợi cho nước dùng sôi trở lại, từ từ cho trứng vào, vừa cho vừa dùng đũa khuấy đều liên tục để trứng không bị vón cục lại. Tiếp đó, cho bột năng pha nước, chả lụa cùng với hành tây vào, tiếp tục đun sôi và nêm nếm lại lần cuối cho vừa vị.

Hoàn thành món súp đủ màu sắc. Ảnh: Internet

Rắc thêm rau mùi, hành lá cùng chút tiêu rồi tắt bếp. Vậy là đã hoàn thành xong món súp gà nấm rơm ngon tuyệt.

Giờ thì múc ra ăn ngay cho nóng. Hương vị thơm ngon đến từ thịt gà, nấm cùng cà rốt, hành tây và vị ngọt từ xương quyện trong chút vị cay nồng của tiêu, ớt chắc chắn sẽ làm cho tất cả mọi người phải trầm trồ.

3. Các nấu súp gà nấm tuyết ngọt thanh

Nấm tuyết hay còn gọi là ngân nhĩ, tuyết nhĩ. Loại nấm này không chỉ có công dụng bồi bổ sức khỏe mà còn giúp chữa bệnh. Vậy nên, nấu súp gà với nấm tuyết không chỉ bổ dưỡng, mà hương vị lại rất lạ miệng.

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

1 ít nấm tuyết

300 gram thịt ức gà

1 củ cà rốt

4 củ hành tím

50 gram bột năng

Gia vị thông dụng để nêm

Nấm tuyết là loại nấm quý, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet 3.2. Các bước thực hiện 3.2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt gà rửa sạch, cho vào nồi, thêm chút muối cùng hành tím chẻ đôi hoặc chẻ tư vào luộc. Đợi thịt gà chín, vớt ra để nguội rồi vé nhỏ.

Luộc thịt với chút gừng hoặc hành tím. Ảnh: Internet

Nấm tuyết ngâm cho nở, cắt bỏ phần rễ thái thành miếng nhỏ vừa ăn. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu.

3.2.2. Bước 2: Nấu nước dùng

Lấy lại nước luộc gà tiếp tục đun sôi, cho phần cà rốt vào nấu để lấy nước ngọt. Nêm cùng với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 1 thìa muối vào. Với cách nấu súp gà nấm này, các bạn nên nhớ nấu cà rốt trước để cà rốt chín mềm mà lại giúp vị súp ngọt ngon.

3.2.3. Bước 3: Nấu súp

Cho nấm tuyết vào, khuấy đều một lần nữa rồi nêm nêm gia vị cho vừa ăn.

Món súp thanh mát bồi bổ sức khỏe. Ảnh: Internet

Để cho món ăn thêm hoàn hảo, rắc thêm hành lá, tiêu cùng ít mè rang lên nữa. Mọi người nên tranh thủ dùng nóng, ăn kèm với quẩy cũng rất ngon.

Vậy là cách nấu súp gà nấm tuyết đã thực hiện xong một cách dễ như trở bàn tay rồi. Bạn có thể nấu món này ăn sáng hoặc tẩm bổ cho người ốm yếu cũng rất tuyệt vời.

Tại sao món súp gà nấm lại được khuyến cáo dùng cho bữa sáng, bởi đơn giản đây là một món ăn vô cùng dinh dưỡng. Không chỉ có hương vị thơm ngon, súp gà nấm còn rất dễ tiêu hóa, không chỉ người già mà các bạn nhỏ cũng rất thích. Trong những trường hợp cả nhà ngán cơm, bún, phở, bạn cũng có thể thay đổi thành món súp với cách nấu súp gà nấm để chống ngán, lại đảm bảo năng lượng cả buổi sáng cho gia đình. Thỉnh thoảng đổi vị với các món súp như súp gà với này cũng tốt, để bảo vệ dạ dày và giúp chúng ta cân bằng lại vị giác nữa đấy bạn ạ.

Nguyễn Diên

Nấm Tuyết Là Gì? Tác Dụng Của Nấm Tuyết, Cách Dùng Nấm Tuyết Tốt Nhất

Nấm tuyết là gì? Tác dụng của nấm tuyết và thành phần dinh dưỡng. Không chỉ là món ăn ngon, nấm tuyết còn có công dụng chữa bệnh. Cách dùng nấm tuyết chữa bệnh gì tốt nhất. Cách chế biến nấu nấm tuyết thành món ngon. Cách nấu nấm tuyết và bảo quản nấm tuyết. Giá nấm tuyết bao nhiêu tiền 1kg. Hình ảnh nấm tuyết như thế nào. Nấm tuyết là gì? Tính chất và đặc điểm

Nấm tuyết còn được gọi là nấm tai mèo, ngân nhĩ, mộc nhĩ trắng, bạch mộc nhĩ, tuyết nhĩ hay bạch nhĩ tử. Loại nấm này có tên khoa học là Auricularia polytricha (Mont.) Sacc.

Nấm tuyết thường được sử dụng trong nền ẩm thực của một số nước Châu Á, tiêu biểu là Việt Nam và Trung Quốc. Nhờ những những công dụng ưu việt mà nấm được sử dụng phổ biến và đánh giá cao.VIDEO HÁI NẤM RỪNG TỰ NHIÊN

Nấm tuyết có màu trắng trong như thạch. Thịt nấm như chất keo nhầy, dẻo dai. Trung bình, mỗi tai nấm có đường kính khoảng 5-10cm Loại thượng hạng có đóa to, thể nhẹ, sắc trắng và dầy. Khi phơi khô, nấm có màu vàng nhạt.

Ngoài ra, còn có loại ngân nhĩ xông lưu huỳnh. Tuy cũng có màu trắng nhưng loại này để lâu dễ chuyển thành sắc vàng rồi đỏ. Đặc biệt, khi ngâm không nở và rất khó nấu nhừ.

Kỹ thuật trồng nấm tuyết

Nấm tuyết phân bố chủ yếu ở vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, nấm sống hoang hoặc được gây trồng ở một số nơi trên miền núi. Chúng phát triển mạnh mẽ trên thân gỗ mục ở nơi ẩm và có bóng râm. Cơ chế sinh sản là phát tán nhờ gió.

Nấm tuyết được trồng theo 2 phương pháp phổ biến sau:

Cấy trồng nấm tuyết trên thân gỗ mục

Với phương pháp này, người ta thường chọn gỗ liễu, dẻ hoặc sồi, không dùng gỗ thông, trắc bá,…. Thân cây được cắt thành từng khúc. Mỗi khúc kích thước khoảng 1-1.2cm x 10-18 cm, đục 2 hàng lỗ. Sau đó, cấy meo nấm vào lỗ đục, để ngoài trời từ tháng 4 đến khoảng đầu tháng 5. Sau độ 30 ngày thì nấm thu hoạch.

Nuôi trồng nấm tuyết trong chai có mạt cưa

Đây là phương pháp nuôi trong nhà. Môi trường nuôi trồng bao gồm mạt cưa, cám gạo, thạch cao, đường mía và calcium diphosphate.

Cách nuôi trồng như sau: Cấy meo vào môi trường trên, giữ trong nhiệt độ từ 20-25 độ C. Khi thể quả có đường kính chừng 2.5 cm thì mở chai và giữ ở nhiệt độ 18-24 độ C, Độ ẩm 80-90%. Sau 15 ngày thì có thể thu hoạch.

Hướng dẫn cách trồng nấm tuyết đơn giản ngay tại nhà Nguyên liệu cần chuẩn bị Các bước nuôi trồng nấm tuyết bằng túi ni lông

Đầu tiên, bạn cần làm ẩm mùn cưa/ chấu bằng nước sạch. Lưu ý rằng, nước tưới không được chứa clo. Sau đó, dùng tay bóp cho mùn cưa ẩm và thấm nước.

Lấy kim chỉ khâu miệng túi, tuy nhiên, phải để hở khoảng 2 cm để nấm phát triển. Ngoài ra, bạn có thể buộc kín miệng túi và rạch một đường trên túi ni lông. Chỗ rạch phải hướng lên trên.

Để nấm ở nơi có bóng râm và độ ẩm 80-90%. Đợi từ 4 đến 6 tháng, những cây sẽ chui ra ngoài miệng túi và thu hoạch.

Nấm tuyết là một trong những loại nấm quý hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao. Chẳng vì thế mà loại nấm này được sử dụng để tăng cường sức khỏe và chữa bệnh.

Thành phần dinh dưỡng của nấm tuyết:

Các loại vitamin: A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12, C, D, Carotene

Chất dinh dưỡng: cacbohydrate, chất béo, protein.

Khoáng chất cần thiết:Photpho, Kẽm, Canxi, Đồng, Natri, Selen, Magie, Kali.

Năng lượng: 200 kcal

Chất xơ: 33,7g.

Theo kết quả một số nghiên cứu hiện đại, trong ngân nhĩ còn chứa hàm lượng lớn albumin, các chất muối vô cơ, sinh tố B. Những chất này có tác dụng hạ đường huyết, giảm mỡ máu, giúp tăng trưởng tế bào,….

Đây là một loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng được sử dụng trong các món ăn mặn và ngọt như: gỏi, súp, chè,…

Trong đông y, ngân nhĩ có vị ngọt, mát, tính bình. Vị thuốc này có tác dụng:

Xơ cứng động mạch, cao huyết áp

Dùng ấm sắc ngân nhĩ và hà thủ ô, sau đó lọc bỏ bã. Mè đen rang và tán bộ, cho vào nước ngân nhĩ đã sắc để dùng.

Ung thư dạ dày, xuất huyết đáy mắt

Lấy 15g nhân nhĩ sắc với 40g đường phèn. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 lần.

Chuẩn bị: 25g ngân nhĩ, 15g tổ yến và đường phèn vừa đủ.

Cách làm và sử dụng: Ngâm tổ yến và mộc nhĩ cho nở to. Sau đó cho đường phèn và hầm cách thủy hoặc chưng để ăn.

Cho tất cả các vị thuốc trên vào sắc và uống mỗi ngày.

Sắc lá sơn trà với ngân nhĩ và rễ cỏ tranh. Sau đó lọc bỏ bã, thêm đường vào uống mỗi buổi sáng và tối.

Nấm tuyết lượng vừa đủ.

1 quả trứng vịt cỏ xanh.

Nấu canh ăn trong bữa cơm gia đình. Đây là món ăn không những giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa khản tiếng, khô họng hiệu quả.

Ngâm nấm tuyết trong nước ấm khoảng 1 giờ để nở ra. Sau đó nấu sền sệt và cho đường phèn vào dùng.

Chứng giảm bạch cầu sau điều trị ung thư

Cho ngân nhĩ, hoàng kì, giảo cổ lam, ý nghĩ vào sắc, lọc bã lấy nước. Dùng nước đó nấu cháo và ăn 1 ngày/lần.

Vị âm hư suy, ho phế nhiệt hoặc táo bón

Hầm nhừ các vị thuốc trên, lọc lấy nước uống sáng, tối, mỗi buổi 1 lần.

Đầu tiên, ngâm mộc nhĩ và nấm tuyết cho nở hết, rửa sạch và cắt thành miếng. Hoa cúc rửa sạch, để ráo và thái thành đoạn.

Gừng và hành phi thơm. Sau đó cho nấm tuyết, mộc nhĩ, bột ngọt, muối vào xào chín. Cuối cùng cho hoa cúc vào là được.

Cho các nguyên liệu trên vào nấu để ăn. Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy được công hiệu của bài thuốc này.

Ngâm ngân nhĩ và hắc một nhĩ 1 tiếng cho nở hết. Rửa sạch và nấu chung với sơn trà. Khi ăn thì cho thêm lượng đường vừa đủ, phù hợp với khẩu vị của mỗi người.

Hầm nhừ ngân nhĩ và hạt sen. Sau đó cho thêm ít đường trắng để ăn lúc đói bụng.

Âm hư hỏa vương, tim đập nhanh, mất ngủ

Sắc lấy nước để uống, dùng liên tục từ 10 đến 15 ngày bạn sẽ thấy bài thuốc phát huy tác dụng hiệu quả.

Những cấm kị khi dùng các bài thuốc với nấm tuyết

Do chứa các men tiêu hóa và vitamin nên nấm tuyết được chị em phụ nữ sử dụng phổ biến trong việc làm đẹp.

Nâng ngực bằng việc sử dụng nấm tuyết

Chắc hẳn rất nhiều chị em cảm thấy thú vị bởi công dụng “thần kì” này của nấm tuyết. Không chỉ là một món ăn bổ dưỡng, ngân nhĩ còn giúp vòng 1 của bạn căng tròn và nở nang hơn.

Cách chế biến rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho tất cả vào nồi, hầm trong khoảng 30 phút và lấy ra ăn.

Nếu ăn món này liên tục trong 3 tuần, bạn sẽ bất ngờ bởi kết quả rõ rệt của món chè tuyết mang lại.

Nấm tuyết làm mờ vết nám hiệu quả, giúp làn da sáng mịn

Trong nấm có chứa nhiều vitamin A, B, C, E, chất đạm , polysaccharid nên có tác dụng trị nám và tàn nhang hiệu quả. Bên cạnh đó, loại nấm này còn giúp làn da sáng mịn, làm chậm quá trình lão hóa và xóa mờ các nếp nhăn.

Để phát huy tối đa công dụng này, bạn có thể uống sữa chua lên men từ nấm, hoặc nghiền nấm để đắp mặt nạ 30 phút hàng ngày.

Cách làm mặt nạ với nấm tuyết

Ngân nhĩ; phục linh; bạch chỉ; ngọc trúc mỗi thứ 50g, tán mịn thành bột.

Thoa đều hỗn hợp gồm 5g bột, 3g bột mì và nước lên mặt. Đợi 30 phút và rửa sạch với nước. Lưu ý, những người bị viêm da nên cân nhắc khi sử dụng loại mặt nạ này.

Cách chế biến và sử dụng nấm tuyết đúng cách

Màu sắc tươi, đồng đều, không bị dập nát, có mùi thơm tự nhiên. Không nên chọn những loại nấm có đầu chóp thâm đen hoặc có nếp nhăn.

Phải chọn những loại chắc, không bị đứt gãy, đặc biệt, không được có vết mốc trắng.

Nấm ở dạng xốp và sợi nên khi rửa sẽ làm nước đọng, khiến nấm không còn được ngọt. Bởi vậy, nên cho nấm vào một chiếc chảo và rửa nhanh dưới vòi nước lạnh. Sau đó, thấm nấm thật nhanh.

Cho nước ấm ( hoặc nước luộc thịt, rượu,….) để ngâm nấm. Ngâm nấm tuyết tối thiểu 30 phút, sau đó gạn nước, rửa sạch rồi thấm bằng khăn giấy.

Những lưu ý cần nhớ khi dùng nấm tuyết

Tuyệt đối phải cắt bỏ phần chân nấm bởi nó có chứa một số chất vô cơ không nên sử dụng.

Phải ăn nấm nấu chín hoàn toàn, nghĩa là đun sôi từ 5-10 phút.

Sau khi ăn nấm, không nên dùng ngay đồ uống lạnh. Nguyên nhân xuất phát từ tính bổ âm nên uống ngay đồ lạnh rất dễ bị lạnh bụng.

Sử dụng xoong, chảo nhôm để nấu dễ khiến nấm ngả màu.

Bởi nấm chứa khá nhiều nước nên bạn đừng thêm nước khi nấu chúng trong lò vi ba.

Để lửa to khi xào nấu nấm giúp món ăn không bị mất mùi và ngon hơn rất nhiều.

Không nên cho quá nhiều dầu ăn khi chế biến loại nấm này. Điều này sẽ làm giảm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của nấm vào cơ thể. Từ đó gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là trào ngược dạ dày.

Nấm tuyết có độc không? Về bản chất, nấm không độc và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu nấm chuyển sang màu vàng thì chứng tỏ đã bị nhiễm khuẩn. Nếu dùng rất dễ gây ngộ độc, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày và tiêu chảy.

Trong ẩm thực Việt, nấm tuyết được dùng để làm ra những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Một số món ăn với nấm tuyết được nhiều người yêu thích như:

Hướng dẫn cách bảo quản nấm tuyết

Chỉ nên dùng nấm tươi trong 12 giờ sau khi thu hoạch. Bạn nên cắt rễ nấm, nhúng vào nước sôi trong 1 đến 2 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Đây là cách làm giúp nấm tuyết tươi lâu hơn.

Hoặc, bạn có thể cho nấm vào chậu, đổ ngập nước và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Với cách làm này, bạn có thể giữ nấm tươi trong 3 đế 4 ngày.

Để nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tuyệt đối không nên cho vào túi ni lông và buộc kín.

Hiện nay, nấm tuyết được bày bán nhiều tại các cửa hàng, đại lý trên toàn quốc như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác. Tuy nhiên, khi mua, bạn nên tuyển chọn kĩ lưỡng để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Giá nấm tuyết trên thị trường

Tùy theo chất lượng mà ngân nhĩ có giá khác nhau. Trên thị trường hiện nay, giá nấm tuyết khô dao động từ 250.000 – 450.000 đồng/kg. Để mua được nấm loại ngon và giá thành hợp lý nhất, bạn nên đến những đại lý, cửa hàng uy tín.

Cách Nấu Súp Cua Nấm Linh Chi

Nguyên liệu nấu súp cua nấm linh chi

– 200gr thịt cua .

– 50gr nấm linh chi.

– 100gr nấm tuyết .

– 2 quả trứng gà.

– 1 tbsp hạt nêm.

– 1 tsp tiêu.

– 50gr hành lá 50gr ngò rửa sạch, băm nhuyễn.

– 4 tbsp bột bắp .

– 1 tsp muối.

Dụng cụ nấu súp cua nấm linh chi

– Dao.

– Tô.

– Nồi.

Cách nấu súp cua nấm linh chi

Bước 1:

– Cua mua về đem đi luộc chín rồi gỡ lấy phần thịt cua , để ra tô riêng, ướp cùng 1 tsp tiêu và hành lá băm nhuyễn.

Bước 2:

– Nấm linh chi ngâm trong nước rồi cắt bỏ chân nấm, thái mỏng.

– Nấm tuyết rửa sạch hết bụi bẩn rồi băm nhuyễn.

Bước 3:

– Trứng gà tách lấy lòng đỏ, bỏ lòng trắng trứng.

Bước 4:

– Bột bắp khuấy đều cùng một chút nước.

Bước 5:

– Đặt nồi nước dùng lên bếp, đun sôi rồi cho nấm linh chi, nấm tuyết và thịt cua vào đun cùng trong 5 phút.

– Sau đó cho bột bắp đã hòa tan cùng nước vào nồi, vừa khuấy đều vừa cho tiếp lòng đỏ trứng vào, nêm thêm hạt nêm và muối cho vừa ăn.

Bước 6:

– Múc súp ra từng tô nhỏ, rắc thêm chút hành ngò băm lên trên và thưởng thức thôi!

Theo chúng tôi

Ngon khó cưỡng với mâm cơm toàn món dân dã khiến ai nhìn cũng thèm

Trứng non xào mắm tỏi, ốc nấu đậu…toàn những món rất quen thuộc nhưng lại rất ngon mắt. Đặc biệt thực đơn này rất thích hợp cho bữa tối, lúc cả nhà đầy đủ người, quây quần bên mâm cơm nóng.

Trứng non xào bơ tỏi

Trứng non với tim trần qua nước sôi có đập nhánh gừng, vớt ra để ráo. Phi thơm hành tỏi, cho trứng, tim vào xào đến khi săn lại. Thêm nước mắm, mì chính, đảo đều rồi dọn ra đĩa. Nếu thay dầu bằng bơ thì mùi sẽ thơm hơn rất nhiều.

Trứng bọc thịt chiên xù

Thịt làm sạch, cho vào xay nhuyễn, ướp thêm chút gia vị và ngũ vị hương để tạo mùi thơm. Trứng luộc, bóc vỏ để sẵn, viên thịt vào trứng, viên mỏng sau đó lăn qua bột chiên xù. Làm nóng chảo dầu, cho từng quả trứng vào chiên đến khi thấy vàng giòn thì vớt ra để ráo dầu, dọn ra đĩa.

Ốc nấu đậu

Ốc nên mua loại sơ chế sẵn để khỏi tốn công làm sạch, bóp sơ qua với chút muối, sau đó ướp vớt nước nghệ tươi đã ép sẵn và cho thêm một chút gia vị vào để ngấm thịt. Đậu phụ chiên thành từng miếng nhỏ, chuối xanh tước vỏm cắt khúc đem luộc chín cho bớt nhựa, thịt ba chỉ rang vàng cháy cạnh.

Bắt nồi lên bếp, cho vào một chút dầu hoặc mỡ heo, đổ ốc vào xào cho săn, tiếp theo cho đậu, thịt, chuối vào. Bước này không cần dùng đũa mà dùng tay bê nguyên nồi xóc đều để mọi thứ trộn lẫn vào nhau. Đổ nước vào sâm xấp nồi, cho riềng băm nhỏ, gia vị vào cùng, đun lửa nhỏ đến khi gần cạn thì tắt bếp, cho lá tía tô thái nhỏ vào là xong.

Canh cua rau rút

Cua đồng ngâm nước, rửa sạch bùn, xay nhuyễn. Rau rút tuốc bỏ phần xốp trắng, ngắt khúc, lấy phần non. Ngò gai cắt nhuyễn, ớt sừng cắt sợi. Hoà thịt cua với nước, dùng tay bóp đều. Gạn lấy nước, gạn lọc nhiều lần cho hết thịt cua thì bỏ phần xác cua. Bắc nồi lên bếp, đun nhỏ lửa, dùng đũa khuấy đều khoảng 1 phút đến khi thịt cua nổi lên mặt. Vớt thịt cua để riêng, cho rau rút vào nấu chín, nêm gia vị lại cho vừa ăn. Khi ăn, mua cua vào bát, dùng với cơm nóng rất tuyệt.

Theo chúng tôi

Chìm đắm vị giác trong lòng thành phố tình yêu của nước Ý xinh đẹp Thành phố tình yêu của nước Ý không chỉ lãng mạn mà còn hấp dẫn với nhiều món ăn truyền thống nữa đấy. Venice, thành phố tình yêu của nước Ý, là điểm đến mơ ước của bao người. Nơi đây khiến người ta chìm đắm trong khung…

Công Thức Nấu Súp Cua Nấm Đông Cô

Súp cua hấp dẫn thực khách bởi nguyên liệu đa dạng và vị béo ngậy hòa quyện. Món ăn nóng hổi với thịt cua, măng, nấm đông cô là gợi ý hoàn hảo cho bạn trong ngày mưa.

Súp cua cô Bông 20 năm ở Sài Gòn lúc nào cũng đông nghẹt khách

Hơn hai mươi năm nay, quán súp cua bà Bông luôn đắt khách nên có tới 6 người vừa bán vừa phụ. Cũng nhờ hàng súp này mà chủ quán an cư tại Sài Gòn và nuôi con trai học thành kĩ sư.

Cô chủ quán sau khi đổi nhiều món đã quyết định gắn bó với món súp cua. ẢNH: HOÀI NHÂN

Súp cua cô Bông ở 166 Phó Cơ Điều (Q.11, chúng tôi nổi tiếng vì đã bán 20 năm nhưng chiều nào cũng có đông khách ngồi trong nhà lẫn vỉa hè để thưởng thức món súp cua nóng hổi, cũng có nhiều người đậu xe để đợi mua mang về.

Trong tô súp có thịt cua, gà xé, nấm tuyết, trứng cút,… Khi ăn thì nêm thêm chút dầu hào, nước tương, xíu tiêu xay nhuyễn nữa cho dậy mùi. Mỗi phần súp cua đầy đủ bao gồm súp, trứng vịt bắc thảo, óc heo hấp và tủy heo. Óc heo ở đây hấp thơm mùi gừng, tủy heo lại thơm mùi tỏi nên ăn vào không bị tanh mà tan ngay ở đầu lưỡi. Có lẽ vậy nên người ta hay gọi cả một đĩa vừa óc vừa tủy, trộn lẫn vào nhau ăn cho đã miệng. Ăn súp nhất định phải ăn khi còn nóng hôi hổi, vừa thổi vừa ăn mới thấy hết được tinh túy của món ăn này.

Khi lân la hỏi bí kíp nấu món súp cua này, chủ quán là bà Phan Thị Bông (56 tuổi, quê Quảng Ngãi) chưa vội nói mà bắt đầu kể câu chuyện từ thời ở quê mới vào đây làm ăn từ năm 20 tuổi. Bà nói: “Thời đó, miền Trung nghèo khó quá, chúng tôi cũng như những người khác nuôi chí vào miền Nam kiếm sống. Suốt mười mấy năm từ chè đến đậu hũ, món nào tôi cũng bán nhưng hình như chưa phải duyên nên chẳng đâu vào đâu cả”.

Rồi bà Bông kể, có người bạn thấy vậy bèn bày cho cách nấu súp cua. Bà đánh liều bán thử, ai dè thấy được nên duy trì mãi cho đến giờ. Hai vợ chồng nhờ bán súp cua, tích cóp dần rồi mua được căn nhà nhỏ, sau xây thêm một ngôi nhà khác và nuôi đứa con trai học thành kĩ sư, cuộc sống cũng dần dư dả và thoải mái hơn.

“Nấu súp cua cũng đơn giản lắm nhưng cần bỏ nhiều tâm sức vào mới được. Nước súp hầm từ xương gà và heo cho ngọt, cua phải chọn loại thật tươi. Còn óc heo và tủy mình nêm nếm gia vị cho thật ngon và nhất định không để cho bị tanh. Cách đây 10 năm, tôi không bán hai phần đồ ăn này đâu, nhưng thấy nhiều thực khách thích nên tôi dần thêm vào trong thực đơn. Bán thêm, lời thêm thì tôi vui chứ nhưng lại hơi cực thêm chút nữa”, bà Bông cười nói.

Mỗi sáng, bà Bông thức dậy từ 4 giờ sáng, nấu súp đến 6 giờ 30. Rồi từ nhà, chồng bà dùng xe tải chở ra chợ Thiếc (Q.11, chúng tôi để bán. Buổi chiều, từ 13 giờ 45, súp cua bà Bông dọn về địa chỉ 166 Phó Cơ Điều quen thuộc.

Tô súp cua khiến nhiều người thèm thuồng… ẢNH: HOÀI NHÂN.

Trung bình một ngày, bà Bông bán được 7 nồi súp to với sự giúp sức của 4 người làm và chồng, tính cả là 6 người. Mỗi người mỗi việc, người múc, người đóng nắp, bỏ súp vào bọc rồi mang ra cho khách,… ai cũng làm không ngớt tay. Dù khách đông, làm việc nhiều nhưng ai cũng vui vẻ, thoải mái.

Để quán ăn đắt khách như bây giờ, chủ quán tiết lộ bí quyết: “Lúc mới bán, muốn biết món ăn của mình ngon dở ra sao, chỉ cần nhìn khách ăn xong là biết liền hà. Nếu phần nào còn dư ra nghĩa là phần đó chưa ngon, chưa hợp khẩu vị của thực khách nên cần điều chỉnh lại. Từ đó, món súp của tôi hầu như lúc nào cũng hết sạch, khách không chừa lại chút nào. Vậy là thành công rồi”.

Có lúc không đủ bàn thì thực khách không ngại lấy ghế làm bàn, hoặc chỉ cần một chiếc ghế cũng đã có thể thưởng thức được món ăn. ẢNH: HỒNG THẮM

Giá của món súp ở đây cũng khá phù hợp. Thông thường, khách ăn súp chén sẽ có giá 15.000 đồng, còn tô thì nhỉnh hơn một chút là 18.000 đồng. Phần tủy và óc đều có giá 30.000 đồng/dĩa, trứng vịt bắc thảo 8.000 đồng/cái. Chỉ cần ăn một tô thập cẩm thế này là đã no nguyên cả một buổi chiều, không cần ăn thêm gì khác nữa.

Bạn Tăng Tiểu Mẫn (18 tuổi) cảm nhận: “Mình ăn súp cua ở đây từ lúc nhỏ đến giờ, món ăn rất đậm đà hương vị, cua, nấm nhiều và ngon hơn so với những nơi khác. Các cô phục vụ ở đây cũng nhanh nhẹn, vui tính nữa nên đã trở thành địa điểm ăn uống quen thuộc của mình”.

Súp cua đặc vừa phải, thêm vào miếng óc heo vừa béo vừa bổ dưỡng. ẢNH: HOÀI NHÂN

Súp cua chân gà luộc cho ngày mưa ở Sài Gòn Súp cua đặc sánh kết hợp với chân gà dai sần sật, chấm nước mắm chua ngọt, lý tưởng nhâm nhi ngày mưa gió. Súp cua là một trong những món ăn phổ biến ở Sài Gòn, được nhiều người ưa chuộng, nhất là vào mùa mưa. Tuy…