Cách Nấu Súp Gà Cho Người Ốm / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Súp Gà Rau Củ Thập Cẩm Đơn Giản Cho Người Ốm

Súp là một món ăn không thể thiếu trong thực đơn bữa sáng hay các bữa tiệc nhà hàng sang trọng. Món súp gà không chỉ thơm ngon, dễ làm mà còn là món ăn bổ dưỡng, rất có ích cho sức khỏe người dùng.

Chẳng cần phải ra nhà hàng, chỉ cần một công thức đơn giản và vài bí quyết là bạn có thể trổ tài nấu nướng với món súp gà thơm ngon ngay tại nhà để gia đình cùng thưởng thức.

Với nguyên liệu chính là thịt gà và rất nhiều loại rau củ thơm ngon, bổ dưỡng, súp gà khá bổ dưỡng và phù hợp với mọi đối tượng. Vị ngọt từ nước luộc gà, hương thơm của nấm, vị bùi của ngô sẽ làm cho bất cứ ai nếm thử cũng phải tấm tắc khen ngon.

Nhờ hương vị dễ ăn, công thức đơn giản, súp gà nấu nấm, rau củ thập cẩm là sự lựa chọn của nhiều đầu bếp khi cần phục vụ tiệc nhà hàng hay muốn tẩm bổ sức khỏe cho người thân trong gia đình.

I – Cách nấu súp gà với ngô ngọt đơn giản cho người ốm, người bệnh

Cách nấu súp gà bắp ngọt là công thức nấu món khai vị nhẹ nhàng mà ngon hấp dẫn trong nhiều bữa tiệc, nhất là tại tiệc cưới hay tiệc buffet. Nấu súp gà không khó, tuy nhiên nó sẽ đòi hỏi bạn phải chuẩn bị đúng và đủ nguyên liệu cũng như làm theo các bước cụ thể.

Nguyên liệu nấu súp gà ngon gồm có

Thịt gà: Phần gà dùng để nấu súp thường là phần lườn, ức hoặc đùi gà. Vì bạn sẽ xé nhỏ thịt gà khi nấu súp nên lượng thịt này bạn không cần chuẩn bị lớn lắm. Số lượng gà bạn cần chuẩn bị sẽ là khoảng từ 300 – 400 gram thịt cho suất 4 – 5 người ăn.

Nấm hương: Phần nấm hương này bạn cũng không cần quá nhiều vì nếu nhiều sẽ làm loãng vị của món súp. Phần nấm bạn cần chuẩn bị ở đây sẽ là từ 4 – 5 cái (trung bình mỗi bát súp sẽ dùng khoảng 1 cái nấm)

Ngô ngọt: Chuẩn bị 1,5 bắp ngô ngọt để nấu kèm với chỗ nguyên liệu trên. Bạn có thể chọn mua phần ngô đã tách sẵn hạt hoặc mua ngô nguyên chiếc về sau đó mới tách hạt tuỳ ý.

Lòng trắng trứng: Bạn chuẩn bị 2 – 3 quả trứng gà tuỳ kích cỡ rồi tách giữ lấy lòng trắng. Phần lòng đỏ bạn có thể sử dụng để cho các món ăn khác.

Bột năng: Bột năng bạn chuẩn bị từ 3 – 4 thìa cafe. Nếu bạn không có bột năng thì bạn có thể thay thế bằng phần bột ngô với số lượng tương tự.

Gia vị: Gia vị cần có để nấu súp gà bao gồm muối, hạt tiêu, hạt nêm, dầu ăn… Ngoài ra để món súp được thơm hơn thì bạn có thể chuẩn bị thêm một mớ mùi nhỏ nữa.

Cách nấu súp gà ngon như sau

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt gà: Rửa sạch phần thịt gà với nước muối pha loãng và dấm, chanh để cho thịt thật sạch. Tiếp đến, bạn cho thịt gà vào trần qua với nước sôi để loại bỏ bọt bẩn, chất cặn giúp cho nước luộc sau được trong hơn. Trần xong, bạn đem gà ra rửa sạch.

Lòng trắng trứn g: Sau khi tách trứng lấy lòng trắng xong, bạn dùng đũa hoặc dụng cụ đánh tan trứng lên.

Bột năng: Hoà tan phần bột năng này với nửa bát con nước . Khi hoà bạn chú ý khuấy đều để bột không bị vón cục.

Nấm hương: Ngân cho nấm mềm với nước ấm rồi sau đó bạn đem nấm đi rửa sạch. Rửa xong, bạn để nấm cho thật ráo nước và thái sợi nấm hương.

Ngô ngọt: Ngô ngọt bạn cũng rửa sạch, nhặt bỏ kỹ phần mày ngô để khi ăn bạn không còn cảm giác bị gợn. Nếu cầu kỳ, bạn có thể ngồi bóp bỏ phần lõi ngô. Nếu bạn không có thời gian thì có thể bỏ qua bước này.

Bước 2: Làm chín nguyên liệu

Thịt gà: Thịt gà sau khi rửa sạch, bạn cho nước ngập mặt thịt gà rồi đun sôi. Khi nước sôi, bạn nêm một chút gia vị cho miếng thịt được ngấm rồi luộc cho chín. Thịt chín, bạn vớt thịt ra để nguội rồi sau đó xé sợi gà, bỏ xương.

Ngô ngọt: Cũng như thịt gà, ngô ngọt bạn cũng đổ nước ngập hạt ngô rồi sau đó đem luộc chín. Luộc ngô xong, bạn vớt ngô ra và để nguội, vẫn giữ lại nước luộc ngô.

Phi thơm một chút hành khô với 3 thìa cafe dầu ăn đã đun nóng già. Khi hành đã vàng thơm, bạn đổ thịt gà và nấm hương vào xào cho thật thơm. Nêm hạt nêm, mì chính cho vừa rồi tiếp tục đảo cho đến khi phần hỗn hợp này săn lại.

Cho phần nước luộc ngô đổ chung vào với phần nước luộc gà. Khi nước đã sôi, bạn cho toàn bộ phần thịt gà, nấm và ngô vào đun chung. Đun lửa vừa cho đến khi hỗn hợp trên sôi bật hẳn lên thì bạn chế từ từ phần bột năng vào và đảo đều tay.

Phần bột năng này sẽ quyết định món súp của bạn đặc hay loãng. Vì thế trong quá trình chế bột năng vào nồi súp, bạn sẽ điều chỉnh phần nguyên liệu này cho phù hợp. Chế xong, bạn lại tiếp tục khuấy đều tay cho đến khi nồi súp sôi đều.

Khi nồi súp đã sôi lên, bạn cho nốt phần lòng trắng trứng vào và lại khuấy cho thật đều. Làm xong, bạn điều chỉnh lại gia vị cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp. Múc súp nóng ra bát, bạn rắc một chút hạt tiêu và trang trí bằng một vài lá mùi lên bề mặt.

Bí quyết để nấu món súp gà ngon đúng chuẩn

Với cách nấu súp gà này, nên dùng bắp Mỹ để nấu thì súp sẽ có vị ngọt tự nhiên và có màu sắc đẹp

Chọn phần thịt ức gà để nấu súp sẽ ngon và đẹp mắt hơn.

Ngoài ra, phần ức gà rất giàu chất đạm nhưng lại ít chất béo, rất tốt để cho mọi người mà không phải lo lắng vấn đề tăng cân.

Như vậy là chỉ với ba bước của cách nấu súp gà, bạn đã có được những bát súp gà thật ngon để chuẩn bị cho cả nhà rồi phải không ạ? Vậy thì còn chờ gì nữa mà bạn chưa bắt tay vào thực hiện món khai vị cực ngon này?

II – Hướng dẫn cách nấu súp gà rau củ thập cẩm ngon nhất chuẩn vị nhất

Cuối tuần muốn thay đổi thực đơn cho gia đình, muốn lựa chọn một món ngon giàu dinh dưỡng phù hợp với trẻ em và người già. Hôm nay Mâm Cơm Việt sẽ hướng dẫn cách nấu súp gà rau củ ngon nhất chuẩn vị nhất. Như chúng ta biết súp là món ăn có nguồn gốc từ phương Tây với đa dạng hương vị từ gà, cá đến rau củ quả.

Súp gà rau củ thập cẩm gồm những gì

Thịt gà phi lê: 400 gram.

50gr bông cải trắng.

Củ cải trắng: 100 gram.

Củ năng: 150 gam

Cà rốt: 150 g.

50 gr củ dền.

Ngò, hành hoa.

100 g bắp.

Gia vị: đường cát, muối ăn, hạt nêm, tiêu.

Quy trình tiến hành làm súp gà rau củ

Bước 1: Chế biến thịt gà và tiến hành luộc gà

Thịt ức gà chúng ta mua về rồi rửa cho sạch. Thái thành gà lát dài, sau đó sau đó thái lại thành hạt lựu. Để thịt gà vô một cái nồi dùng để đun súp, cho chừng phân nửa nồi nước sạch sau đó cho lên trên bếp vặn lửa hầm cho thịt gà chín nhừ và tiết ra nước ngọt.

Bước 2: Sơ chế những loại rau và củ

Tiến hành chế biến rau củ quả trong khi ninh thịt gà. Các loại củ như củ dền và củ năng, củ cải trắng, su su, củ cà rốt bạn gọt sạch vỏ, chẻ ra rồi xắt khúc ngắn. Bắp ta đem rửa sạch sẽ và xắt làm hai.

Ngò và hành lá các bạn nhặt sạch sẽ và rửa cho thật sạch, sau cùng là thái nhỏ, để ra âu riêng. Bạn sử dụng dao xắt bông cải trắng thành các miếng nhỏ vừa ăn, sau đó rửa cho thật sạch lại cùng với nước và để khô ráo.

Lúc chúng mình làm xong rau củ, thì xoong gà hầm cũng gần chín. Ta đổ tất cả những loại củ vào nấu với thịt gà, nấu thêm khoảng 10ph thì trút bông cải trắng vào sau cùng.

Kho thêm khoảng 5p nữa thì cho các loại gia vị vô một lượng vừa, nêm và nếm cảm thấy hợp khẩu vị vừa miệng là được. Nước sôi lại thì nhắc xuống.

Múc súp gà và rau củ ra tô và cho thêm một ít tiêu và ngò, hành lá cho thật thơm.Thưởng thức ngay khi còn nóng hổi cho thơm và ngon nhe.

Lưu ý khi nấu súp gà rau củ

Ta phải lựa loại gà phi lê chúng ta thì thịt gà thơm ngon cho nước ngọt khi nấu súp gà rau củ sẽ ngon hơn nhiều nhá.

Bạn có thể lựa mua nguyên con gà về sau đó lóc lấy phần thịt ức gà, phần còn lại của gà các bạn để chế biến những món ăn khác ta thích.

Các loại rau củ này có thể tự điều chỉnh tùy theo sở thích của từng người nếu thích loại rau củ khác thì cho thêm vô hoặc không thích loại nào đó thì bỏ ra nha.

Cũng có thể thay bông cải trắng thành bông cải xanh.

Món súp gà rau củ sau khi hoàn thành có mùi thơm nhẹ hấp dẫn từ bắp là mùi thơm đặc biệt.

Khi ăn hương vị của súp gà rau củ là vị ngọt tự nhiên. Những loại rau củ và phần nước súp hòa quyện với nhau cực ngon. Rau củ chín vừa tới chứ không rục quá.

Món ăn của bạn đã hoàn thành chưa nào? Trông thật hấp dẫn phải không nào, màu sắc vô cùng đa dạng, vị thơm dịu nhẹ từ rau củ nấu chín, đến miếng thịt gà mềm dịu và nước súp trong trẻo đầy quyến rũ của món ăn làm người ăn không thể cưỡng lại được.

III – Cách nấu súp gà bằng bột sắn cho bé ăn dặm đơn giản

Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, không mất quá nhiều thời gian là mẹ có thể chế biến cho bé những món súp thơm ngon bổ dưỡng rồi đấy ạ!

Nguyên liệu: (cho 1 khẩu phần ăn)

Thịt gà: 50g (chọn phần thịt trắng).

Ngô ngọt: 30g. Rửa sạch, để ráo.

Nấm hương, mộc nhĩ: mỗi loại 1 cánh. Ngâm nước ấm cho mềm rồi băm nhỏ.

Trứng cút: 1 quả.

Nước dùng gà: 200ml.

Bột sắn, hành lá, gia vị.

Cách làm:

Thịt gà băm sơ, cho vào nước rồi đun sôi.

Cho ngô ngọt vào đun khoảng 5 – 7 phút cho ngô chín.

Cho nấm hương, mộc nhĩ vào nồi, thêm gia vị, nước mắm vừa ăn.

Khi nước sôi, hòa bột sắn với nước lọc rồi rót từ từ vào nồi, vừa rót vừa quậy đến khi nước sánh vừa tới.

Đập trứng cút vào bát với ít nước, khuấy đều rồi rót vào nồi, đánh tan trứng trong nồi súp.

Múc súp vào bát, rắc hành lá thái nhỏ lên trên, cho bé ăn khi còn ấm.

IV – Cách nấu súp gà nấm thập cẩm hương thơm ngon và bổ dưỡng cho cả nhà

Cơ thể chúng ta luôn cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhất là sau những hoạt động dài ngày căng thẳng hoặc sau khi mới bệnh dậy. Món súp gà nấu nấp thập cẩm là món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ ăn lại dễ tiêu hóa, không gây đầy bụng khó tiêu. Cùng tìm hiểu cách nấu súp gà nấm hương cực thơm ngon dành cho cả nhà.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Thịt gà: 400gr

Bắp Mỹ: 2 trái

Trứng gà: 2 trái

Nấm hương: 5 tai

Bột năng: 2 muỗng

Hành lá và ngò rí: 1 mớ nhỏ

Hành tím: 2 củ

Hạt nêm, đường, muối, tiêu xay và dầu mè

Mách nhỏ dành cho bạn

Với cách nấu súp gà nấm hương theo công thức ở đây, bạn nên dùng bắp Mỹ để nấu thì súp sẽ có vị ngọt tự nhiên và có màu sắc đẹp. Bắp Mỹ (hay còn gọi là Ngô ngọt) trong thành phần của bắp Mỹ có chứa beta carotene giúp sản sinh vitamin A tốt cho mắt.

Ngoài ra, bắp Mỹ còn giúp giảm cholesteron, ngăn ngừa thiếu máu, giúp giảm đau khớp và kiểm soát tiểu đường. Bắp Mỹ còn đặc biệt tốt giúp tăng cân có hiệu quả nhờ lượng calo dồi dào có trong bắp. Đặc biệt, bắp Mỹ còn có selen – một loại khoáng chất rất tốt cho cơ thể và các loại khoáng chất khác cũng có trong bắp như kẽm, sắt, mangan hay đồng,…

Bạn nên chọn phần thịt lườn gà để nấu súp sẽ ngon và đẹp mắt hơn. Ngoài ra, phần lườn gà rất giàu chất đạm nhưng lại ít chất béo, rất tốt để cho trẻ ăn mà không sợ béo phì và các mẹ thì tha hồ ăn mà không phải lo lắng vấn đề giảm cân.

Nấm hương là một loại thực vật cực giàu chất dinh dưỡng. Trong đông y, nấm hương được xem là một loại thuốc bổ, được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”. Nấm hương có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và bảo vệ tế bào gan.

Bên cạnh đó, nấm hương còn giúp điều trị và phòng chống các bệnh về tim mạch, giúp thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa – đặc biệt thích hợp dùng cho phụ nữ và người lớn tuổi.

Chính vì những lí do trên, sự kết hợp của thịt gà và nấm hương đã tạo nên một món ăn không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng, phù hợp với tất cả mọi độ tuổi.

Sơ chế nguyên liệu để nấu súp gà nấm hương như sau

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và đem đập dập rồi băm nhỏ, để riêng.

Hành lá và ngò rí lặt sạch, đem rửa sạch với nước, để ráo và đem xắt nhỏ, để riêng.

Nấm hương cắt bỏ chân, ngâm với nước nóng khoảng 20 phút cho nở. Sau đó vớt ra, rửa thật sạch với nước lạnh rồi đem xắt sợi nhỏ, để riêng.

Bắp Mỹ tách lấy hạt, bỏ lõi. Đem hạt bắp rửa sạch và để ráo.

Trứng gà đập ra và tách riêng lòng đỏ trứng với lòng trắng trứng, để riêng từng loại.

Lườn gà rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa sạch lại với nước, để ráo.

Bột năng đem hòa tan với 1 chén nước sôi để nguội, khuấy đều tay cho bột tan hoàn toàn.

Cách nấu súp gà nấm hương gồm các bước như sau

Bước 1: Luộc gà và luộc bắp

Bật bếp, cho nồi nhỏ lên bếp, cho thêm nước và lườn gà vào, nêm thêm một chút xíu muối vào để luộc chín lườn gà. Bạn chú ý chỉ đổ nước vừa đủ, sao cho xâm xấp với thịt gà là được. Khi nước sôi, hớt bọt trắng cho nước luộc thêm trong và đun thêm khoảng 5 phút thì nhấc nồi nước luộc gà ra.

Gà vớt ra, ngâm vào nước lạnh ngay cho nhanh nguội và cho thịt gà săn hơn. Khi gà đã bớt nóng, bạn dùng tay xé thịt gà thành những sợi nhỏ vừa ăn rồi để riêng.

Sau khi luộc gà xong, bạn lại cho bắp vào một cái nồi khác, cho thêm một chút nước và một chút muối để luộc bắp cho thật mềm. Luộc bắp khoảng 10 phút là mềm. Lấy 1 hạt ăn thử nếu thấy bắp đã chín mềm, không còn cứng thì nhấc nồi ra, vớt bắp đem ngâm vào nước lạnh rồi cho vào rổ để ráo. Phần nước luộc bắp giữ lại, để riêng để tiếp tục dùng chế biến.

Bước 2: Xào thịt gà và nấm hương

Cho chảo chống dính lên bếp, chờ cho chảo nóng thì cho 2 muỗng dầu mè vào, tráng đều mặt chảo. Khi dầu nóng già thì cho 2 muỗng hành tím băm nhỏ vào để phi thơm.

Khi bạn thấy hành seo lại và dậy mùi thơm thì cho thịt gà đã xé sợi và nấm hương vào xào cùng. Nêm thêm 1 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng cafe đường và 1/2 muỗng cafe muối vào, đảo đều tay cho thịt gà cùng nấm hương thấm gia vị. Bạn xào thịt gà và nấm hương khoảng 5 phút là nhấc chảo xuống.

Bước 3: Cách nấu súp gà nấm hương

Cho nồi nước bắp luộc khi nãy lên bếp, nêm thêm 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe hạt nêm và 1 muỗng cafe đường vào, khuấy đều tay cho gia vị tan. Đun sôi nước một lần nữa.

Khi nước đã sôi lại bạn từ từ cho chén nước đã pha bột năng vào, khuấy thật đều tay. Tiếp theo, bạn đổ từ từ lòng trắng trứng vào nồi súp, khuấy thật đều tay cho lòng trắng tan ra, tạo thành các sợi vân nhỏ. Sau đó cho bắp, thịt gà và nấm hương vào nấu cùng.

Với cách nấu súp gà nấm hương này, nếu bạn thích ăn luôn phần lòng đỏ trứng gà, bạn có thể để nguyên lòng đỏ cho vào nấu cùng hoặc đem đổ lòng đỏ trứng vào từ từ (giống cách làm với lòng trắng trứng gà), trong khi đổ thì dùng đũa khuấy thật đều tay để tạo sợi vân nhỏ.

Cách Nấu Cháo Gà Cho Người Ốm Ăn Nhanh Khỏi Bệnh

Cách nấu cháo gà cho người ốm ăn nhanh khỏi bệnh: Cháo gà là món ăn truyền thống của người dân Việt, người ốm và cả người khoẻ đều có thể ăn món cháo ngon này mỗi ngày, tuy nhiên cách nấu cháo thịt gà lại khác nhau vì người ốm khó ăn, khẩu vị lại nhạt hơn bình thường, không ăn được đồ khô, ít nước, nếu nấu cháo thì phải cho thêm nước vào, quậy đều cho sánh, nêm nhạt, khi…

Người đang bị bệnh ăn thịt gà có tốt không?

Trong Đông y, thì thịt gà là loại thực phẩm có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh nên được coi là nguyên liệu rất tốt trong việc khôi phục sức khỏe cho những người ốm. Bên cạnh đó, loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận.

Thực phẩm chế biến từ thịt gà cung cấp một lượng lớn protein cho cơ thể, cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, từ đó giúp bệnh nhân khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng cũng như thêm phần dẻo dai cho cơ bắp của bạn. Mặc dù thịt gà cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng, và nó cần thiết cho người bị cảm cúm.

Tuy nhiên bạn cần hạn chế, không nên ăn quá thường xuyên. Đặc biệt với những trường hợp bị viêm xoang, hay có vết thương thì nên tránh. Bạn cũng có thể tham khảo một số món ăn chế biến từ thịt gà, rất tốt cho người bị cảm cúm:

+ Canh gà: Theo trung tâm y học ở Mỹ nghiên cứu thì canh gà sẽ giúp bệnh nhân cảm cúm cải thiện bệnh về vòm họng và đường hô hấp. Canh gà rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng bị của cảm cúm như bị ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng… Bởi vì trong thịt gà có chứa nhiều amino axit chứa rất nhiều chất dinh dưỡng để làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

+ Cháo gà: Dùng thịt gà mang nấu cháo cũng là một cách giúp cơ thể hấp thu tốt và không bị ngán khi ăn lúc bị cảm. Hơn nữa cháo là một món ăn nhẹ và khá dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng hơn trong khi cơ thể bị mệt mỏi. Bạn có thể tham khảo cách nấu cháo gà khoai lang và cháo gà rau ngót.

+ Súp gà: Sử dụng thịt gà nấu súp cũng là một ý kiến hay, giúp bệnh nhân thay đổi món ăn sẽ khiến bệnh nhân ăn ngon miệng hơn. Hơn nữa bệnh cảm cúm rất dễ buồn nôn, nhưng món súp sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nguyên liệu nấu cháo gà dành cho người ốm

+ 1 con gà ( 1,2kg – 1,5kg)

+ 100g gạo tẻ (½ bát con gạo tẻ)

+ 100g gạo nếp (½ bát con gạo nếp)

+ 1 – 2 củ hành tây

+ 2 củ hành khô

+ 1 nhánh gừng to

+ Hành lá, tía tô, lá chanh

+ Trứng gà (không bắt buộc)

+ Gia vị: mắm, muối, đường phèn, tiêu, hạt nêm, mì chính (bột ngọt), chanh ớt tươi

Cách nấu cháo gà dành cho người bệnh ăn chóng khỏi

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

+ Gạo vo sơ qua, cho nước ấm vào ngâm khoảng 30 phút – 1 tiếng nếu có thời gian (tốt nhất là ngâm gạo trước trong khi chờ luộc gà là được)

+ Hành tây bỏ vỏ, bổ đôi, hành khô bỏ vỏ, bổ đôi hoặc ba, đập dập

+ Gừng bỏ vỏ, một phần cắt lát dày, đập dập. Phần còn lại thì thái sợi để ra đĩa, sẽ rắc vào cháo khi ăn.

+ Hành tươi bỏ rễ, rửa sạch, phần gốc hành thì cắt khúc, chẻ nhỏ, phần lá hành thái nhỏ.

+ Tía tô rửa sạch, thái nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái chỉ.

Bước 2: Chế biến thịt gà để nấu cháo gà ăn giúp hạ sốt

+ Gà xát muối, rửa sạch. Cho gà vào nồi, đổ gà ngập nước, khoảng 2,5 – 3 lít nước, mình nấu 2,8 lít nước. Cho vào nồi nước luộc gà 1 Tbsp muối + 1 tsp đường phèn. Đun sôi, hớt bọt bỏ đi, tiếp theo là cho hành tây, hành khô và gừng đập dập vào nồi, đậy vung đun cho sôi lại. Hạ lửa nhỏ, để sôi âm ỉ khoảng 30 phút, tắt bếp. Ngâm gà thêm 15 phút nữa.

+ Thử gà chín bằng cách dùng tăm/ que xiên thịt xiên vào phần thịt dày nhất của gà xem có còn tiết ra nước đỏ không, nếu không tức là gà đã chín. Vì nấu cháo gà, nên gà ninh hơi mềm hơn so với gà luộc một chút, thứ nhất là để ra thêm nước ngọt cho món cháo, thứ hai là để thịt gà khi cho vào cháo ăn sẽ mềm hơn.

+ Vớt gà ra đĩa cho nguội. Chặt phần xương gà: đầu, cổ, cánh, đùi cho ra đĩa để ăn chấm muối tiêu chanh. Phần ức gà và phần áp đùi thì xé nhỏ, ướp thêm chút muối, mì chính, tiêu, thêm chút lá chanh cho đậm đà và thơm hơn

Bước 3: Nấu cháo thịt gà ăn giải cảm

+ Phần nước luộc gà có khá nhiều váng mỡ, tùy theo gia đình nếu thích ăn mỡ gà cho món cháo thêm béo ngậy cũng như có màu vàng đẹp mắt thì để lại, còn không thì hớt bỏ đi. Nhà mình các món bún, phở, cháo lẩu đều hớt hết sạch lớp mỡ trên cùng đi để đảm bảo sức khỏe về lâu về dài 🙂

+ Cho gạo đã ngâm vào nồi, đun sôi, hạ lửa nhỏ đun khoảng 5 phút, vừa đun, vừa khuấy đều kẻo phần gạo bén cháy phía dưới đáy nồi. Sau đó tắt bếp, để nồi cháo đó 45 phút – 1 tiếng, hạt gạo sẽ tự nở bung trong nồi nước luộc gà còn nóng.

+ Mở vung đảo đều nồi cháo, đun thêm 5 phút nữa, vừa đun vừa khuấy nồi cháo bằng thìa gỗ hoặc phới đánh trứng, để cho hạt gạo vỡ ra, hòa quyện nếp và tẻ với nhau, cháo sẽ sánh lại. Nêm vào nồi cháo 2 tsp hạt nêm, đảo đều, nêm nếm lại cho vừa ăn.

Tags: cách nấu cháo gà, cách nấu cháo gà gạo rang, cách nấu cháo gà trị cảm cúm, cháo gà tía tô, cách nấu cháo gà cho người bị cảm, cách nấu cháo gà nấm, cháo gà đậu xanh, cháo gà cho bé

Kinh Nghiệm Nấu Súp Gà Đơn Giản Từ Trứng, Ngô Non, Rau Củ Cho Bé Và Người Mới Ốm Dậy

Cách nấu súp gà thực ra khá là đơn giản. Nguyên liệu làm món này cũng dễ tìm. Món súp gà thường xuất hiện trong phần khai vị giúp kích thích vị giác người ăn. Món ăn là một sự tổng hợp nhiều thành phần dinh dưỡng như chất đạm, vitamin, tinh bột,…rất dinh dưỡng và đảm bảo cho sức khỏe. chúng tôi hôm nay sẽ giới thiệu nhiều cách làm món súp gà thơm ngon bổ dưỡng cho bạn tham…

Cách nấu súp gà thực ra khá là đơn giản. Nguyên liệu làm món này cũng dễ tìm. Món súp gà thường xuất hiện trong phần khai vị giúp kích thích vị giác người ăn. Món ăn là một sự tổng hợp nhiều thành phần dinh dưỡng như chất đạm, vitamin, tinh bột,…rất dinh dưỡng và đảm bảo cho sức khỏe. chúng tôi hôm nay sẽ giới thiệu nhiều cách làm món súp gà thơm ngon bổ dưỡng cho bạn tham khảo ngay sau đây.

1. Công thức nấu súp gà xé với ngô non cực ngon

1.1. Nguyên liệu làm súp gà ngô non

Với cách nấu súp gà xé với ngô non, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

Ngô non: 2 bắp (có thể mua một hộp ngô non bán sẵn)

Cà rốt: Nửa củ

Nấm hương: 7-10 cái

Ức gà hoặc đùi gà: 1 cái

Bột năng: 3 thìa canh

Rau mùi: vài cọng

Tiêu bột, hạt nêm

Lòng trắng trứng gà: 1 cái lớn hoặc 2 cái nhỏ

1.2. Cách nấu súp gà xé với ngô non

Thịt gà mua về rửa sạch và khử mùi tanh. Sau đó bạn đem đi luộc. Khi đã luộc chín thịt gà, bạn vớt ra và đem xé sợi nhỏ. Giữ lại nước luộc thịt gà.

Ngô tách lấy hạt rồi đem rửa với nước sạch. Đêm ngô đi luộc chín vớt ra, để ráo. Nấm hương đem ngâm trong bát nước lạnh cho nở đều ra. Sau đó bạn vớt nấm ra, rửa lại cho sạch rồi đem thái thành sợi. Cà rốt rửa sạch, cắt hạt lựu. Rau mùi rửa sạch cắt khúc hoặc thái nhỏ tùy ý.

Bật bếp đun sôi lại nước luộc ức gà, vớt các bột khí nổi lên để nhìn nồ nước được sạch. Cho ngô non, cà rốt, nấm hương vào khi nước đã sôi. Tiếp tục đun sôi, nhỏ lửa các nguyên liệu và nêm nếm các gia vị cho vừa miệng. Sau khoảng 3 phút bạn cho phần thịt ức gà đã xé vào nồi nước, đảo đều.

Bột năng bạn cho khoảng 3 thìa canh vào trong một chiếc chén nhỏ, khuấy tan với một ít nước. Vừa đổ vừa khuấy bột năng vào nồi để tránh bột vón cục. Bột năng sẽ giúp cho nồi súp sánh đặc lại đúng chuẩn. Sau đó bạn khuấy từ từ lòng trắng trứng gà để tạo những vân trắng đẹp cho nồi súp. Bạn tắt bếp, cho rau mùi và ít tiêu vào là được.

2. Cách nấu súp gà rau củ thơm ngon

2.1. Nguyên liệu làm súp gà rau củ

Thịt gà: 400 gr Củ cải trắng: 100 gr

Củ năng: 150 gr Bông cải trắng: 50 gr

Củ năng: 150 gr Su su: 100 gr

Cà rốt: 150 gr Củ dền:50 gr

Bắp: 100 gr Hành hoa

Ngò gai Đường, muối

Hạt nêm, tiêu bột Nước sạch: 1 lit

2.2. Bước sơ chế các nguyên liệu

Thịt gà mua về bạn nên rửa cho sạch và khử mùi tanh. Sau đó bạn đem thịt gà ra thái thành từng miếng vuông nhỏ. Lấy một cái nồi rồi đổ nước sạch vào. Bạn cho thêm thịt gà vào rồi hầm cho thịt gà chín nhừ, vớt các bọt khí ra cho nồi nước trong nhìn đẹp mắt.

Trong thời gian chờ nước gà hầm chín nhừ, bạn sẽ tiến hành sơ chế các loại rau củ. Ngò và hành lá, bạn sẽ nhặt và rửa sạch rồi rồi thái nhỏ. Bông cải trắng bạn cắt ra thành từng miếng nhỏ cho vừa miệng. Bắp bạn rửa sạch, để ráo. Bạn đem gọt sạch vỏ, cắt miếng nhỏ hạt lựu với các củ dền, củ cải, su su, củ năng, cà rốt.

2.3. Cách nấu súp gà rau củ

Khi nồi nước hầm gần chín, bạn đổ các loại củ quả cứng vào trước (cà rốt, củ năng,…). Đun sôi chừng 10 phút thì bỏ bông cải tráng vào nồi khuấy đều. Nêm nếm các loại gia vị cho vừa miệng, rồi tắt bếp và nhắc xuống. Cho thêm ngò, tiêu hành vào cho thơm là bạn đã có thể thưởng thức món súp gà rau củ ngon miệng rồi.

3. Cách nấu súp gà khoai tây thập cẩm đơn giản

3.1. Nguyên liệu làm súp gà khoai tây

Xương gà: 300 gr Lườn gà: 100 gr

Khoai tây: 100 gr Cà rốt: 50 gr

Súp lơ trắng: 20 gr Súp lơ xanh: 30 gr

Hạt ngô nếp: 30 gr Củ cải trắng: 40 gr

Nước mắm: 1 thìa canh Đường: nữa thìa canh

Bột năng: 1 thìa canh Trứng: 1 quả

Rau thơm, tiêu Nước sạch

3.2. Cách làm súp gà khoai tây thập cẩm

Cho xương gà vào một nồi nước đun sôi trong 1 phút thì vớt ra, rửa sạch lại với nước. Sau đó cho xương gà vào một nồi nước sạch. Ninh sôi xương gà trong 30 phút thì tắt bếp vớt xương ra, giữ lại nước.

Trong khi đun nước ninh gà bạn sẽ sơ chế các nguyên liệu khác. Lườn gà, bạn đem rửa sạch, cắt miếng thành từng miếng vuông nhỏ. Cà rốt, khoai tây, củ cải trắng bạn cạo vỏ, rửa sạch cắt miếng hạt lựu. Ngô nếp rửa sạch để ráo. Súp lơ rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn.

Sau khi vớt xương gà ra khỏi nồi nước. Bạn cho phần thịt lườn gà đã sơ chế vào khuấy đều. Sau đó cho khoai tây, cà rốt, ngô nếp vào nồi nước, khuấy đều. Chờ cho nước sôi một hồi, bạn cho thêm vào củ cải trắng, súp lơ trắng, súp lơ xanh vào khuấy đều.

Chờ nước sôi chừng 3 phút, bạn đổ vào 1 thìa canh nước mắm, nửa thìa đường rồi khuấy cho tan. Thêm ít nước vào chén bột năng rồi khuấy đều, sau đó bạn vừa khuấy vừa đổ thìa bột năng vào nồi súp cho đến khi nước sánh lại. Đập trứng ra một chiến chén, đánh đều hòa quyện lòng đỏ và lòng trắng trứng lại với nhau. Vừa khuấy vừa đổ trứng vào trong nồi súp. Khuấy đều một lần nữa cho các nguyên liệu trong nồi hõa lẫn với nhau rồi bạn tắt bếp, rắc lên phần rau thơm, hạt tiêu để tạo mùi là được.

4. Các bước nấu súp gà cho bé ăn dặm

4.1. Nguyên liệu nấu súp gà cho bé ăn dặm

Thịt gà: 50 gr

Ngô non: 30 gr

Xương gà: 300 gr

Trứng cút: 1 quả

Bột sắn: 1 thìa cafe

Nấm hương, mộc nhĩ: mỗi thứ một cái

4.2. Cách nấu súp gà cho bé ăn dặm

Rửa sạch xương gà rồi đem đi ninh trong 30 phút để nước được ngọt. Sau đó bạn vớt xương gà ra vứt đi và giữ lại nước làm nước dùng. Phần nấm hương và mộc nhĩ bạn đem ngâm cho nở mềm rồi thái nhỏ hoặc đem băm sợi. Thịt gà bạn rửa sạch rồi đem thái nhỏ, băm nhuyễn. Ngô non bạn đem thái nhỏ ra để bé dễ ăn.

Cho 200 ml nước dùng vừa nấu vào trong một chiếc nồi rồi bắc lên bếp. Bật bếp lên đun hơi nóng nước thì cho thịt gà băm vào. Chờ nước sôi, bạn cho ngô, nấm hương, mộc nhĩ vào khuấy đều. Bột sắn bạn đổ một ít nước vào khuấy đều cho tan, rồi vừa đánh vừa đổ vào nồi. Trứng cút bạn tách vỏ đánh nhuyễn cho một chiếc chén. Sau đó bạn vừa đánh vừa đổ vào nồi súp. Khi thấy nước đã sôi trở lại thì bạn tắt bệp, chờ cho món súp nguội đi rồi múc ra cho bé thưởng thức.

5. Cách nấu súp gà cho người ốm

Người mới ốm dậy thể trạng và dạ dày co bóp còn yếu. Món súp gà vừa dễ nuốt, lại vừa giàu dinh dưỡng là một rất cần thiết giúp nhanh chóng hồi phục thể trạng trong những ngày dưỡng bệnh rất tốt.

5.1. Nguyên liệu làm món súp gà cho người ốm

Thịt gà: 100 gr Tôm tươi: 100 gr

Gạo: 100 gr Cà rốt: 400 gr hoắc một củ nhỏ vừa phải

Cà chua: 1 trái Rau thơm, hành lá

Muối, bột ngọt, tiêu xay, dầu ăn

Hành khô, tỏi khô 1 nắm gạo

5.2. Bước sơ chế nguyên liệu

Thịt gà bạn rửa sạch, cắt ra thành từng miếng rồi băm nhỏ. Tôm tươi đem lột vỏ, rửa sạch rồi bằm hoặc đem xay nhỏ. Gọt vỏ và rửa cà rốt cho sạch rồi băm nhỏ hoặc xắt hạt lựu. Rửa sạch và băm nhỏ cà chua. Hành lá và rau đem rửa cho sạch rồi cắt nhỏ. Hành tỏi đem bóc vỏ, rửa sạch, cặt nhỏ.

5.3. Cách nấu súp gà cho người mới ốm dậy

Thịt gà bạn đem luộc sơ qua với nước. Để thì bạn có thể học một số mẹo được hướng dẫn ở các bài viết trên chúng tôi Luộc xong thì vớt gà ra, giữ lại nước. Đặt một chiếc nồi khác lên bếp, đổ dầu vào rồi cho hành tỏi vào phi lên cho thơm. Đổ tiếp cà rốt vào, đảo đều khoảng 1 phút thì cho đổ vào nồi một bát nước sạch. Cho gạo và cà chua đã sơ chế vào nồi khuấy đều. Chờ nước sôi sau hai phút đổ thịt gà vào khuấy lên. Đun thêm 3 phút, bạn đổ nước luộc gà 1 lượng vừa phải vào. Cho lửa nhỏ lại rồi đun thêm chừng 20 phút. Nêm nếm các gia vị cho vừa miệng rồi múc súp gà ra chén và thưởng thức.

Mẫu Đơn tổng hợp

Cách Nấu Cháo Giải Cảm Cho Người Bị Ốm

Khi nhắc đến món ăn giải cảm người ta thường nghĩ ngay tới món cháo tía tô. Theo đông y, tía tô là nguyên liệu có vị cay nhẹ, tính ấm, giúp giảm tình trạng ho, khó thở, tức ngực, đặc biệt hiệu quả trong trị cảm lạnh. Vậy làm thế nào để chế biến món cháo giải cảm này?

Tía tô là loại rau gia vị rất dễ trồng, dễ mua ở nước ta. Với tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao nên lá tía tô có thể đem lại những hiệu quả tuyệt vời với người bị cảm lạnh.

Chuẩn bị nguyên liệu

Gạo nếp: 40g

Trứng gà: 4 quả

Thịt lợn: 300g

Gạo tẻ: 80g

Tía tô: 1 mớ

Hành lá: 5 cây

Rau mùi: 1 nắm

Hành tím băm: 1 củ

Muối : Vừa đủ

Hạt tiêu: Vừa đủ

Dầu ăn: Vừa đủ

Nước mắm : Vừa đủ

Hạt nêm : Vừa đủ

Hướng dẫn cách nấu cháo tía tô giải cảm

Bước 1:

Rửa sạch thịt lợn, băm nhỏ rồi trộn đều cùng hành tím thái nhỏ. Nêm thêm hạt tiêu, nước mắm và ướp trong vòng ít nhất 10 phút cho ngấm gia vị.

Bước 2:

Vo gạo rồi đổ vào nồi đun nhỏ lửa cho đến khi cháo nhuyễn.

Bước 3:

Trong lúc đợi cháo chín, cho một bát nước với một muỗng giấm gạo vào xoong, rồi đập trứng vào đặt lên bếp và luộc cho đến khi trứng sệt lại, lòng đỏ vẫn còn lòng đào, trứng hơi nổi lên trên mặt thì tắt bếp, rồi vớt trứng ra rửa sạch ngay với nước lạnh và bóc bớt lòng trắng ở một mặt trứng cho đẹp mắt và để riêng.

Bước 4:

Trong thời gian đợi cháo chín thì thái nhỏ hành tím phi thơm rồi xào thịt băm. Sau khi cháo chín đều thì cho thịt đã nấu chín vào nồi cháo đảo đều. Nếu cháo quá đặc bạn có thể cho thêm ít nước đun thêm khoảng 10-15 phút. Nhớ nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bước 5:

Rửa sạch, thái nhỏ hành lá, tía tô, rau mùi cho vào bát sau đó múc cháo đổ lên trên. Nhẹ nhàng đặt quả trứng lên trên bát cháo, rắc thêm chút hạt tiêu tùy khẩu vị và cho người ốm thưởng thức ngay khi còn nóng để mồ hôi toát ra sẽ rất nhanh chóng khỏi ốm

Chú ý không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi cần sử dụng cẩn trọng.