Cách Nấu Súp Gà Giải Cảm / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu 7 Món Súp Gà Giải Cảm Cực Tốt

Súp mỳ gà: Đây được xem là một trong những món súp gà giải cảm cực tốt. Để thực hiện món này, bạn cần chuẩn bị mỳ trứng, thịt gà, cà rốt, húng tây, cần tay, mùi tây, hạt tiêu, lá nguyệt quế. Sau khi sơ chế và cắt nhỏ các loại nguyên liệu, bạn cho gà đã ướp gia vị vào đảo đều khoảng 3 phút thì cho tiếp cà rốt vào đảo tiếp. Khi gà ngả sang màu vàng thì cho 3 chén nước lọc, đun sôi và thả mỳ vào, đun cho đến khi mỳ chín, nêm nếm gia vị vừa ăn là được. Đây là món ăn nhiều dinh dưỡng và giải cảm cực tốt trong mùa đông.

Súp mỳ gà với rau chân vịt: Nguyên liệu của món này bao gồm dầu oliu, tỏi, nước dùng gà, ức gà, phô mai, hạt tiêu, mỳ ống ngắn, hạt nhục đậu khấu, rau chân vịt. Món ăn này cung cấp lượng lớn vitamin C từ rau chân vịt giúp tăng cường miễn dịch và có mùi vị thơm ngon hấp dẫn của pho mát và hạt nhục đậu khấu.

Súp gà nấu gạo lứt: Thành phần của món này gồm có gạo lứt hoang, hành tây, tỏi, nước dùng gà, khoai tây nướng, sữa, bột mỳ, pho mát, hạt tiêu, muối, mùi tây. Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng kết hợp với nước súp sánh mịn từ nước dùng gà, bột mỳ và mùi thơm của pho mát tạo nên một món súp giải cảm hấp dẫn, bổ dưỡng.

Súp gà đậu trắng: Đậu trắng chứa nhiều protein và chất xơ kết hợp với vitamin từ rau chân vịt cung cấp tạo nên món súp giúp bạn cung cấp đủ dinh dưỡng khi bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thịt đùi gà cho món này để tiết kiệm thời gian chế biến.

Súp gà kiểu nhiệt đới: Nguyên liệu của món này bao gồm gạo, đậu trắng, nước dùng gà, hành tây, tỏi, thịt ức gà, rau mùi, cà chua, bơ, hạt tiêu. Với thành phần gạo và đậu trắng, món ăn này có hàm lượng lớn tinh bột và chất xơ. Bên cạnh đó những loại gia vị cay nồng có nguồn gốc từ miền nhiệt đới hay chất béo từ bơ cũng có lợi cho sức khỏe.

Súp gà kiểu Mexico: Vị cay nồng của món súp này khiến bạn toát mồ hôi, thậm chí làm thông mũi và có cảm giác khỏe khoắn hơn. Bạn có thể ăn kèm loại súp này với bánh ngô chiên giòn. Để chuẩn bị cho món này, bạn cần có dầu đậu phộng, ức gà, ức gà, nước dùng gà, hành tây, cần tây, ngô hạt, tỏi, ớt bột, ớt xanh đóng hộp, rau mùi.

Súp mỳ gà kiểu Trung Quốc: Loại súp này ít chất béo và cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C cho người ốm. Bên cạnh đó, gừng có trong món này cũng giúp giảm đau nhức cơ bắp. Nguyên liệu cho món này bao gồm mỳ trứng, dầu hạt hải, gừng, tỏi, nước dùng gà, thịt ức gà, nước tương, tương ớt, hạt tiêu, hành lá, rau bó xôi.

Theo Kiến thức

Cháo Trứng Tía Tô Giải Cảm

Xuân xuân ơi xuân đến rồi…

Mùa xuân.. mùa của cây lá… của phấn hoa… của dị ứng thời tiết và.. cảm cúm.

Vậy nhưng, cho dù cẩn thận thế nào thì cứ như đến hẹn lại lên, năm nào vào mùa này mình cũng bệnh ít nhất một lần (thế là đã hạnh phúc lắm rồi :P). Ở nơi đất khách quê người, bình thường thì mình có thể mạnh mẽ vùi đầu với cuộc sống, nhưng những lúc mệt mỏi, cảm cúm là con người lại thấy yếu đuối ngay, lại tủi thân, lại nhớ nhà. Nhớ những lúc bệnh, lúc sốt nằm ngủ li bì có người lo cho từng viên thuốc, lo cho từng chén cháo. Giờ đây khi sổ mũi hắt hơi muốn banh cái đầu thì vẫn phải ráng gượng dậy tự tìm thuốc uống, tự xông hơi, tự nấu cho mình miếng cháo. Không thì cứ nằm bẹp dí ở đấy thôi 🙁

Cũng mày mà nhờ vậy mình đã trưởng thành lên rất nhiều, đã có thể tự nấu cho mình một bát cháo giải cảm khi mệt mỏi. Đó là nhờ một lần ăn ké một người bạn nên mình mới biết đến món cháo trứng tía tô giải cảm này. Điều làm mình thích là món cháo này khá đơn giản, nấu cũng nhanh và giúp mình ăn được lá tía tô vì khi ăn rau sống mình không ăn được loại lá này.

Mỗi khi bệnh thì cơ thể mình rất cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để có năng lượng mà hồi phục sức khoẻ. Cháo giải cảm có tinh bột (cháo nấu bằng gạo), thịt bò bằm (chất đạm), trứng và lá tía tô.

Đầu tiên là nấu một nồi cháo trắng. Bình thường nếu có cơm nguội thì mình sẽ nấu cháo từ cơm nguội để rút ngắn thời gian ninh cháo. Nếu không thì có thể ngâm gạo trong nước lạnh để gạo nở một phần trước khi nấu cũng sẽ nhanh hơn. Khi nấu cháo, mình đun sôi nước nóng rồi mới đổ gạo vào, vặn lửa to và khuấy đều. Đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa lại để thêm khoảng 30 phút cho cháo nhừ. Khi nấu có thể thêm vài miếng gừng đập dập.

Lá tía tô rửa sạch, để ráo và xắt sợi mỏng. Trứng gà thì chỉ lấy lòng đỏ. Lòng trắng để tủ lạnh để sau này chiên trứng cũng có thể lấy ra dùng.

Nếu thịt bò bằm bạn mua là tươi roi rói thì có thể múc thịt bò vào tô (nhiều hay ít tuỳ mình muốn ăn bao nhiêu), thêm lá tía tô và một lòng đỏ trứng. Sau đó múc cháo trắng nóng hổi đổ vào tô và khuấy đều. Cháo nóng sẽ làm chín thịt nên nếu bạn dùng thịt sống. Vì vậy, xin lưu ý tốt nhất cháo nên là cháo vừa nấu sôi còn trên bếp. Nếu cháo đã nguội thì dù bạn có dùng microwave để hâm nóng thì nhiệt độ của cháo vẫn sẽ không đủ để làm chín thịt.

Mình thì thích ăn chín uống sôi. Thêm nữa lại không chắn chắn về độ tươi của thịt bò mua ở chợ, nên bình thường mình sẽ nấu chín thịt bò trước khi ăn. Bình thường mình sẽ không ăn hết nguyên một nồi cháo nên mình chỉ nấu cháo trắng trong nồi lớn. Sau đó múc lượng cháo vừa ăn ra nồi nhỏ, bật lửa lớn, bỏ thịt bò bằm vào quấy lên đến khi thịt chín (khoảng 3-5 phút). Lúc này mình sẽ có món cháo thịt bò. Rồi chan cháo vào trong tô để sẵn trứng gà và lá tía tô và quậy lên cho đều. Đây cũng là cách mình hâm lại cháo vào những lần sau, thay vì hâm tới hâm lui nguyên cả một nồi cháo to sẽ làm mất chất dinh dưỡng.

Khi ăn, cháo giải cảm có màu nâu nâu của thịt bò, màu vàng nhạt của lòng đỏ trứng và những sợi lá tía tô như những sợi rong biển. Món cháo càng thêm hấp dẫn khi rắc thêm hạt tiêu và hành lá xắt nhỏ. Lá tía tô vị cay, tính ấm rất tốt cho việc giải cảm. Cháo phải ăn khi thật nóng để giúp mình đổ mồ hôi. Khi nấu cháo trắng mình không nêm nếm gì nên khi ăn mình hay thêm ít nước mắm để cháo thêm mùi vị dễ ăn hơn vì bệnh hay làm mình lạt miệng mà.

Bạn thấy không: “muốn ăn thì lăn vào bếp”, “có thực mới vực được đạo”; các cụ nhà mình dậy chẳng có sai câu nào. Dù có khó khăn thế nào thì khi con người đứng trước khó khăn cũng luôn phải tự đứng dậy và tập… nấu cho mình một bát cháo giải cảm để lấy năng lượng cho bản thân mình chứ nhỉ 😉

Học Lỏm Mẹ Singapore Cách Nấu Súp Gà Ác Cho Bé Trị Cảm Lạnh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thịt gà ác giàu chất chống oxy hóa và carnosine. Nhờ vậy mà nó rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời súp gà ác cũng là một phương pháp đơn giản khác giúp làm dịu bệnh của bé.

Cách nấu súp gà ác cho bé của mẹ Singapore

Bước 1: Mẹ rửa sạch thịt gà rồi cắt miếng nhỏ.

Bước 2: Dùng cán dao để đập cho thịt gà mềm.

Bước 3: Đặt thịt gà vào bát và cho vào nồi hấp cách thủy. Mẹ có thể đậy nắp bát nếu muốn.

Bước 4: Đổ nước vào nồi, đậy nắp vung kín một nửa miệng nồi.

Bước 5: Bật lửa to đun sôi nước. Sau 10 phút vặn nhỏ lửa.

Bước 6: Đun lửa nhỏ trong 3 giờ, thêm nước nếu cần.

Bước 7: Tắt bếp, để 10 phút cho nước nguội bớt. Sau đó chắt lấy nước thịt gà trong bát.

Bước 8: Mẹ lọc lại nước thịt gà qua rây để loại bỏ tạp chất

Bước 9: Cho vào bát để bé thưởng thức.

Lợi ích của súp gà ác với sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng của gà ác

Từ xa xưa, gà ác đã được coi là món ăn bổ dưỡng của người Trung Quốc và Việt Nam. Loại gà này có lông vũ màu trắng tuyết, mềm như tơ tằm trên đầu. Bên dưới lớp lông là lớp da, thịt và xương đều có màu đen.

Thịt gà ác có tác dụng bổ dưỡng cao hơn gà thường. Mỗi 100g gà ác có khoảng 22,3g protid và 2,3g lipid trong khi gà thường chỉ khoảng 18,2 – 20,3g protid nhưng có đến từ 7,5 -1 0,5g lipid.

Theo kinh nghiệm của Đông y, thịt gà ác có tác dụng làm tăng sức dẻo dai, cải thiện công năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ.

Thịt gà ác ít mỡ, rất giàu đạm và có chừng 18 loại acid amin, nhiều vitamin như A, B1, B2, N12, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu…

Hàm lượng chất sắt (giúp bổ máu) trong thịt gà ác rất cao, chiếm 7,9%, trong khi gà ri chỉ có 3,9%.

Tác dụng chữa bệnh của thịt gà ác

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thịt gà ác giàu chất chống oxy hóa và carnosine. Nhờ vậy mà nó rất tốt cho quá trình nuôi dạy con.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Nam Xương ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng giống gà này có số lượng carnosine nhiều gấp 2 lần so với gà thông thường.

“Chúng tôi chắc chắn rằng gà ác là một trong những loại thực phẩm giàu carnosine nhất “, nhà nghiên cứu Ying-gang Tian của Phòng thí nghiệm Khoa học thực phẩm tại Đại học Nam Xương ở Nam Xương chia sẻ.

Theo Tian, ​​gà ác có lợi trong điều trị bệnh tiểu đường, thiếu máu, đau bụng kinh và rối loạn hậu sản. Nó cũng tốt cho hệ miễn dịch và giúp phát triển cơ bắp của trẻ.

” Gà được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của bệnh tật “, ông Tian chia sẻ.

Tác dụng của gà ác trong điều trị cảm cúm

Theo nghiên cứu của bác sĩ Stephen Rennard thuộc trường Đại học Nebraska, Mỹ cho biết nước súp gà ác giúp làm tan những chỗ sung huyết, phù nề, làm loãng dịch tiết.

Nó giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và có tác dụng làm giảm triệu chứng do cúm hoặc cảm lạnh gây ra.

Trong nước súp gà ác có thành phần của cysteine, một amino acid có thể phối hợp với những sinh tố C, E và chất selenium trong tác dụng chống oxy hoá.

Cysteine còn có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch, đặc biệt là có khả năng làm loãng và đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại ở bộ máy hô hấp.

Một số cách nấu súp gà ác cho bé và mẹ chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe

Gà 1 con, gạo trắng 100g và bách hợp 30g.

Gà làm sạch bỏ ruột, cho bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm gạo, nước, gia vị.

Hầm nhừ, ăn.

Dùng cho các trường hợp bé suy nhược gầy còm. Đồng thời còn giúp mẹ bồi bổ huyết hư sau đẻ.

Gà ác hầm ngũ vị

Gà 1 con, sinh địa 15g, đương quy 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g.

Đổ thêm nửa cốc rượu, hầm nhừ.

Ăn hết trong ngày có tác dụng chữa bệnh thiếu máu.

Gà ác hấp hoàng kỳ

Gà 1 con, hoàng kỳ 60g.

Gà làm sạch, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ.

Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung, kinh nguyệt không đều.

Theo đông y thịt gà ác có phong, sinh phong, những bé có “gốc phong” từng bị nổi sảy, mẩn ngứa… mẹ nên kiêng cho ăn.

Nếu đã bị bội nhiễm kèm theo viêm phổi, viêm chân răng… thì cách nấu súp gà ác cho bé chữa bệnh sẽ không phù hợp. Bé cũng không nên ăn nhiều bữa liên tiếp với các loại thịt gà nói chung và gà ác nói riêng.

Cách Nấu Các Món Cháo Giải Cảm Ngon Và Bổ Dưỡng

CÁC MÓN CHÁO GIẢI CẢM NGON VÀ BỔ DƯỠNG 1. Cách Nấu Cháo Giải Cảm Với Đậu Xanh

Đậu xanh rất giàu hàm lượng protein cũng như các axit amin tham gia vào quá trình tổng hợp các protein cần thiết. Nhờ đó khi ăn cháo đậu xanh, các bạn sẽ giúp cơ thể của mình tăng cường khả năng đề kháng, tiêu độc và hạ sốt nhanh chóng.

Nguyên liệu

+ 100 gr đậu xanh hạt

+ 100 gr gạo

+ Muối, tiêu

Cách thực hiện

Bước 1: Đậu xanh vo sạch, ngâm ít nhất trong 1 giờ rồi rửa lại, loại bỏ những hạt lép, hư.

Bước 2: Vo sạch gạo rồi bỏ vào nồi nấu cùng đậu xanh, đổ vào 500 ml nước để nấu cháo.

Bước 3: Bạn để lửa nhỏ riu riu, cách vài phút là dùng muỗng khuấy đều để cháo không bị dính vào đáy nồi.

2. Cách Nấu Cháo Giải Cảm Với Trứng Và Lá Tía Tô

Cách nấu cháo giải cảm với trứng và lá tía tô không chỉ mang đến cho bạn một món cháo thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp cơ thể đánh bay các triệu chứng nguy hiểm như thở gấp, sốt, tức ngực do trong lá tía tô có vị cay, mang tính ấm.

Đặc biệt khi lá tía tô được kết hợp cùng hành lá thì khả năng giải cảm lại càng được tăng cường gấp đôi.

Nguyên liệu

+ 1/3 chén gạo

+ 1 quả trứng gà

+ 1 nhánh gừng tươi

+ 2-3 củ hành tím

+ Lá tía tô

+ Hành lá, muối, tiêu

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn mang nhánh gừng đi cạo vỏ, rửa sạch, đập dập rồi thái lát mỏng và cắt thành sợi nhỏ. Lá tía tô và hành tím bạn mang đi rửa sạch và cắt nhỏ chúng ra. Củ hành tím bạn rửa sạch, lột bỏ vỏ, đập dập hoặc thái mỏng tùy ý.

Bước 2: Bạn bỏ gừng và gạo vào nồi nước 500 ml để nấu.

Bước 3: Đến khi cháo chín, bạn đập trứng gà bỏ vào nồi rồi dùng muỗng khuấy đều.

Bước 4: Bạn cho hành lá, tía tô và hàng tím vào sau cùng rồi nêm nếm cho vừa ăn.

Bước 5: Bạn múc cháo ra tô rồi rắc tiêu lên trên đó.

Nguyên liệu

+ 200 gr gạo

+ 100 gr thịt heo

+ 1 nhánh gừng nhỏ

+ Hành lá

+ Hành lá, hành tím, muối, tiêu

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn hãy vo sạch gạo rồi nấu trên bếp.

Bước 2: Thịt heo bạn rửa sạch, thái mỏng và băm nhỏ rồi ướp gia vị gồm hạt nêm, tiêu và hành lá thái nhỏ vào đó. Đồng thời nhánh gừng bạn cạo vỏ, rửa sạch, thái nhỏ rồi cắt thành sợi.

Bước 3: Đến khi cháo chín, bạn bỏ thịt heo băm nhỏ vào rồi tiếp tục khuấy đều đến khi thịt rã ra.

Bước 4: Khi thịt băm chín, bạn cho gừng vào rồi nêm nếp lại lần cuối và tắt bếp.

Bước 5: Bạn múc cháo ra tô và rắc một ít tiêu lên đó.

Nguyên liệu

+ 100 gr gạo

+ Hành lá

+ Tiêu

+ Gia Vị nêm

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn hãy vo sạch gạo, rồi đổ vào một nồi nước 500 ml để nấu.

Bước 2: Khi cháo chín, cho hành lá cắt nhuyễn vào rồi khuấy đều đến khi màu hành tái đi.

5. Cách Nấu Cháo Giải Cảm Với Cải Cúc

Cải cúc rất giàu protein, các aixt amin cùng các loại vitamin giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc và chữa trị những căn bệnh do tính hàn từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Vì vậy cách nấu cháo giải cảm với cải cúc thường được áp dụng cho những trường hợp bị sốt để tăng cường chất đề kháng, giúp người ốm mau phục hồi sức khỏe như ban đầu.

Nguyên liệu

+ Một nắm rau cải cúc

+ 100 gr gạo

+ Hành lá

+ Gia vị, tiêu

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn rửa sạch rau cải cúc và vo sạch gạo. Hành lá thì bạn mang đi cắt nhuyễn chúng ra.

Bước 2: Bạn ngắt hoặc cắt rau cải cúc thành từng khúc khoảng 3 – 4 cm rồi cho vào cái tô đựng cháo.

Bước 3: Bạn tiến hành bắt gạo lên bếp để nấu cùng 500 ml nước.

Bước 4: Đến khi cháo chín, bạn nêm nếp cho vừa miệng rồi đổ cháo vào tô đã đựng rau cái cúc đã chuẩn bị vào

6. Cách Nấu Cháo Giải Cảm Với Táo Đỏ, Bí Ngô

Không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả mà cách nấu cháo giải cảm với táo đỏ, bí ngô còn có thể giúp bạn giải cảm nhanh chóng nữa đấy. Ngoài ra món ăn ngày có vị ngọt thanh và béo bùi nên cũng rất được lòng của trẻ em. Cháo bí ngô táo đỏ thường được các mẹ nấu cho con mình ăn để cải thiện tình trạng dị ứng và ho lâu ngày ở trẻ.

Nguyên liệu

+ 500 gr táo đỏ

+ 200 gr đường đỏ

+ Một nắm gạo nếp hay gạo tẻ tùy ý

Cách thực hiện

Bước 1: Bí đỏ bạn gọt vỏ và cắt nhỏ thành khúc khoảng cm. Nếu muốn tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể thái nhỏ chúng ra.

Bước 2: Bạn bỏ bí và táo đỏ vào nồi luộc. Đến khi chúng chín, bạn cho đường đỏ vào.

Bước 3: Bạn lấy bí đỏ ra nghiền nhuyễn chúng rồi bắc lên bếp lần nữa để nấu cùng với gạo.

Bước 4: Đến khi cháo sánh vàng thì bạn tắt bếp.

7. Cách Nấu Cháo Giải Cảm Với Thịt Gà Xé

Nói đến những loại cháo giải cảm, chúng ta không thể không nói đến cháo gà xé.

Đây là cách nấu cháo giải cảm cực kì quen thuộc từ xa xưa và đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên được những công dụng của chúng. Không chỉ hỗ trợ giải cảm mà cháo gà còn có khả năng giúp cơ thể kháng viêm, ức chế sự hình thành những chất nhầy không có lợi cho cơ thể.

Nguyên liệu

+ 1 cái ức gà hoặc 1/2 con gà ta

+ 1 chén gạo tẻ

+ Hành lá

+ 50 gr hạt sen tươi

+ Tiêu

Bước 2: Bạn vo sạch gạo rồi nấu cùng với hạt sen trong nồi nước gà luộc lúc nãy.

Bước 3: Bạn nấu đến khi cháo chín thì nêm nếm cho vừa ăn rồi cho thịt gà xé và hành lá cắt nhuyễn vào nồi. Bạn tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 4: Bạn múc cháo ra tô rồi rắc một ít tiêu lên đó.

Nguyên liệu

+ 200 gr gạo tẻ

+ 50 gr gạo nếp

+ 500 gr thịt bò

+ 1 kg xương ống heo

+ Gừng, hành tím, hành lá

+ Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, mì chính, dầu ăn, đường, hạt tiêu

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn chặt xương ống heo thành từng khúc nhỏ. Phần thịt bò bạn mang đi rửa sạch, thái mỏng và băm nhỏ chúng ra. Hành lá bạn rửa sạch cắt nhuyễn và gừng thì bạn cạo vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi cắt sợi.

Bước 2: Bạn cho xương ống vào nồi nước sôi luộc qua trong 1 phút để trôi hết đi những bụi bẩn. Sau đó bạn vớt ra và cho phần xương ống này vào một chiếc nồi mới hơn để ninh kĩ, lấy nước ngọt nấu cháo. Đồng thời bạn mang thịt bò đã băm nhỏ đi ướp với hạt nêm, mì chính, dầu ăn, hạt tiêu, hành tím băm nhuyễn và hành lá cắt nhỏ.

Bước 3: Bạn lấy phần nước từ xương ống héo vừa ninh nấu cùng với gạo đã được vo sạch.

Bước 4: Đến khi cháo chín, bạn cho gừng thái sợi vào. Sau đó 3 phút, bạn cho thịt bò băm nhuyễn vào nồi cháo rồi khuấy đều trong 3 phút thì tắt bếp.

Lưu ý bạn đừng nấu thịt bò quá lâu kẻo chúng bị dai đấy!

Bước 5: Bạn múc cháo ra tô rồi rắc một ít tiêu cùng hành lá cắt nhỏ lên mặt.

9. Cách Nấu Cháo Giải Cảm Với Cá Lóc Và Lá Tía Tô

Nếu thịt heo, thịt bò, thịt gà có thể giúp bạn giải cảm nhanh chóng thì cá lóc với phần thịt ngon ngọt cũng có thể mang đến công dụng tương tự cho bạn. Đây là một cách nấu cháo giải cảm dân dã của bà con miền Tây sông nước có hương vị tuyệt hảo, không thể chê vào đâu được từ vị ngọt thanh của cá cho đến vị ấm nồng của lá tía tô. Chỉ cần một tô cháo đơn giản như thế này thôi thì bạn đã có thể giúp cơ thể giải cảm, ấm bụng rồi đấy!

Nguyên liệu

+ 1 con cá lóc (khoảng 300g)

+ Một nắm gạo

+ Lá tía tô

+ Gia vị, hành lá, tiêu

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn mang cá lóc đi đánh vảy, làm sạch ruột rồi cắt con cá thành 3 – 4 khúc nhỏ. Lá tía tô thì bạn rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Bước 2: Bạn tiến hành luộc cá. Khi cá chín bạn mang ra lấy thịt, bỏ xương và ướp gia vị cho vừa ăn.

Bước 3: Bạn cho gạo vào nồi để nấu cùng nước luộc cá lóc lúc nãy. Khi cháo chín bạn cho lá tía tô và thịt cá lóc đã ướp vào rồi nấu thêm 5 phút nữa.

10. Cách Nấu Cháo Sữa Giải Cảm

Có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm với món cháo sữa. Tuy nhiên, đây lại là món cháo có tác dụng giải cảm khá tốt. Những thành phần dinh dưỡng có trong sữa sẽ giúp cho bệnh nhân cảm lạnh, cảm cúm nhanh chóng khỏe lại. Chỉ cần người bệnh kiên trì ăn cháo mỗi ngày, cơn cảm lạnh sẽ nhanh chóng biến mất. Món cháo này không những cải thiện được tình trạng ho, ngứa rát cổ họng mà còn giúp giảm nhanh được cơn ho rất tốt.

Cách thực hiện như sau:

+ Bạn dùng một nắm gạo vo thật kỹ và nấu với 500 ml nước trong vòng 20 phút cho cháo chín.

+ Khi nhận thấy cháo đã chín, bạn cho vào một ít muối, không nên cho quá nhiều.

+ Múc cháo ra bát và cho vào một ít sữa đặc.

+ Sử dụng muỗng đánh cháo lên cho thơm và ăn ngay khi nóng.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ CẢM

Với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh cảm, cơ thể đang bị mất đi độ cân bằng, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Việc lựa chọn đúng các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng sẽ giúp hỗ trợ tốt cho bệnh nhân nhanh chóng vượt qua căn bệnh này.

Thực Phẩm Khi Ăn Khi Bị Cảm

Người bệnh cảm cúm, cảm lạnh chỉ nên ăn những loại thực phẩm nóng, loãng để giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

+ Một số món cháo: Chúng hỗ trợ khá tốt cho người bệnh trong việc cải thiện sức khỏe và giảm đau rát, khó chịu ở họng.

+ Rau xanh và trái cây: Loại thực phẩm này có chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

+ Sữa chua: Thực phẩm này sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Với thành phần kháng khuẩn cao, chỉ cần bệnh nhân bổ sung mỗi ngày để có thể hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

+ Rong biển: Đây là loại thực phẩm có chứa thành phần dinh dưỡng, khoáng chất, chất đạm, sinh tố A, carotenoids khá cao. Do đó, người bệnh nên bổ sung cho cơ thể để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh cảm lạnh, cảm cúm.

+ Hạnh nhân: Quả hạnh nhân có chứa nhiều vitamin E, chất chống oxy hóa. Bệnh nhân sử dụng thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

+ Hải sản: Các loại thủy hải sản có chứa thành phần chất đạm và kẽm cao. Người bệnh cảm có thể bổ sung chúng cho cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh.

Bị Cảm Không Nên Ăn Gì ?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bệnh nhân bị cảm cúm, cảm lạnh cũng cần phải tránh một số thực phẩm sau để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh của mình tốt nhất.

+ Nước đá, nước lạnh: Chúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh của bệnh nhân càng trầm trọng hơn. Khi người bệnh bị cảm, nhiệt độ của cơ thể khá thấp. Nếu người bệnh tiếp tục uống nước đá sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

+ Thực phẩm chứa chất kích thích: Các loại thực phẩm như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có ga,… sẽ nhanh chóng kích thích và khiến cho người bệnh bị sốt nhiều hơn.

+ Thực phẩm chiên, xào: Các món ăn này sẽ chứa rất nhiều dầu mỡ vừa không tốt cho hệ tiêu hóa, vừa khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh cảm nên tránh ăn nhiều muối, nhiều đường. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu protein như thịt, tôm, cua,… Việc ăn quá nhiều những loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Những Điều Người Bị Cảm Cần Lưu Ý Để Bệnh Nhanh Khỏi

Thực tế, bệnh cảm lạnh, cảm cúm có thể tái phát trong nhiều ngày và khó có thể chữa dứt điểm nếu người bệnh không biết phương pháp chữa trị. Với căn bệnh này, ngoài việc sử dụng các món cháo được chúng tôi hướng dẫn ở trên, bệnh nhân còn cần phải chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi.

+ Giữ ấm cơ thể bằng các vật dụng như áo khoác, khăn choàng cổ, găng tay,…

+ Không nên làm việc và ngủ ở những nơi có nhiệt độ quá lạnh.

+ Giữ phòng luôn thông thoáng và tránh các loại bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

+ Khi tắm, người bệnh không nên tắm quá lâu. Đồng thời, bệnh nhân nên tắm bằng nước ấm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

+ Không được uống nước đá và sử dụng các thực phẩm lạnh, thực phẩm có chứa chất kích thích.

+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

+ Tiến hành thăm khám bệnh định kỳ để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Hoàng Quyên