Cách Nấu Chè Đậu Xanh Bột Khoai, Bột Năng Ăn Thơm Ngon

Hãy thêm hương vị ngọt ngào cho gia đình của mình bằng những chén chè thơm ngon, mát lạnh và bổ dưỡng. Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn cách nấu hai món chè đậu xanh dễ ăn dễ làm mà còn bổ dưỡng: cách nấu chè đậu xanh bột khoai và cách nấu chè đậu xanh bột năng. Mời các bạn cùng xem qua

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Cách nấu chè đậu xanh bột khoai cũng không có gì khác, bạn đậu xanh bạn vo, ngâm qua đêm.

Khi đậu đã ngâm đủ thời gian thì bạn vớt ra rửa đậu lại cho sạch và để cho ráo nước.

Cho đậu xanh đã ráo nước vào nồi đun cho chín, nhớ cho thêm một tí muối vào.

Bột khoai bạn pha với nước ấm xong rồi đun trên bếp để cho bột khoai nhừ rồi vớt ra.

Bước 3: Nấu chè đậu xanh bột khoai

Trước khi bắt đầu cách nấu chè đậu xanh bột khoai thì cần bắc nước lên cho sôi rồi bạn cho đường vào, khuấy đều.

Cho từ từ đậu xanh vào nấu thêm khoảng 10 phút cho sôi lên.

Cho thêm ống vani và bột khoai vào, khuấy đều và nhẹ tay.

Múc chè đậu xanh khoai môn ra chén, bạn có thể ăn lạnh với món chè này trong những ngày nắng nóng giúp giải nhiệt hiểu quả mà còn bổ dưỡng.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh bạn cũng sơ chế như cách nấu chè đậu xanh bột khoai trên.

Bột năng bạn pha với nước ấm, khuấy đều tay cho bột mau tan.

Bước 2: Nấu chè đậu xanh bột năng

Bạn cho đậu xanh vào nồi nước đã sôi, nêm thêm muối, đường cho vừa ăn.

Đến khi nồi chè đậu xanh đã sôi thì bạn cho từ từ bột năng vào để cho món chè thêm sánh mịn.

Bạn cho từ từ bột năng, vừa cho vừa khuấy nồi chè đều tay.

Chè đậu xanh bột năng chín thì bạn múc ra chén, rưới thêm một tí nước cốt dừa lên cho món ăn thêm hấp dẫn.

Với 2 cách nấu chè đậu xanh bột khoai cũng như cách nấu chè đậu xanh bột năng trên sẽ giúp bạn vượt qua những ngày nắng nóng oi bức, giúp bạn có thêm dinh dưỡng, tinh thần sảng khoái mỗi ngày.

2 cách nấu chè đậu xanh trên rất đơn giản, bạn có thể làm bất kì lúc nào để mời mọi người trong gia đình mình ăn. Món chè đậu xanh bột khoai và bột năng đều thơm, béo ngậy, thơm chắc chắn sẽ khiến mọi người đều thích.

Bột Bắp Là Gì? Bột Bắp Có Phải Bột Năng Không?

Bột bắp với công dụng chính là tạo độ kết dính cho các món ăn (Ảnh: Internet)

Bột bắp (bột ngô) là loại bột mịn được làm từ phần lõi của hạt bắp, đây là loại bột được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn hay làm bánh. Bột bắp được sử dụng để tạo độ kết dính và chất làm đặc trong những món ăn khác nhau. Không giống như bột mì, bột bắp được định hình sau khi nấu chín.

Khi chế biến bột bắp cần chú ý cho bột bắp vào khuấy ở công đoạn sau cùng của món ăn khi chúng đã chín hoặc đang sôi, trong làm bánh thì cho vào cùng với bột. Không nên cho bột bắp vào những dung dịch nước có tính axit như chanh, giấm, nước ép táo, nước ép cam vì chúng sẽ không kết dính được.

Được lấy từ phần lõi hạt nên bột bắp cũng chứa khá nhiều chất dinh dưỡng và một số hàm lượng chất khác. Theo đó, trong bột bắp có chứa các thành phần như: Calo (kcal), Lipid, Chất béo, Natri, Kali, Cacbohydrat, Chất xơ, Đường, Protein, Vitamin A, Canxi, Sắt, Vitamin B6, Magiê…

Công dụng chính của bột bắp được nhắc đến trong làm bánh hay chế biến món ăn thông thường là tính làm đặc, tạo độ kết dính cho các loại nước sốt, súp, các loại bánh pudding, kem hay tạo nên hương vị thơm ngon cho một số loại bánh quy, bánh bông lan. Ngoài ra bột bắp còn được sử dụng để làm phụ trợ cho những loại đồ nướng, hoặc dùng để sản xuất những một số loại thực phẩm, nước uống khác như: dextrose acid amin, rượu, bột ngọt… Bột bắp còn được dùng để chế biến cà phê, sản xuất cà phê với khoảng 10% bắp rang sẽ lấy được độ keo, 90% còn lại là cà phê xay.

Bột bắp có công dụng giúp cân bằng được lượng mỡ có trong máu và thực hiện ngăn ngừa bệnh tim mạch. Những loại bột bắp được làm từ tinh bột tinh chế sẽ còn ít giá trị bổ dưỡng vì chúng không còn nhiều thành phần chất xơ, chất đạm và một số khoáng chất có trong phần ngoài vỏ hạt và mầm hạt.

Bột bắp thông thường được chế biến với phương pháp tách ly hạt bắp thành 4 phần khác nhau bao gồm: tinh bột, mầm bắp, chất xơ và chất đạm. Sau khi đã được tách ly thì phần chất xơ và chất đạm sẽ được chế biến thành thức ăn gia súc, phần mầm bắp được tinh lọc làm dầu bắp, phần tinh bột còn lại được sử dụng trong chế biến thực phẩm hoặc làm bánh kẹo chính là bột bắp.

Tinh bột bắp được sản xuất trải qua quá trình ngâm, nghiền, tách, lọc, sấy khô và được xếp là một trong những loại bột được lên men. Hạt bắp dùng để sản xuất bột được ngâm trong nước từ 30 – 48 tiếng để cho bắp lên men từ từ, khi đó mầm của bột bắp được tách ra từ nội nhũ, hai thành phần đó tách khỏi hạt bắp. Tiếp theo người ta sẽ lọc lấy phần lõi của hạt bắp và làm khô chúng với máy li tâm để lấy được phần bột bắp theo ý muốn.

Bột bắp có phải bột năng không?

Bột bắp không phải là bột năng, tuy nhiên hay loại bột này có công dụng chung là làm chất kết dính cho thực phẩm khá tốt. Trong một số trường hợp nếu như không có bột bắp chúng ta có thể sử dụng thay thế bằng bột năng, có thể hiểu bột năng như sau:

Bột năng là nguyên liệu được làm từ tinh bột củ sắn, có khả năng tạo độ sánh và kết dính cao hơn bột bắp. Do độ kết dính cao như vậy mà loại bột này thường được dùng để chế biến một số món bánh có hình dạng thú vị, một trong những món ăn độc đáo như thạch, các loại chè, các loại bánh như: bánh bột lọc, bánh quai vạc, bánh há cảo, bánh da lợn… ( Tìm hiểu thêm: Bột năng là gì ? )

Có thể thay thế bột bắp bằng bột gì?

Bột bắp được sử dụng khá nhiều trong nấu chè, soup, làm bánh (Ảnh: Internet)

Ngoài bột năng dùng để thay thế trong một vài trường hợp như nấu súp, nấu chè… thì bạn có thể dùng hoàn toàn bằng bột mì, hoặc dùng bột khoai tây. Tuy nhiên những loại bánh có yêu cầu sử dụng bột ngô thì nên sử dụng đúng bột, chẳng hạn như những loại bánh như Chiffon, Japanese Cottony Cheese cake hay những loại bánh có độ xốp thì không thể thay thế nguyên liệu bột bắp.

Cách Nấu Bột Thịt Lợn Với Đậu Và Súp Lơ Xanh

Cách nấu bột thịt lợn với đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ và súp lơ xanh rất dễ thực hiện. Món bột này cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể và trí não của trẻ phát triển tốt hơn. 1. Nguyên liệu (cho 1 chén bột khoảng 250ml) cần:

Bột gạo hoặc gạo (20g)*

Thịt lợn (thịt heo) (20g)

Đậu xanh (3g)

Đậu đen (3g)

Đậu đỏ (3g)

Súp lơ xanh (bông cải xanh) (10g)

1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn loại tốt cho bé (khoảng 5ml). Từ 6 – 12 tháng tuổi, mỗi bữa các bé chỉ cần khoảng 2 – 5ml dầu ăn loại tốt (dầu dừa, dầu gan cá, dầu gấc, dầu oliu loại virgin extra…)

Chén nước vừa đủ (250ml)

Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm với số lượng lớn: mẹ chỉ cần lấy tỉ lệ này làm tỉ lệ chuẩn để nhân lên số lượng nguyên liệu cần chuẩn bị.

*Bột/ cháo thành phẩm có tỷ lệ 1 tinh bột : 6 nước phù hợp với bé 8 -11 tháng.

2. Chuẩn bị

Thịt lợn, chọn thịt nạc mềm, không có gân, rửa sạch cắt nhỏ rồi băm nhuyễn

Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước cho mềm, đãi vỏ (hoặc chọn đậu xanh đã đãi vỏ rửa sạch, ngâm mềm), để ráo

Đậu đen và đậu đỏ rửa sạch, ngâm nước qua đêm hoặc 3 tiếng với nước ấm cho mềm trước khi nấu

Súp lơ xanh rửa sạch, cắt miếng.

3. Cách nấu bột thịt lợn với đậu và súp lơ xanh số lượng nhỏ

Bước 1: Đậu đen và đậu đỏ ninh nhừ, nghiền thành bột mịn.

Bước 2: Cho thịt lợn, đậu xanh và nước vào nồi, quấy tan để khi nấu thịt không bị vón cục, ninh thịt và đậu cho tới khi chín nhừ. Sau đó đem trộn với đậu đen, đậu đỏ và 1/3 chén nước

Bước 3: Súp lơ xanh sau khi để ráo, đem luộc chín, nghiền nhuyễn

Bước 4: Nấu bột hoặc cháo và cách chọn lượng bột/ gạo phù hợp với độ tuổi của bé mẹ tham khảo trong bài Cách nấu bột gạo và cách nấu cháo cho bé ăn dặm truyền thống

Bước 5: Cho thịt lợn, 3 loại đậu vào nồi bột (cháo) đun nhỏ lửa, quấy đều khoảng 3 phút rồi cho súp lơ xanh nghiền nhuyễn vào đảo tiếp và tắt bếp.

Bước 6: Cho thêm 1 chút dầu ăn vào bột (cháo) rồi trộn đều, nhắc xuống để nguội bớt mới cho bé ăn. Mẹ có thể kiểm tra độ nóng của bột (cháo) bằng cách thử trên cổ tay.

4. Cách nấu bột thịt lợn với đậu và súp lơ xanh số lượng lớn

Nếu muốn nấu với số lượng lớn hơn thì mẹ nên cho cả gạo, thịt băm và đậu xanh vào ninh cùng một lúc cho tới khi cháo, đậu và thịt chín mềm. Đậu đen và đậu đỏ rửa sạch, ninh cho thật chín rồi nghiền nhuyễn, sau đó trộn chung với cháo thịt lợn đậu xanh rồi chia ra những phần nhỏ đông đá. Ngày nào bé ăn thì mẹ rã đông hỗn hợp cháo này và đun trên bếp, tán nhuyễn hỗn hợp này, sau đó cho bông cải xanh mới luộc và nghiền nhuyễn vào đảo đều. Sau khi tắt bếp cho thêm dầu ăn vào và trộn đều.

Với cách nấu bột thịt lợn kết hợp đậu và súp lơ xanh này, chỉ cần vài phút chế biến, chén bột/ cháo thơm ngon, ngọt mát đã sẵn sàng cho bé yêu rồi đấy!

Cách Nấu Súp Gà Bằng Bột Sắn, Nấm Hương Cực Ngon

Trong số những món ăn bổ dưỡng được chế biến từ gà, ngoài món gà hầm đậu xanh ra thì chúng ta còn có cháo gà, súp gà hay cà ri gà cũng rất tốt cho sức khỏe. Đây đều là những món ăn thích hợp để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ em, bà bầu hay những người đang bị ốm.

Cách hầm gà hay nấu cà ri gà thì trên blog đã có bài tổng hợp công thức rồi, hôm nay chúng ta sẽ đến với cách nấu súp gà kèm theo một nguyên liệu khá quen thuộc là bột sắn, nấm hương và bắp.

Cách làm súp gà với bột sắn và nấm hương Chuẩn bị nguyên liệu

Khoảng 400g thịt gà, bạn nên chọn gà ta và mua phần nào có nhiều thớ thịt như lườn gà để dễ xé khi chế biến, thịt cũng ngon hơn.

2 trái bắp

5 tai nấm hương

2 quả trứng gà

2 muỗng bột sắn

2 củ hành tím

Một ít rau ngò và hành lá.

Cùng các loại gia vị khác như hạt nêm, đường, muối, tiêu xay và dầu mè

Nguyên liệu không có gì nhiều phải không nào, toàn thứ dễ kiếm nên bạn nhớ lựa thực phẩm tươi và ngon một chút, đảm bảo vệ sinh cho món ăn.

Cách nấu món súp gà bột sắn nấm hương

Sơ chế

Bước 1. Thịt lườn gà bạn rửa sạch, có thể dùng nước muối loãng để rửa cho đảm bảo, sau đó bạn chỉ cần để ráo nước. Bắp bạn lọc lấy mỗi hạt, rửa qua nước sạch rồi để ráo.

Bước 2. Nấm bạn cắt bỏ cuống và chuẩn bị một tô nước ấm để ngâm, bạn chỉ cần ngâm khoảng 20 phút là nấm đã nở rồi, vớt ra và trụng qua lại với nước lạnh sau đó xé thành sợi.

Bước 3. Chuẩn bị 2 bát nhỏ, đập 2 quả trứng và tách riêng lòng đỏ và lòng trắng ra 2 chén. Phần bột sắn bạn hòa tan với một bát nước, dùng đũa hoặc muỗng khuấy cho hỗn hợp hòa tan vào nhau. Hành tím, hành lá và rau ngò bạn rửa sạch sau đó băm nhỏ và để riêng từng loại.

Chế biến

Bước 4. Chuẩn bị nồi và cho nước vào, tiếp đến bạn cho lườn gà cùng một chút muối vào và tiến hành luộc gà cho tới khi chín. Khi gà chín thì bạn vớt ra và ngâm ngay vào nước lạnh, tiếp đó chỉ việc xé gà thành sợi là được. Sở dĩ bạn cần nhúng gà vào nước lạnh để thịt gà chắc hơn, lúc ninh súp sẽ không bị nát.

Bước 5. Tiếp đến bạn cũng đun nóng nước và cho bắp cùng ít muối vào luộc chín giống như gà vậy. Sau khi luộc khoảng tầm 10 phút thì bắp chín, bạn vớt bắp ra, phần nước giữ lại còn phần xác bắp thì trụng qua nước lạnh sau đó để ráo.

Bước 5. Chuẩn bị một cái chảo, cho vào ít dầu mè và đun nóng, khi dầu nóng rồi thì cho hành tím vào phi lên cho thật thơm.

Bước 6. Tới lúc hành đổi màu thì cho thịt gà và nấm hương đã sơ chế vào xào qua, nhớ đảo đều tay để nguyên liệu không dính vào nhau và bị khét.

Bước 7. Nồi nước luộc bắp ở bước 4 bạn cho thêm vào một vài gia vị như đường, muối, hạt nêm mỗi thứ 1 muỗng nhỏ rồi đun sôi lại trên bếp. Lúc này bạn rót bát nước bột sắn hòa tan vào, nhớ rót từ từ chứ đừng đổ ào vào một lần.

Bước 8. Tiếp theo bạn cho lòng trắng và lòng đỏ trứng vào nồi, cũng cho từ từ như cho bột sắn và cuối cùng là cho bắp luộc và thịt gà luộc đã xé sợi và nấm hương vào, khuấy lên cho đều. Nếu vị chưa hợp thì bạn có thể nêm nếm lại một lần nữa. Tắt bếp, rắc lên một ít hành lá và rau thơm là xong.

Khi ăn bạn múc súp gà ra chén, rắc chút tiêu là có thể thưởng thức rồi. Yêu cầu món ăn là súp phải có màu vàng đẹp mắt, hương thơm và vị phải ngọt, đậm đà thịt gà cũng như nấm hương.

Cách Làm Khoai Lang Kén Tại Nhà Với Vừng Đen Và Bột Năng Ngon Nhất

Từ lâu, khoai lang đã trở thành một thực phẩm truyền thống của người Việt, không chỉ có hương vị ngon ngọt tự nhiên mà còn chứa nhiều dưỡng chất như: Beta-carotene, vitamin A, C, B, kali, magie, mangan, chất xơ… có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, phòng chống một số bệnh tật, giảm cân và làm đẹp da hiệu quả. Khoai lang chứa nhiều tinh bột, thường được dùng để làm các món luộc, nướng, nấu chè, làm bánh, làm mứt…

Khoai lang kén là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, đặc biệt là các em nhỏ bởi hương vị thơm ngon cùng hình dáng bắt mắt. Cái tên khoai lang kén được gọi theo hình dáng của món ăn này bởi mỗi miếng khoai sau khi chiên có màu vàng ruộm, nhỏ nhắn, xinh xắn như một chiếc kén tằm.

Đưa bánh vào miệng cắn một miếng, cảm nhận ngay sự mềm mịn của khoai xen lẫn mùi thơm hòa quyện của nước cốt dừa, bên ngoài được bao bọc bởi lớp vỏ giòn tan của bột chiên, thực sự rất hấp dẫn. Thay vì mua bim bim, ô mai, bánh tráng trộn… các món ăn không đảm bảo vệ sinh, bạn hãy làm khoai lang kén cho các bé thưởng thức, không chỉ ngon, bổ mà còn tốt cho sức khỏe của con.

Món khoai lang kén được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ mua dễ tìm lại không tốn nhiều chi phí. Chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ, bạn sẽ có ngay món khoai kén ngon để chiêu đãi cả nhà, nhâm nhi khi rảnh rỗi hoặc đãi khách khi có người đến chơi nhà.

Nguyên liệu

Khoai lang: 500g

Bột năng: 200g

Vừng đen: 10g

Đường cát trắng: 250g

Nước cốt dừa: 100g

Bột chiên giòn: 1 gói

Dầu ăn: 1 chai

Sơ chế khoai

Bạn đem khoai đi rửa thật sạch để loại bỏ đất cát bám xung quanh, sau đó cho vào nồi hấp hoặc luộc chín. Nếu luộc, khoai chín nhanh hơn nhưng hấp sẽ giữ được vị ngọt của khoai.

Sau khi khoai chín, bạn lấy ra để nguội bớt, bóc vỏ rồi cắt lát nhỏ cho vào tô. Dùng môi hoặc thìa tán khoai từng chút sao cho thật nhuyễn, làm ngay khi còn nóng để có hỗn hợp khoai mềm mịn. Lưu ý, ở bước này bạn phải tán khoai thật kỹ, nếu không khi ăn sẽ cảm thấy khoai không mềm mịn và bị cấn bởi những cục khoai nhỏ chưa được tán đều.

Tán nhuyễn khoai sau khi luộc hoặc hấp chín

Trộn khoai và các nguyên liệu khác

Sau khi tán nhuyễn khoai lang, bạn từ từ rưới nước cốt dừa vào rồi trộn đều, cân đối lượng nước cốt dừa vừa đủ để khoai mịn, có thể viên lại mà không bị lỏng, nát hoặc quá khô.

Khi khoai thấm nước cốt dừa mới cho bột năng và đường cát vào nhào kỹ, bạn phải làm đều tay thì các nguyên liệu mới có thể hòa quyện vào nhau.

Tạo hình khoai

Chuẩn bị một cái mâm hoặc một cái khay lớn, đổ lượng bột năng vừa đủ vào một góc để lăn khoai.

Bạn lấy một lượng khoai vừa đủ vào lòng bàn tay, nắm và vê lại thành những miếng nhỏ, hình chiếc kén cỡ bằng ngón tay cái. Cho khoai lăn qua lớp bột năng để bột bám đều khắp viên khoai, bột năng sẽ có tác dụng làm khoai lang kén có dai hơn khi ăn. Làm lần lượt như vậy cho đến khi hết hỗn hợp khoai.

Tạo hình và lăn bột cho khoai lang kén

Rán khoai

Cắt gói bột chiên giòn vào một cái bát tô, từ từ rót nước lọc vào khuấy đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp bột lỏng, sền sệt. Thêm vừng đen vào, khuấy đều tay để bột tan vào nước và không bị vón cục. Không nên pha quá đặc vì khoai sẽ dính nhiều bột, khi ăn làm mất vị ngon đặc trưng của khoai, pha quá loãng lại làm cho lớp vỏ bên ngoài không được giòn.

Bắc chảo lên bếp với lượng dầu ăn vừa đủ để rán ngập khoai, nên dùng chảo lòng sâu hoặc nồi để rán vì chỉ khi rán ngập dầu khoai mới ngon và có màu vàng bắt mắt. Khi dầu nóng già, bạn nhúng miếng khoai qua hỗn hợp bột chiên giòn cho bột bao kín rồi nhanh tay thả vào chảo dầu sôi, làm lần lượt cho đủ một mẻ rán.

Hạ lửa ở mức trung bình để rán khoai, khi lớp vỏ bên ngoài cứng lại thì dùng đũa đảo đều cho khoai chín vàng.

Vì ruột khoai đã chín nên bước rán thường diễn ra rất nhanh, chủ yếu là làm cho lớp vỏ vàng giòn. Khi rán, bạn phải để ý và đảo khoai liên tục, khi thấy khoai có màu vàng ruộm thì dùng rây lọc vớt ra ngay, nếu không sẽ bị cháy. Để khoai trên rây lọc vài phút cho ráo dầu rồi cho ra đĩa, lót thêm một lớp giấy thấm dầu lên bề mặt đĩa để hút hết lượng dầu còn lại, giúp miếng khoai giòn và ăn nhiều cũng không bị ngán.

Chiên khoai lang kén thường rất nhanh vì ruột bên trong đã chín

Yêu cầu thành phẩm

Thành phẩm khoai lang kén sau khi rán xong phải đầy đủ các tiêu chí sau thì mới đạt yêu cầu:

Khoai chín đều, màu vàng ruộm, lớp vỏ bên ngoài giòn tan, lấm tấm vừng đen.

Vị khoai bên trong mềm dẻo, ngon ngọt chứ không bị khô cứng như khoai rán thông thường, có mùi nước cốt dừa thơm phức, độ béo vừa phải, bên ngoài giòn tan, có vị bùi bùi của vừng đen rất hấp dẫn.

Khoai khô ráo, không bị giữ dầu gây cảm giác chán ngán khi ăn.

Thành phẩm khoai lang kén đạt yêu cầu

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Điều quan trọng nhất trong công thức làm khoai lang kén là tỷ lệ khoai lang và tỷ lệ bột năng. Bột năng có tác dụng tạo độ cứng, dẻo khi vo viên khoai lang, khi chiên khoai không bị vỡ. Với 500g khoai nên dùng 200g bột năng (tỷ lệ 5:2).

Chọn những củ khoai còn cứng, tươi, lành lặn, không bị dập hay sứt, mẻ; chọn những củ vừa vì củ nhỏ vị không ngon, củ to lại dễ bị xơ. Không nên mua khoai để lâu, bị héo, sứt mẻ hoặc bị rỗ, có màu đen vì đó là những củ bị hà, nếu ăn sẽ rất đắng và có mùi cực kì khó chịu.

Khoai lang nếu bảo quản tốt có thể để được từ 7 – 10 ngày, vì vậy bạn có thể mua nhiều để dự trữ và làm khoai lang kén thường xuyên. Muốn khoai để được lâu, mua về hãy cho vào rổ, rá, để ở nơi khô thoáng. Nếu để nơi ẩm thấp khoai sẽ mọc mầm, bảo quản trong tủ lạnh lại làm khoai nhanh hỏng, mất đi vị ngon ngọt tự nhiên.

Cách bảo quản

Khoai lang kén ăn nóng là ngon nhất, để lâu ở nhiệt độ thường khoai sẽ mềm và lớp vỏ không giữ được độ giòn như lúc mới rán. Vì vậy, nếu rán xong mà không ăn hết, bạn hãy cho vào hộp kín, cất trong tủ đá, khi ăn lấy ra rã đông rồi rán lại.

Nếu bạn muốn làm một lần để ăn nhiều lần thì hãy rán khoai 2 lần, lần đầu rán sơ cho khoai chuyển sang màu vàng nhạt, sau đó để nguội rồi bỏ vào hộp kín, cất trong ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn lấy ra rã đông và rán lần 2 cho đến khi khoai vàng giòn rồi thưởng thức.

Bạn lưu ý phải rã đông đúng cách thì khoai mới ngon, trước khi rán nên lấy khoai ra ngoài trước vài tiếng hoặc mai ăn thì tối nay chuyển khoai xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ.

Với món khoai lang kén này, bạn có thể chế biến thành món ăn chơi, món ăn vặt hấp dẫn hoặc phục vụ trong các quán bia, quán ốc, quán ăn vặt… Hương vị thơm ngon của khoai lang kén chắc chắn sẽ làm hài lòng bất cứ thực khách khó tính nào.

Thông tin thêm Khoai lang kén ăn với gì ngon nhất?

Khoai lang kén ngon nhất là khi ăn nóng và chấm với tương cà hoặc tương ớt. Tương cà phù hợp với trẻ nhỏ và những người không thích ăn cay, vị giòn tan, thơm ngậy của khoai lang kén khi kết hợp với tương cà sẽ đem đến một hương vị mới lạ, ăn nhiều cũng không ngán. Nếu bạn thích ăn cay thì hãy chấm với tương ớt, vị cay nồng của tương ớt sẽ giúp món ăn đậm đà và kích thích vị giác hơn.

Khoai lang kén chấm tương cà sẽ khiến các bé vô cùng thích thú