Cách Nấu Súp Giò Heo / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Món*Giò Heo Nấu Măng Tươi*???

Măng tươi có cái hay là khi nấu kỹ, măng hút vị ngọt của thịt thà vào trong những mô sợi của nó. Đã có nhận xét là những món măng nấu thịt thì măng luôn ngon hơn thịt và đây cũng là một món ăn phù hợp cho những người muốn ăn kiêng mà không sợ giảm cân.

VẬT LIỆU

– Chọn măng: Nguồn măng tuơi còn nguyên mụt và vỏ xanh, từ ngoại thành đưa về các chợ thành phố thường là các loại mạnh tông, bương, la ngà…Tùy loại, nên chọn măng có độ dài khoảng 30cm trở lại. Măng mạnh tông ngon nhất, rồi đến bương, la ngà…

– Cắt bỏ từng lát mỏng ở phần cứng gốc măng lên đến cao dần cho đến khi thấy mềm là phần măng bắt đầu ăn được. Dùng dao khoanh vào chân từng bẹ lá rồi lột bỏ bớt các bẹ măng phía ngoài, làm từ từ lên cao dần cho đến khi lỏi măng lộ ra. Cắt ngang làm hai, chia măng ra làm hai phần gốc và ngọn. Phần ngọn xắt dọc thành lát mỏng; phần gốc, tùy lớn nhỏ để chẻ làm hai hoặc làm bốn rồi cắt ngang thành miếng mỏng.

THỰC HIỆN

– Sơ chế măng: Pha một chậu nước lạnh chừng 3 lít nước với 1- 2 muỗng cà phê muối, lượng nước ngập măng, ngâm măng trong nước muối qua ít nhất 6 tiếng đồng hổ, rồi vớt ra xả kỹ lại với nước lạnh. Cho măng vào một cái nồi cỡ vừa, châm ngập nước, luộc măng với chút muối, luộc khoảng 10 phút sau khi nước sôi, vớt ra một miếng nhấm thử xem còn đắng không, nếu còn đắng thì đổ bỏ nước luộc, châm lại nước mới, luộc lần hai. Khi nhấm thử măng không còn thấy đắng thì vớt ra, xả lại nước lạnh, để ráo.

Chất lượng măng sẽ quyết định chất lượng món ăn. Cần đôi chút kinh nghiệm khi nếm măng sau khi luộc để măng nấu còn dòn, còn vị ngọt của măng tươi. Rồi khi nấu tiếp nữa với thịt là măng sẽ vừa ăn. Nếu luộc kỹ quá, khi nấu xong măng sẽ mềm nhũn và hết ngon.

– Làm chân giò: 1 chân giò heo khoảng 1,4 – 1,6 kg, chọn chân giò trước cho ít mỡ. Làm sạch, chặt miếng vừa, ướp với: 2 muỗng cà phê muối + 1/2 muỗng cà phê tiêu + 2 muỗng súp hành tím băm. Để trong 30 phút.

– 1,5kg măng tươi đã sơ chế.

– Gia vị. Hành ngò. Chuẩn bị ấm nước sôi lớn.

– Dùng nồi lớn, bắc lên bếp, cho chân giò vào xào sơ cho thịt săn lại, châm nước sôi vào ngập hơn mặt thịt. Khi nước sôi lại, cho măng vào, thêm nước cho ngập măng, nhỏ lửa, hầm măng cùng lúc với thịt cho đến khi thịt mềm.Trong khi hầm, nếu cần phải châm thêm nước sôi. Khi hầm xong, nước còn sấp mặt thịt và măng là vừa, tùy ý nêm lại theo khẩu vị với chút muối cho vừa đậm đà chứ đừng nêm mặn, khi ăn, thực khách sẽ nêm riêng. Múc ra tô, rắc thêm tiêu bột, hành ngò xắt nhỏ. Khi ăn nên chấm thịt hoặc nêm lại với nước mắm nguyên chất, ớt tươi dầm nát nếu ăn cay được và chút chanh vắt.

– Món giò heo nấu măng tươi dùng làm món ăn cơm hoặc ăn với bún sợi nhỏ, rau muống chẻ, rau thơm các loại.

Cách Nấu Bún Giò Heo Quảng Ngãi

Cùng với là các đồ ăn ngon nổi bật thế nhưng so với bún bò Huế, bún giò heo Quảng Ngãi lại có phần giản đơn hơn về nguyên liệu, đương nhiên cũng ngon mê ly và đặc trưng không kém. Cùng công thức và một số mẹo nhỏ ở sau đây, chúng tôi tin rằng các bạn có thể tự tin hơn nấu món ăn tưởng như khó nhằn này ở tại nhà mà không phải ra quán nữa.

Thành phần cần chuẩn bị trước

Như đã nói, nguyên liệu của bún bò giò heo Quảng Ngãi không hề khó hay khó tìm.

Giò heo (hay có thể thêm móng heo tùy thích)

Bún sợi to

Gia vị: Muối, đường cát, nước mắm, bột ngọt

Các bước thực hiện

Thao tác 1: Phi thơm hành tím cùng chút dầu điều, xào sơ giò heo, nêm nửa thìa hạt nêm, nửa thìa đường trắng, một ít tiêu rồi hạ lữa.

Thao tác 2: Cho thêm khoảng chừng 1,5 lít đến 2 lít nước vào nồi giò heo đã sơ chế và tiến hành hầm thịt. Sau 1 khoảng thời gian thấy thịt đã mềm mới nêm phụ gia sao cho vừa dùng. Trong xuyên suốt quá trình này, bạn nên chú ý quan sát và hớt phần bọt nổi bên trên mặt nồi sẽ làm nước trong hơn. Bên cạnh đó, việc đổ hạt điều vào nồi cũng có hiệu quả khử mùi thịt và nước chế được lên màu vừa mắt hơn.

Bước hầm giò heo mặc dù sẽ không bao giờ quá kì công nhưng sẽ mất rất nhiều quãng thời gian. Thùy thuộc lượng nguyên liệu có trong nồi mà có thể lên đến 45 ph hay hơn 1 tiếng. Riêng còn đối với bún xứ Quảng, người nấu không nêm mắm ruốc. Nước chế ngon trong lúc ăn sẽ có thể cảm nhận vị ngọt thịt rất ai cũng có thể ăn được, màu lên đẹp và trông lạ mắt.

Thao tác 3: Trụng bún và chan nước lèo vào thao để ăn.

Cách nấu bún giò heo Quảng Ngãi không có quá nhiều điểm riêng biệt so cùng với bún bò Huế hoặc những loại thức ăn dùng nước hầm giò heo khác. Mặc khác, điều hình thành nên điểm hơn cả thế khiến khách ăn một lần sẽ nhớ mãi sẽ không quên nằm tại cách nhấm nháp. Không nêm nắm ruốc, sẽ không bao giờ có ớt bột, loại bún này gây nghiện bởi loại hành chua và bánh tráng ăn cùng chỉ có riêng ở tại đất Quảng.

Bún giò heo thích hợp và lý tưởng nhất là ăn vào buổi sáng. Đương nhiên đây lại là thời điểm mọi người sẽ không có quá nhiều khoảng thời gian để nấu nướng. Dựa vào đó, bạn có thể chuẩn bị trước sẵn nồi nước lèo và lưu trữ trong tủ lạnh, ngày hôm sau chỉ với việc hâm lại là có thể dùng ngay. Vào các ngày nghỉ hay dịp rảnh rỗi, bạn cũng nên đổi vị cho cả nhà bằng món bún bò giò heo ngon tuyệt và bổ dưỡng. Chỉ với việc nắm các bước cùng một chút khéo tay, tận dụng thêm một số sự sáng tạo của bản thân, đảm bảo rằng đồ ăn của các bạn cũng sẽ không bao giờ hề thua tô bún giò ngoài hàng quán.

Nguồn : Bếp 360 độ

3 Cách Nấu Canh Măng Khô Giò Heo Với Xương Heo, Chân Giò Heo Ngon Ngày Tết Đơn Giản Tại Nhà

Nguyên liệu làm món canh măng khô giò heo

Măng khô: 300 gram.

1 móng giò, 2 khúc sườn vai.

Hành khô, hành tươi, dầu ăn, gia vị, mì chính, nước mắm.

Cách nấu canh măng khô với chân giò heo

Bước 1: Bạn lấy măng khô cho ngâm nước trong 3 ngày và mỗi ngày đều phải thay nước mới. Ngày cuối cùng lấy măng ra và ngâm tiếp vào trong nước gạo từ 3 – 4 giờ.

Bước 2: Lấy măng đã ngâm ra và đem luộc cho tới khi chín. Sau đó, bạn vớt măng ra rồi xé nhỏ thành những miếng vừa ăn.

Bước 3: Bạn ướp măng với ½ thìa gia vị, ½ thìa mì chính, trộn đều và để trong 30 phút cho măng ngấm gia vị.

Bước 4: Bạn cho măng vào chảo xào với hành khô và dầu phi thơm đến khi măng săn lại.

Bước 5: Bạn tiến hành chặt nhỏ móng giò và xương sườn đem bỏ vào nồi nước sôi để rửa xương. Sau đó, bạn vớt giò ra và đem rửa dưới vòi nước lạnh cho hết vụn xương. Tiếp đến, bạn cho giò vào nồi và thêm chút gia vị xào thơm.

Bước 6: Bạn đổ nước ngập thịt, vặn lửa nhỏ và hầm cho đến khi mềm xương, sau bạn đổ lượng măng vừa xào vào nồi thịt và đun sôi thêm 10 – 15 phút. Bạn cũng nên nêm thêm một thìa mắm vào cho món canh thêm ngon.

Bước 7: Đến lúc này thì coi như món canh măng của bạn đã được nấu xong. Bạn múc canh ra bát và cho thêm hành lên trên để tăng thêm độ thẩm mỹ cho món ăn.

Món canh măng khô móng giò có độ thơm, ngọt, và hơi beo béo. Măng có độ mềm vừa phải, không dai, khô hay bị cứng. Móng giò béo ngọt nhưng không hề ngấy

Canh măng là món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày Tết. Vì nấu món ăn này khá kỳ công nên bạn có thể nấu nhiều, để trong nồi cất tủ lạnh và lấy ra ăn dần. Như vậy là bạn đã có sẵn một nồi canh măng thơm ngon sẵn dùng cho 3 ngày Tết rồi.

2. Cách nấu canh măng khô với móng giò, đuôi lợn

Cách nấu canh măng có thể được kết hợp từ măng tươi hoặc măng khô với đa dạng các nguyên liệu mặn khác như sườn, móng giò, cá hay gà… Để có được những bát canh măng đậm đà cho mâm cơm gia đình, bạn thực hiện theo công thức của kênh cẩm nang Massageishealthy như sau.

Chuẩn bị nguyên liệu

Măng khô: 500 gram

Móng giò: 1 cái

Xương đuôi lợn: 200 gram

Hành củ: 2 củ nhỏ; hành tươi: 100 gram

Gia vị cần có: bột nêm, bột ngọt, muối, nước mắm…

Các bước thực hiện Bước 1: Sơ chế măng

Đầu tiên, bạn rửa măng sạch với nước lạnh. Tiếp đến, đem ngâm măng ngập trong nước cho măng nở hết. Thời gian ngâm măng ít nhất trong 1 ngày (nếu sử dụng ngâm nước ấm) và từ 2 – 3 ngày nếu bạn ngâm nước lạnh. Trong quá trình ngâm, bạn lưu ý phải thay nước hàng ngày.

Sau khi măng đã nở, đem rửa măng một lần nữa. Rửa xong, bạn xé sợi măng hoặc thái măng thành các miếng cho vừa ăn. Ở khâu tiếp theo, bạn cho măng vào luộc kỹ với nước khoảng 15 – 20 phút cho măng trắng hơn. Sau khi luộc măng xong, vớt măng ra và xả lại với nước lạnh.

Bước 2: Chuẩn bị xương và móng giò

Móng giò sau khi làm sạch, đập bỏ màng móng thì bạn đem xát kỹ với muối để loại bỏ mùi hôi. Làm xong, bạn chặt móng giò thành những miếng vừa ăn. Với xương đuôi heo, bạn cũng làm tương tự.

Cho móng giò và xương đã chặt vào trần sơ trong nước sôi để loại bỏ bọt bẩn. Đem rửa lại một lần nữa với nước sạch rồi bắt đầu cho vào nồi ninh. Ninh xương và móng giò ở mức lửa nhỏ, thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong và ngọt hơn. Thời gian ninh phần nguyên liệu này ít nhất trong 30 phút.

Bước 3: Nấu canh măng xương móng giò

Măng sau khi đã làm sạch, bạn bắc lên bếp xào qua cùng với hành khô và dầu ăn. Nêm một chút nước mắm + gia vị cho măng đậm đà hơn.

Xào măng xong và khi nước ninh xương đã được, bạn trút măng vào nồi móng giò đang ninh. Tiếp tục ninh cho đến khi cả xương và măng đều mềm thì bạn nêm lại gia vị, rắc hành lá thái nhỏ lên trên rồi tắt bếp. Thưởng thức canh măng khô móng giò khi món ăn còn nóng.

3. Cách nấu canh măng tươi với sườn non

Nguyên liệu cần có

Măng tươi: 300 gram

Sườn non: 400 gram (có thể thay thế bằng thịt vịt, cá…)

Hành tươi: 100 gram

Gia vị: dầu ăn, bột nêm, muối, bột ngọt, nước mắm…

Các bước thực hiện

Măng tươi sau khi mua về, bạn rửa sạch, cắt bớt phần gốc già rồi thái thành miếng vừa ăn. Thái xong, bạn ngâm măng tươi với nước muối pha loãng từ 3 – 4 tiếng để thải bớt độc tố có trong măng.

Ngâm măng xong, rửa kỹ lại với nước sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với một chút muối. Luộc và rửa măng từ 2 – 3 lần trước khi bạn tiến hành nấu canh măng. Cách làm này sẽ giúp măng mềm, vàng ngon hơn cũng như loại bỏ hết độc còn sót lại trong các búp măng.

Rửa sạch sườn non rồi chặt thành các miếng vừa ăn. Trần qua sườn với nước sôi để loại bỏ bọt bẩn rồi sau đó cho sườn vào ninh trong vòng 30 phút.

Trường hợp bạn sử dụng thịt vịt hay cổ, cánh gà thì bạn cũng thực hiện tương tự. Nếu bạn chọn nấu canh măng tươi cá thì ở bước này, bạn sẽ tiến hành rán sơ cá để cá có màu vàng tự nhiên, không còn mùi tanh.

Trong quá trình ninh sườn, bạn cho măng vào xào với dầu ăn và nêm gia vị cho măng ngấm. Khi sườn đã mềm, bạn trút măng tươi vào ninh cùng cho đến khi miếng măng mềm là được.

Măng và sườn đã chín, bạn nếm lại cho vừa ăn sau đó rắc phần hành lá thái nhỏ lên trên. Múc canh măng sườn ra bát và có thể thưởng thức cùng cơm trắng hoặc bún.

Canh Atiso Hầm Giò Heo

ĐĂNG Bởi TranBTB / NGÀY 13 THÁNG 12 2019

Canh atiso hầm giò heo là một đặc sản rất đặc trưng của Đà Lạt. Dù bạn có ăn ở bất cứ nơi nào khác cũng không có hương vị như giữa đất trời nơi đây.

Canh atiso hầm giò heo – món ăn quen thuộc của người dân Đà Lạt

Đây là món ăn thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của người dân xứ sở sương mù. Người Đà Lạt rất thích món canh atiso hầm giò heo. Bởi nó không những thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Khi xa quê, đôi lúc lại nhớ đến hương vị ấy, gần gũi, thân quen, đậm hương vị của quê hương. Ở những địa phương khác, rất khó để có thể tìm thấy món canh atiso hầm giò heo đặc trưng của Đà Lạt.

Canh atiso hầm giò heo mang hương vị đặc trưng xứ sương mù

Ẩm thực Đà Lạt

Rất dễ để bạn có thể nhận ra hương vị ẩm thực của Đà Lạt. Nó vừa cay cay, nồng nồng và lúc nào cũng nghi ngút khói dễ chiều lòng thực khách. Nếu tinh tế, bạn sẽ nhận ra ẩm thực Đà Lạt cũng giống như người dân nơi đây. Vừa mang vẻ thanh lịch, vừa nhiệt thành, mềm mỏng trong nhịp sống bình thản. Tất cả tạo nên một Đà Lạt quá đỗi dịu dàng những vẫn ẩn giấu một sự mãnh liệt của núi rừng bên trong.

Canh atiso hầm giò heo Đà lạt

Canh atiso hầm giò heo của Đà Lạt cũng vậy. Tuy đây không phải là nơi duy nhất xuất hiện món ăn này. Tại một số địa phương khác, bạn vẫn có thể tìm thấy món giò heo hầm atiso. Thế nhưng chỉ tại phố núi, bạn mới có thể thưởng thức những bông atiso tươi ngon. Hơn thế nữa, cách nêm nếm cũng có phần khác biệt. Và đôi khi chỉ vì thiếu một chút không khí của Đà Lạt thân yêu, món ăn cũng mang hương vị khác đi.

Atiso hầm giò heo mang nhiều chất dinh dưỡng

Đà Lạt là một vùng đất tươi tốt, thích hợp cho sự phát triển của hoa atiso. Hiện nay, diện tích trồng hoa atiso đang bị thu hẹp dần. Thế nên loài hoa này càng trở nên quý và có giá thành tương đối cao. Atiso là loài cây dược liệu quý. Các bộ phận từ lá đến thân, rễ và bông đều có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau, không bỏ bất cứ thứ gì. Bông Atiso là phần quý nhất của cây, thường được chế biến thành các món ăn giàu dinh dưỡng.

Canh hoa atiso hầm giò heo là món ăn dân dã của người Đà Lạt. Nó không chỉ thơm ngon mà còn rất giàu chất dinh dưỡng. Món canh này có công dụng giải nhiệt, chống một số bệnh nóng trong người như mụn nhọt, mụn trứng cá,… Đây còn là một vị thuốc giúp tăng tính chống độc của gan, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu,… Canh atiso hầm giò heo cũng là một món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của phụ nữ sau sinh.

Thưởng thức canh Atiso hầm giò heo 

Món canh atiso hầm giò heo ở Đà Lạt được dùng khi còn giữ độ nóng, chấm với nước mắm ớt cay. Nước canh mang vị ngọt, thanh, đậm đà từ nước hầm xương. Giò heo được hầm mềm, béo mà không bị vỡ nát, càng khiến món ăn được lòng nhiều thực khách. Đây hẳn là một món ăn phù hợp với những đêm lạnh. Và nếu thưởng thức vào những ngày hè hoi bức cũng có tính giải nhiệt rất cao.

Cách nấu canh atiso hầm giò heo

Món ăn giàu chất dinh dưỡng này cũng không quá khó để chế biến. Hãy chiêu đã gia đình bạn với món canh atiso hầm giò heo bằng cách chế biến sau đây!

Nguyên liệu

1 chân giò heo

1 nhánh bông atiso

Gia vị nêm: nước mắm, muối, bột ngọt, tiêu, hành

Cách chế biến

Chân giò khi mua về rửa thật sạch. Sau đó cho vào một nồi nước sôi đun đến khi sủi bọt thì vớt ra. Rửa sạch chân giò bằng nước lạnh một lần nữa để khử mùi hôi. Sau đó cho chân giò vào nồi nước mới và một củ hành tím xắt lát vào. Đậy nắp kín, hầm từ 2 – 3 tiếng cho chân giò nhừ, nêm muối, tiêu cho vừa ăn.

Bông atiso rửa sạch, lột bỏ phần ngoài cuống và cắt khúc. Phần hoa cắt làm 4 hoặc 6 tùy vào độ lớn của hoa, cắt bỏ phần nhụy rồi cho vào nước pha muối ngâm 15 phút.

Sau khi chân giò mềm, cho Atiso vào nấu khoảng 20-30 phút. Nêm gia vị vừa ăn và bỏ hành, ngò vào để tăng thêm mùi vị cho món canh atiso hầm giò heo. Thế là bạn đã có một món canh thơm ngon, bổ dưỡng chiêu đãi gia đình rồi!

Các quán canh atiso hầm giò heo ở Đà Lạt

Để quảng bá cho du khách gần xa về đặc sản Đà Lạt, một số nhà hàng cũng chọn canh atiso hầm giò heo vào thực đơn chính của mình. Giá cho một phần từ khoảng 100.000đ – 200.000đ.

Gợi ý một số địa chỉ thưởng thức:

Nhà hàng Atiso – 199 Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, Đà Lạt.

Nhà hàng Thiên Hương – 3F Bùi Thị Xuân, phường 2, Đà Lạt.

Tiệm Cơm Như Ý – 30 đường 3 tháng 4, Đà Lạt.

Bếp 1985 – hẻm 25 Trần Phú, Đà Lạt.

Món canh atiso hầm giò heo từ xưa đến nay luôn là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm gia đình người dân Đà Lạt. Phải thưởng thức qua món ăn này, bạn mới hiểu được lý do vì sao chúng được ưu ái đến thế. Để nói về một món giàu chất dinh dưỡng mà lại thơm ngon hết sẩy thì chỉ có thể là canh atiso hầm giò heo ở Đà Lạt.

Bảo Trân

Theo Baodulich.net.vn