Cách Nấu Súp Hỗn Hợp / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Thực Hành: Trộn Hỗn Hợp Nộm Rau Muống ( Tt )

– H/s hiểu: nguyên tắc chế biến món ăn trộn hỗn hợp.

– H/s biết: được cách làm món nộm rau muống.

– H/s thực hiện được: Nắm vững quy trình thực hiện món này.

– H/s thực hiện thnh thạo: Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có yêu cầu kiến thức tương tự

– Thoí quen: HS có ý thức lựa chọn và giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng nguyên liệu hợp lí và bảo quản chất dinh dưỡng khi sơ chế. Biết sử dụng nước sạch để chuẩn bị và chế biến món ăn. Biết cách sử dụng găng tay khi cắt thái nguyên liệu ăn sống và giữ được vệ sinh nơi chế biến. Đồng thời biết phân loại rác thải và đổ rác đúng nơi quy định.

– Tính cach: Nghim tc trong học tập v cơng việc.

Tuần: 26 – Tiết: 50 Ngày dạy: THỰC HÀNH: TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG ( TT ) 1-MỤC TIÊU : 1.1 Kiến thức : – H/s hiểu: nguyên tắc chế biến mĩn ăn trộn hỗn hợp. – H/s biết: được cách làm món nộm rau muống. 1.2 Kỹ năng : – H/s thực hiện được: Nắm vững quy trình thực hiện món này. – H/s thực hiện thành thạo: Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có yêu cầu kiến thức tương tự 1.3 Thái độ : – Thoí quen: HS có ý thức lựa chọn và giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng nguyên liệu hợp lí và bảo quản chất dinh dưỡng khi sơ chế. Biết sử dụng nước sạch để chuẩn bị và chế biến món ăn. Biết cách sử dụng găng tay khi cắt thái nguyên liệu ăn sống và giữ được vệ sinh nơi chế biến. Đồng thời biết phân loại rác thải và đổ rác đúng nơi quy định. – Tính cach: Nghiêm túc trong học tập và cơng việc. 2- NỘI DUNG HỌC TẬP: Thực hành: trộn hỗn hợp rau muống. 3- CHUẨN BỊ : 3.1 GV: 3.2 HS: 1 Kg rau muống, 5 củ hành khô, tỏi, ớt, nước mắm, rau thơm, giấm, đường, 1 trái chanh, 50 g đậu phộng giã nhỏ. 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1 Ơn định tổ chức và kiểm diện: 6a1 6a2 6a4 4.2 Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 4.3 Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC Giới thiệu bài học mới: * GV nêu nội quy an toàn lao động. -Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian. * Hoạt động 1: Tìm hiểu cách trộn nộm (15′) MT: KT: HS nắm được các yêu cầu kỹ thuật trong phương pháp trộn nộm rau muống, biết giữ gìn vệ sinh môi trường trong và sau khi chế biến. KN: H/s biet van dung kien thuc da hoc vao thuc hanh. GV nêu mục tiêu của bài và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu. -Vớt rau muống vẩy ráo nước. -Vớt hành để ráo. -Trộn đều rau muống và hành cho vào dĩa, sau đó rưới đều nước trộn nộm. HS tiến hành làm như ở tiết học trước * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày (20′) MT: KT: Phát huy được tính sáng tạo của HS trong cách trình bày trang trí trên món ăn. KN: HS biết cách thực hiện có khoa học và vệ sinh an toàn thực phẩm. Rắc rau thơm lên và lạc trên dĩa nộm, cắm ớt, tỉa hoa trên cùng, khi ăn trộn đều. Chú ý : Có thể thay nguyên liệu chính để tạo nên món nộm khác nhưng cùng thể loại chế biến. HS thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV nhận xét các sản phẩm của từng nhóm và bình điểm cho các nhóm. * Trộn nộm : SGK/ Tr 67 * Giai đoạn 3 : HS trình bày trực tiếp trên sản phẩm. HS thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên. 4.4 Tổng kết: -Giáo viên cho HS trình bày các dĩa thức ăn lên bàn. -Gọi một số HS nhận xét. -GV nhận xét các tổ thực hành và cho điểm. -GV nhận xét lớp học trong tiết thực hành. -Cho HS làm vệ sinh nơi thực hành. 4.5 Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này: Về nhà xem lại bài, nên tập làm ở nhà 1 vài lần cho gia đình thưởng thức. * Đối với bài học tiết tiếp theo: Kiểm tra 1 tiết. Chuẩn bị : -Chuẩn bị ôn tập từ bài “Cơ sở của ăn uống hợp lý đến bài các phương pháp chế biến thực phẩm”. 5 PHỤ LỤC : SGK cơng nghệ 6 SGV cơng nghệ 6

Cho Trẻ Ăn Cháo Xay Nhuyễn Hỗn Hợp Khiến Trẻ Chậm Lớn

Khi con bước vào giai đoạn ăn dặm, các bà Mẹ đều cố gắng tìm hiểu xem phương pháp ăn dặm nào thích hợp với bé để con có thể phát triển khỏe mạnh. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và phù hợp với từng bé.

Tuy nhiên, hầu hết các Mẹ Việt đều chọn xay nhuyễn lần mọi thứ vào nấu cháo, nấu bột cho bé ăn dặm mà không cho bé tập ăn thức ăn thô. Điều này sẽ dẫn đến một tác hại nghiêm trọng, làm con chậm phát triển.

Sai lầm nghiêm trong khi xay nhuyễn đồ ăn cho bé

Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng việc xay nhuyễn đồăn sẽ giúp bé dễ ăn hơn, ăn nhanh hơn và dễ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Nhưng thực tế, việc cho bé ăn quá nhiều đồ xay nhuyễn mà không làm quen với những thức ăn thô sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Các chuyên gia đều đưa ra lời khuyến rằng: Các Mẹ nên tập cho bé ăn thức ăn thô để bé có nhiều dinh dưỡng hơn và cũng tốt cho dạ dày của con hơn là đồ xay nhuyễn như các mẹ vẫn nghĩ.

Cả giai đoạn ăn dặm chỉ duy nhất một món: cháo xay hỗn hợp

Sau 1, 2 tháng ăn bột, Mẹ bắt đầu chuyển sang cho bé ăn cháo và đến khi bé được 2 tuổi. Cháo xay nhuyễn là thức ăn duy nhất của bé trong giai đoạn này. Có mẹ còn ngại tập cho bé ăn cơm, nên có những bé vẫn ăn cháo khi 3, 4 tuổi.

Những lúc bé hoảng sợ, khóc lóc không muốn ăn sẽ khiến cơ thể trẻ không tiêu hóa tốt và khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này lý giải vì sao trẻ được cho ăn đồ bổ dưỡng mà vẫn còi cọc, chậm lớn.

Cho trẻ ăn cháo xay là cướp đi cơ hội phát triển trí tuệ của con

Các bé đều có thói quen đưa tất cả những đồ vật chúng cầm ở tay cho lên miệng. Đây là cách bé khám phá cuộc sống và khám phá thế giới xung quanh, bé cảm nhận thế giới bằng cách sờ, nắm, ngửi, nếm,…

Chính vì thế, việc cho bé cảm nhận từng món ăn khác nhau, con sẽ tự cảm nhận được mùi vị, độ cứng, màu sắc của thức ăn sẽ kích thích bộ nào tư duy và các giác quan đã cảm nhận được. Việc tư duy từ nhỏ sẽ khơi dậy khả năng nhận thức và đưa bộ não phát triển ở mức cao nhất.

Việc ăn các món cháo xay nhuyễn thường xuyên con sẽ không cảm nhận được bất kỳ mùi vị khác nhau nào của món ăn. Việc duy nhất con làm là dán mắt vào tivi, điện thoại, ipad,..hay một món đồ chơi nào đó và há miệng nuốt thức ăn. Vô tình thói quen này sẽ làm tư duy của trẻ bị trì trệ hơn.

Nhiều mẹ sẽ biện minh rằng, con tôi ăn cháo xay suốt mà vẫn lanh lợi, nhanh biết nói. Điều đó chỉ là nhận định chủ quan của người mẹ đó thôi. Bởi thành công của một đứa trẻ quyết định bởi rất nhiều yếu tố, sự thông minh, lanh lợi, sự sáng tạo và hiểu biết. Thử hỏi với thực đơn nghèo nàn, cả năm chỉ có một món ăn như vậy con bạn liệu có đủ sáng tạo và hiểu biết không? Như vậy liệu có gọi là một đứa trẻ thông minh lanh lợi không? Mẹ cần biết rằng, sự hiểu biết và sáng tạo chính là yếu tố hàng đầu thúc đẩy trí não phát triển.

Một điều hiển nhiên là khi mẹ xay nhuyễn toàn bộ thức ăn thì con chỉ có một việc duy nhất là há miệng và nuốt chửng. Việc làm này vô tình thui chột đi khả năng tập nhai của trẻ. Dẫn đến tình trạng nhiều trẻ đến khi đi học mẫu giáo vẫn không biết nhai cơm.

Trẻ dễ béo phì và lười ăn

Nhiều Mẹ thấy con mình ăn đồ xay nhuyễn thường xuyên vẫn béo tốt và nghĩ rằng con mình khỏe mạnh và hấp thụ tốt. Nhưng thực chất, các bé đó rất dễ có nguy cơ bị mắc bệnh béo phì. Có thể trẻ vẫn béo và tăng cân đều nhưng lại không hề có sức khỏe tốt như những trẻ được ăn thức ăn thô và nhai. Bởi những đứa trẻ được bố mẹ tập cho ăn những món ăn riêng đã được chứng minh rằng có sức khỏe tốt hơn dựa theo chỉ số BMI, chỉ số tỷ lệ phát triển chuẩn của cơ thể.

Nguy cơ bị loát dạ dày rất nguy hiểm Điều ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe của trẻ đó là trẻ sẽ có nguy cơ rất cao bị loét dạ dày nếu thường ăn thức ăn xay nhuyễn. Có thể nhiều người sẽ không tin hoặc cho là vô lý bởi trẻ nhỏ như vậy không thể sớm mắc phải bệnh này chỉ vì ăn thức ăn xay nhuyễn.

Điều này được giải thích hoàn toàn có cơ sở. Khi cho trẻ ăn một bát cháo xay lẫn rất nhiều loại thức ăn khác nhau, hương vị và thành phần của món ăn bị trộn lẫn và điều thường thấy là con sẽ dễ bị trớ. Khi bị nôn trớ nhiều, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến dạ dày của trẻ và bé sẽ rất dễ bị loét dạ dày, thực quản. Thậm chí, có nhiều bé còn bị trào ngược dạ dày và có nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gây ho kéo dài, lâu dần có thể dẫn tới bệnh hen.

Các mẹ nên tập cho con ăn thô dần để bé làm quen

Chính vì thế, để tránh được những tác hại trên, bố mẹ hãy suy nghĩ về việc lựa chọn cho con làm quen với thức ăn thô nhiều hơn ngay từ khi bé có thể để con được phát triển một cách tốt nhất. Vào những giai đoạn chuyển tiếp chế độ ăn, bố mẹ hãy tập cho con làm quen dần dần một cách từ từ, không cần nóng vội.

Đừng sợ dạ dày con còn yếu mà không cho bé tập ăn những thức ăn có hạt hơn hoặc đồ thức ăn mềm. Chế độ ăn tốt nhất dành cho bé đó là từ 6 tháng tuổi tập ăn bột loãng sau đó tăng dần độ sệt, từ 7 – 8 tháng tuổi cho con ăn cháo nhuyễn hoặc loại bột nấu đặc, từ 12 tháng tuổi trở đi thì bé có thể tập ăn cháo nấu nhiều hạt hơn và các loại thức ăn mềm như phở, mì sợi mềm. Khi bé đã được 2 tuổi trở lên và mọc đủ răng thì bố mẹ hoàn toàn có thể tập cho bé ăn cơm cùng thức ăn mềm với cả nhà.

Cách cho trẻ ăn dặm khoa học

Mẹ có biết rằng vì sao người Nhật được đánh giá là thông minh hàng đầu thế giới? Đó là vì ngay từ nhỏ, những đứa trẻ Nhật đã được bố mẹ chúng nuôi dưỡng một cách khoa học. Bữa ăn dặm của trẻ Nhật không bao giờ chỉ có một món duy nhất. Thông thường, mẹ Nhật thường làm hơn 2 món cho con ăn nhưng mỗi món chỉ với một lượng nhỏ, đủ để con không bị ngấy. Những loại nguyên liệu khác nhau được chế biến riêng biệt, để trẻ cảm nhận và học cách phân biệt mùi, màu sắc ngay từ khi còn rất nhỏ. Cách chế biến món ăn rất đa dạng, không chỉ duy nhất một cách là xay nhuyễn, mẹ Nhật sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau để nghiền, mài, giã nát, băm nhỏ vừa… Trẻ Nhật cũng được cho ăn thô từ rất sớm và được tự do lựa chọn cách ăn riêng, có thể cầm, bốc, nắm, hay tự xúc thức ăn. Bữa ăn trở thành một hành trình khám phá đầy thú vị, đầy màu sắc…

Mặc dù được mặc sức khám phá các món ăn, nhưng trẻ cũng được học những nguyên tắc ăn uống nghiêm chỉnh ngay từ khi còn nhỏ. Các bà mẹ Nhật không bao giờ bế con đi rong ruổi khắp nơi với bát cháo trên tay. Khi ăn trẻ được đặt ngồi thật cẩn thận trên ghế, không tivi, không có đồ chơi… trẻ chỉ tập trung duy nhất cho việc ăn uống mà thôi. Mẹ Nhật cũng không ép con bằng được, mà thường cho con tự dừng lại khi đã cảm thấy chán. Có thể khi áp dụng cách này, bạn sẽ không thấy con tăng cân nhanh nữa. Nhưng về lâu dài, khi lớn lên con sẽ có chỉ số cơ thể BMI chuẩn theo khuyến cáo của các chuyên gia.

Cho con ăn dặm kiểu Nhật được đánh giá là phương pháp khoa học và có lợi cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Mẹ nên bỏ qua tâm lý, học kiểu ăn của Nhật tư duy sính ngoại. Bởi đó là cách ăn được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên áp dụng để tốt nhất cho con. Cũng có mẹ cho rằng, tôi là người Việt nên tôi phải cho con ăn theo kiểu Việt, hoặc bố mẹ chúng ta cũng ăn đồ xay nhuyễn suốt mà vẫn giỏi giang đó thôi. Chúng ta không phủ nhận những thành quả của những người đi trước, nhưng phải chăng bạn cần có cái nhìn rộng hơn về thế giới này? Bạn có biết thế giới đang thay đổi theo từng giây, không ngừng phát triển với những thành quả vĩ đại. Điều đó nghĩa là bạn cũng cần thay đổi, không phải chạy theo xu hướng mà là học hỏi những điều tốt nhất, phù hợp nhất, khoa học nhất. Nếu bạn cứ nhìn vào quá khứ để nuôi con, thì lớn lên con bạn sẽ khó bắt kịp được sự thay đổi chóng mặt của thế giới mới.

Cách Chế Biến Và Sử Dụng Thức Ăn Hỗn Hợp Cho Bò Sữa

– Khắc phục sự mất cân đối trong các loại thức ăn hỗn hợp khác.

– Tận dụng được nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp như cỏ khô, cỏ ủ, ngũ cốc, bột sò, bột lông vũ, các loại muối khoáng…, đặc biệt là phụ phẩm của công nghiệp thực phẩm.

– Thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng.

– Thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa cao do đã được chế biến.

– Kiểm soát được hiệu quả sử dụng thức ăn. Dễ dàng phát hiện những vấn đề do khẩu phần thức ăn gây ra nhờ theo dõi biến động sữa hàng ngày. Từ đó, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp nhu cầu, giúp bò kéo dài độ bền cho sữa, khai thác được nhiều kỳ sữa.

– Thức ăn TMR thích hợp với nhiều quy mô chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi tập trung. Giảm lao động thủ công, tăng năng suất lao động do tăng cơ giới hóa.

– Phải sử dụng một số máy móc tiêu tốn năng lượng.

– Loại bò cá biệt (năng suất rất cao, gày yếu, bệnh nặng, …) không được quan tâm đầy đủ.

– TMR sản xuất và sử dụng trong ngày nên khó bảo quản.

Căn cứ theo sản lượng sữa hàng ngày để phân loại nhóm bò nhằm xây dựng khẩu phần hợp lý. Thường có 3 nhóm chính:

– Nhóm đang vắt sữa: Gồm nhóm có sản lượng sữa/ngày cao hơn bình quân toàn đàn và nhóm có sản lượng sữa/ngày thấp hơn bình quân toàn đàn.

Thiết kế chuồng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và hợp lý với điều kiện chăn nuôi thực tế. Đặc biệt chú ý thiết kế đường nội bộ để dễ di chyển ghép bò vào từng nhóm.

Luôn có nguồn nguyên liệu đồng bộ, ổn định, hạn chế sự thay đổi thành phần nguyên liệu.

Để sử dụng tối đa hiệu quả thức ăn TMR, đàn bò nên có quy mô từ 1.000 con trở lên. Nếu quy mô nhỏ (dưới 50 con), TMR sẽ kém hiệu quả do lượng thức ăn cho từng nhóm bò quá nhỏ, đẩy chi phí đầu tư cao, chăn nuôi không có lãi.

Lao động trong chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bò sữa có sử dụng thức ăn TMR nói riêng đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, quản lý khá. Khả năng sử dụng vi tính, các hệ thống phần mềm quản lý giống, thức ăn, tính toán lập khẩu phần,… đều phải khá và đồng đều.

– Phân loại thức ăn tinh, thô, bổ sung.

– Sơ chế các loại thức ăn thô.

– Xây dựng khẩu phần cho từng nhóm bò.

– Dùng máy rải thức ăn cho từng nhóm bò.

So với phương thức chăn nuôi bò cho ăn riêng lẻ thường mất cân đối khoáng và vitamin thì thức ăn TMR khắc phục được tất cả các nhược điểm trên. Đặc biệt, với những loại thức ăn TMR có sử dụng hệ đệm khoáng premix giàu Ca, P, Na, K thì hiệu quả rất rõ rệt qua khả năng tăng sản lượng sữa/chu kỳ.

Hướng Dẫn Cách Trộn Thức Ăn Hỗn Hợp Cho Heo Thịt

Những lưu ý khi trộn thức ăn hỗn hợp cho heo thịt

Đảm bảo đủ nhóm dinh dưỡng thiết yếu: Khi tự trộn thức ăn hỗn hợp cho heo thịt , bà con cần lưu ý đến nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn nhằm đảm bảo cho heo phát triển và tăng trọng đều, nhanh chóng. Các nhóm chất chính là bột đường, chất đạm, béo, chất xơ, muối khoáng và vitamin.

Thức ăn cho heo thịt cần được trộn theo tỷ lệ thích hợp: Sau khi chọn được loại nguyên liệu phù hợp, đảm bảo đủ nhóm dinh dưỡng, bà con cần trộn theo tỷ lệ thích hợp. Tỷ lệ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp heo tăng trọng đều, nuôi heo theo hướng nạc và giá trị dinh dưỡng trong thịt heo thành phẩm cao.

Thức ăn nuôi heo thịt thay đổi tỷ lệ phù hợp với giai đoạn phát triển của heo. Mỗi giai đoạn phát triển của heo cần được điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp, nhằm tối ưu tốt nguồn thức ăn, tăng trọng nhanh và giúp heo khỏe mạnh, tránh những bệnh lý nghiêm trọng.

Trộn thức ăn nuôi heo với khối lượng đúng: Heo ở từng thể trạng, cân nặng cần lượng thức ăn khác nhau, đồng nghĩa với việc cần thay đổi khối lượng các nguyên liệu khi trộn cho heo. Trước khi trộn cần tính trước khối lượng cho 1 heo ăn 1 ngày để trộng cho phù hợp.

Cách phối trộn thức ăn cho heo thịt đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho heo sẽ giúp bà con tự trộn thức ăn mà có thể thay thế thức ăn công nghiệp.

Lợi ích từ việc cho heo ăn thức ăn tự trộn

Dễ tìm nguyên nguyên liệu chăn nuôi, tận dụng được các sản phẩm nông sản có trong gia đình, tối ưu tốt mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng trọt. Sẽ rất phù hợp với những hộ chăn nuôi vừa và nhỏ.

Tiết kiệm chi phí thức ăn, sử dụng được nguồn nguyên liệu giá rẻ tại địa phương, xác minh được nguồn gốc thức ăn chăn nuôi để chọn ra nguồn thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn, không bị hỏng, giá trị dinh dưỡng cao.

Phối trộn thức ăn sẽ dễ dàng thay đổi, điều chỉnh tỷ lệ dinh dưỡng cho heo cho phù hợp với giống heo và giai đoạn phát triển của heo hơn. Nhờ đó mà có thể kiểm soát được mức độ tăng trọng của heo. Thức ăn cho heo thịt cần kiểm soát tốt cả về chất lượng và khối lượng nhằm đảm bảo heo tăng trọng tốt và đều.

Nguyên liệu chuẩn bị trộn thức ăn hỗn hợp cho heo thịt

Nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi trộn cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng, thức ăn cần mới, tươi và đảm bảo, không sử dụng thức ăn đã biến chất, biến màu, biến mùi, đổi vị hay đã xuất hiện nấm mốc, không nên tận dụng nguồn thức ăn đã bị xuống dinh dưỡng.

Nguyên liệu thức ăn nuôi heo giàu bột đường: bao gồm các thức ăn giàu tinh bột như tấm gạo, cám gạo, bột ngô, khoai, sắn, lúa mì,…

Nhóm thức ăn cho heo thịt giàu chất đạm: Những thức ăn hỗn hợp cho heo thịt giàu chất đạm bao gồm bột cá, tôm, bột thịt, đạm thực vật như đậu tương, các loại khô dầu, lạc, dừa,…

Thức ăn giàu chất béo: Có trong các loại đỗ đậu, khô dầu, bánh dầu thực vật.

Thức ăn giàu vitamin và chất xơ: Các loại rau xanh, ngoài ra, trong các loại cám, tinh bột cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ.

Cách chế biến và trộn thức ăn hỗn hợp cho heo thịt

Nguyên liệu cần được nghiền nhỏ hoặc cắt nhỏ trước khi trộn thành thức ăn nuôi heo thịt. Thông thường, thức ăn nên được phơi khô và nghiền thành bột nhỏ. Riêng các loại ra xanh có thể cho ăn ngoài dạng tươi sau khi đã cho heo ăn thức ăn hỗn hợp.

Chia khối lượng và tỷ lệ thức ăn theo bảng dinh dưỡng. Bà con cần căn cứ theo các lưu ý phối trộn thức ăn phía trên để trộn thức ăn nuôi heo . Khối lượng nguyên liệu cần được cân theo khối lượng càng chính xác càng tốt.

Cách trộn dựa trên thành phần, tỷ lệ và giai đoạn

Heo tách sữa đến 30kg: Trộn 43% cám gạo, 20% tấm, bỗng rượu 18%, bột cá 8%, khô dầu đậu tương 10%, bột xương 1%. Tổng giá trị dinh dưỡng hỗn hợp là 3100 Kcal và khoảng 15% chất đạm.

Heo từ 30kg tới 60kg: Trộn 42% cám gạo, 40% bỗng rượu, 6% bột cá, khô dầu đỗ tương 6%, bột xương 2%. Giá trị dinh dưỡng tổng bao gồm 3000 Kcal, 15% chất đạm.

Heo từ 60kg tới xuất chuồng: Trộn thức ăn nuôi heo gồm 40% cám gạo, bỗng rượu 46%, khô dầu đậu tương 7%, bột xương 1%. Tổng năng lượng là 2900 Kcal, chất đạm 13%.

Cách trộn thức ăn này đã giúp bà con chăn nuôi tiết kiệm được rất nhiều chi phí thức ăn chăn nuôi heo, chăn nuôi heo hiệu quả và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là cách trộn thức ăn hỗn hợp cho heo thịt được áp dụng nhiều tại các hộ gia đình chăn nuôi heo hiệu quả tại các địa phương.

Cách Chế Biến Thức Ăn Hỗn Hợp Dạng Viên Cho Tôm, Cá

06/04/2023 05:00

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia thì, hiện nay rất nhiều hộ gia đình, cơ sở nuôi tôm, cá thường dùng cám gạo, cám ngô rắc xuống ao cho tôm cá ăn, tuy nhiên những loại thức ăn trên cũng chưa đủ chất dinh dưỡng để giúp cá, tôm tăng trưởng nhanh và có được sức đề kháng với bệnh tật, thời tiết bất thường.

Vì vậy nên thực hiện chế biến thức ăn hỗn hợp cho cá, tôm ăn. Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia đã đưa ra công thức để hướng dẫn bà con cách làm này:

Xin giới thiệu sơ đồ sản xuất thức ăn viên hỗn hợp cho cá:

Tìm kiếm nguyên liệu–Làm sạch–Sơ chế, phơi khô–Nghiền thành bột mịn–Phối trộn theo công thức thức ăn–Ép viên–Phơi sấy– Đóng bao.

Nguyên liệu làm thức ăn là ngô, lúa mì, thóc, cám lúa mì, cám gạo, đỗ tương, khô dầu, bột sắn, bột cá, xác mắm, bột thịt, cá tạp…

Một số công thức chế biến thức ăn hỗn hợp thường dùng

Cá rô phi:

Công thức 1: Cám gạo 35%, bột ngô 20%, khô lạc 12%, bột đỗ tương 9,5%, bột cá 8%, sắn 15%, premix 0,5%.

Công thức 2: Sau khi nhào trộn các thành phần thức ăn, bổ sung chất kết dính như bột sắn, bột mì rồi tiếp tục trộn trong 15-20 phút nữa. Nếu thức ăn còn khô (độ ẩm chưa đạt 25-30%) cần bổ sung thêm nước. Cho thức ăn vào máy để ép viên, điều chỉnh cỡ số của mắt sàng để có cỡ viên thức ăn phù hợp với cỡ cá, tôm đang nuôi. Trong nuôi quy mô nông hộ có thể dùng máy đùn thức ăn có công suất 70kg/giờ, động cơ điện 2,2kW hoặc động cơ nổ =6pH, vòng quay trục chính <500 vòng/phút.

Nguyên lý hoạt động: Đùn ép qua trục trơn, bên trong có rãnh, trong quá trình đùn do ma sát làm nhiệt độ khối thức ăn tăng lên 60-70oC, ở nhiệt độ này thức ăn được làm chín. Nhờ sức ép của trục lăn trên xilanh, viên thức ăn được hình thành khi chui qua rãnh của thành xilanh.

Bảo quản: Sau khi tạo viên xong, thức ăn được cho ăn luôn hoặc đem phơi nắng, hoặc sấy khô ở nhiệt độ 60oC trong 6-8 giờ. Nếu sấy ở nhiệt độ quá cao, trên 80oC sẽ làm mất đi một số vitamin, protein bị biến tính làm cho chất lượng thức ăn giảm sút.

Thức ăn viên khô được đóng bao và bảo quản trong kho. Thường một bao thức ăn đóng từ 15-30kg để dễ vận chuyển. Khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác phải cần thận không thức ăn bị vỡ. Khi bảo quản trong kho, thức ăn đóng bao cần được kê cao cách mặt đất 30cm tránh để trong kho ẩm sẽ ảnh hưởng đến thức ăn dễ gây bệnh cho tôm cá.