Trứng hột vịt bách thảo sau khi bóc vỏ có thể ăn ngay mà không cần luộc hay chế biến cầu kỳ khác và thậm chí trứng bách thảo không cần luộc. Trứng vịt bắc thảo như một món đồ nguội ăn khai vị và được ưa chuộng tại nhiều nơi: Người Quảng Đông thường bọc xung quanh từng lát trứng Bách Thảo với nhiều lát gừng xắt mảnh.
Hột vịt bắc thảo có cần luộc không? Những điều cần biết về hột vịt bắc thảo Giải đáp thắc mắc hột vịt lộn bắc thảo có cần luộc không? Hột vịt bắc thảo có hình dáng và mùi vị thế nào?
Trứng vịt Bắc Thảo khi chưa bóc bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài Trứng sau khi bóc bỏ lớp trấu và các nguyên liệu đắp ở ngoài vỏ thì vỏ trứng có màu đen trắng lẫn lộn như muối tiêu, đôi khi tạo những lớp hoa văn trên bề mặt trông rất đặc biệt.
Lòng đỏ của trứng thường có màu xanh xám, xanh đen hoặc màu kem với mùi thơm mạnh đặc trưng, lòng trắng có màu nâu đen và trong suốt như thạch.
Hột vịt Bắc Thảo có lòng đỏ có mùi hăng, sốc, vị the và béo, lòng trắng ít mùi vị. Món này tương đối khó ăn, nếu ăn không quen sẽ có thể khó chịu.
Khi ăn hột vịt bắc thảo có cần luộc không?
Người Thượng Hải băm trộn trứng Bách Thảo với đậu phụ. Ở Đài Loan, người ta thái trứng Bách Thảo thành từng lát, kế đó phủ lên mặt trứng đậu phụ lạnh với nước xốt Katsuobushi và dầu mè, tương tự như món Hiyayakko của người Nhật Bản.
Ở miền Bắc Trung Quốc, người ta phủ đậu phụ lạnh lên bề mặt trứng, thêm vào một ít gừng non xắt sợi nhuyễn, hành củ băm nhừ và rưới lên trên cùng một hỗn hợp nước xốt đậu nành hoặc dầu mè. Tại Việt Nam, người ta ăn trứng Bắc Thảo sống với củ kiệu và tôm khô hoặc đem nấu cháo cũng như chế biến các món ăn cầu kỳ khác.
Cách làm trứng hột vịt bắc thảo đúng chuẩn
Người ta làm món trứng Bắc Thảo bằng cách ngâm trứng trong hỗn hợp bùn nhão được làm từ đất sét pha kiềm và nước, hoặc có thể dùng tro gỗ, vôi tôi, muối, nhằm duy trì thời gian ủ trứng lâu nhất. Lớp vỏ này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Nguyên liệu làm hột vịt bắc thảo:
50 trứng vịt
5 trái bồ kết
1/2 muỗng cà phê diêm sinh
4 muỗng cà phê quế bột
1 muỗng cà phê đinh hương
70g trà mạn
1 bó rau dền gai (hoặc trấu)
Lá trắc bách diệp (60 lá)
4 muỗng cà phê phèn chua.
Bước 1: Thả trứng vào nước muối, trứng chìm xuống là trứng tốt (1 lít nước + 50g muối hồ tan). Đem các Trứng tốt rửa qua nước lọc, lau sạch bằng khăn khô, sau đó đem ngâm trứng với nước đã hòa phèn chua. 4 muỗng Phèn chua, pha với 1 lít nước ngâm hột vịt ba ngày, lòng trắng sẽ trong, lòng đỏ vàng. Trong qui trình chế biến, có lẽ lâu nhất là thời gian canh chừng 3 ngày mới lấy được trứng trong nước phèn chua ra.
Bước 2: Bồ kết nướng thành than giã nhỏ như bột. Trà mạn pha với 1 lít nước sôi, Đinh hương sao vàng tán nhỏ, Rau dền gai phơi khô đốt lên lấy tro, trộn với bột quế, diêm sinh và lá trắc bách diệp giã nhỏ (có thể thay thế rau dền bằng trấu). Pha “hỗn hợp bùn” gồm nhiều loại bột nguyên liệu ta đã chuẩn bi trên lại với nhau.
Bước 3: Phết lên bề mặt quả trứng lớp hỗn hợp bùn trên ở bước 3. Tiếp tục lăn trứng qua một lớp mỏng vỏ trấu để hỗn hợp bọc chặt vào nhau, bao kín quả trứng.
Bước 4: Khi hỗn hợp bùn, vỏ trấu khô lại là thành phẩm món trứng vịt bắc thảo. Quả trứng lúc này có lòng đỏ chuyển sang màu xanh xám, lòng trắng có màu nâu đen và trong suốt như thạch là ta có thể dùng ăn được
Cách làm món trứng hột vịt bắc thảo tôm khô củ kiệu ngon
Món củ kiệu tôm khô tuy đơn giản nhưng lại khá ngon miệng và là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Món ăn giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn trong việc chuẩn bị các món ăn bày lên mâm cỗ hoặc đãi bạn bè, nếu được chế biên chung với trứng vịt bắc thảo sẽ trở thành món nhậu nhâm nhi ngày tết thật tuyệt.
Bước 1: Bạn lấy tôm khô đem rửa qua với nước. Có thể dùng nước ấm để tiết kiệm thời gian. Sau đó vớt tôm ra và để ráo nước.
Bước 2: Lấy nước giấm đường đã ngâm củ kiệu vào ngâm tiếp với tôm khô. Khi thấy tôm mềm thì vớt ra.
Bước 3: Lấy trứng bắc thảo bỏ vỏ trấu rồi ngâm rồi rửa sạch. Sau đó, dùng bếp gas hoặc bếp điện luộc trứng trong vòng 15 – 20 phút.
Bước 4: Cuối cùng đem lột vỏ và chẻ múi cau. (Nếu bạn ăn sống được trứng thì có thể không cần phải luộc trứng)
Bước 5: Bạn xếp tôm khô, củ kiệu và trứng bắc thảo ra đĩa. Hoặc bạn cũng có thể trộn lẫn tôm khô với củ kiệu rồi bày trứng xung quanh. xong ròi, bạn đã tự tay làm được món trứng bách thảo tôm khô củ kiệu ngay tại nhà rồi.
Cách cắt trứng hột vịt bắc thảo đúng cách không bị vỡ
Trứng bắc thảo sau khi được bóc xong nếu dùng dao thái, lòng đỏ sẽ bị dính vào dao, vô cùng khó rửa lại làm cho miếng trứng bị méo mó.
Lúc này, giải pháp của bạn chính là một sợi dây ni lông hoặc chỉ nha khoa.
Bạn chỉ cần quấn vòng quanh quả trứng, sau đó kéo đều tay, miếng trứng sẽ được cắt ra thật đều mà lòng đỏ lại không hề bị xây sát ảnh hưởng gì cả.
Những công dụng chính của trứng hột vịt bắc thảo
1. Nhuận phế: Trứng vịt bắc thảo giàu vitamin A, bảo vệ hệ hô hào, thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng lượng hồng cầu trong cơ thể, phòng chống các bệnh viêm hô hấp. Dưỡng phế, phòng ngừa các bệnh về phổi, giúp người bệnh có thể hô hấp thuận lợi.
2. Cầm máu: Trứng vịt bắc thảo có khả năng kích thích hồng cầu sinh trưởng, tạo hồng cầu mới, cầm máu rất có hiệu quả.
3. Giải rượu: Trứng vịt bắc thảo giải độc rượu rất tốt, giúp người say bài tiết chất cồn nhanh chóng. Đồng thời có tác dụng giúp người say tránh được các triệu chứng như đau đầu, mặt đỏ…Giảm bớt lượng cồn do dạ dày hấp thu, bảo vệ màng dạ dày.
4. Giải nhiệt, giảm nhiệt: Trứng vịt bắc thảo có vị đắng nhẹ, có công dụng giảm nhiệt cho những người hay mắc các chứng như lở miệng, nổi mụn nhọt, gan nóng… Trứng vịt bắc thảo còn có tác dụng giảm độc trong máu.
Qua những thông tin trên các bạn đã biết được hột vịt lộn bắc thảo có cần luộc không rồi đúng không nào? Hơn thế nữa còn biết được rất nhiều những điều hay ho xung quanh món ăn thú vị này.