Cách Nấu Súp Hủ Tiếu / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Hủ Tiếu Cá

Cùng với phở, bún bò thì hủ tiếu là món ăn được yêu thích trong đời sống hằng ngày của người dân Sài Gòn. Hủ tiếu là một món ăn rất phong phú, có thể kể ra đây như hủ tiếu bò viên, hủ tiếu bò kho, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho… Ngoài ra, người Hoa còn có món hủ tiếu lòng bò, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu bột lọc và không thể thiếu hủ tiếu cá.

Nguyên liệu:

– Hủ tíu sợi to: 500gr

– Cá lóc: 1 kg

– Tương đen: 50gr

– Thịt nạc dăm: 200gr

– Mỡ heo: 200gr

– Hẹ: 50gr

– Đầu hành lá (phần gốc trắng): 5 gr

– Xà lách: 100gr

– Giá: 100gr

– Củ cải: 1 củ vừa

– Tỏi: 1 củ

– Hành tím: 3 củ

– Rau thơm như húng lủi, quế, ngò gai: mỗi loại 50gr

– Gia vị: Đường, muối, bột ngọt, nước mắm, tiêu

Cách nấu hủ tiếu cá:

– Gọt vỏ củ cải, rửa sạch. Để ráo, cắt khúc.

– Hành tím, tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

– Phi thơm 1/3 chỗ hành tím, xào xơ xương và đầu cá. Nấu sôi khoảng 2 lít nước, trút xương cá vừa xào vào. Hầm xương cá với lửa lớn và củ cải khoảng 30 phút, thì tắt bếp. Lót khăn giấy lên rây, lọc lấy nước dùng. Nấu sôi nước dùng lên bếp, nêm nếm vừa ăn.

– Rửa sạch thịt heo, để ráo. Cho thịt heo, ½ chỗ hành tím còn lại, tỏi, tiêu, bột ngọt vào cối xay, xay vừa. Phi thơm chỗ hành tím còn lại, xào chín thịt heo, để riêng.

– Rửa sạch mỡ heo, xắt mỏng. Làm nóng chảo, cho mỡ vào rán lấy nước mỡ. Tách nước mỡ và tóp mỡ để riêng.

– Xà lách và rau thơm nhặt, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, xả sạch, để ráo.

– Bỏ phần rễ của giá, rửa sạch, để ráo.

– Nhặt bỏ phần nát, già của hẹ, rửa sạch, để ráo, cắt khúc 4-5 cm.

– Rửa sạch đầu hành, để ráo.

– Trụng hủ tiếu qua nước sôi rồi cho vào tô. Trụng cá qua nước sôi, xếp lên trên.

– Cho thêm một chút thịt xay, tóp mỡ, hẹ, gốc hành lá rồi chan nước dùng.

Món này ăn nóng với xà lách, rau thơm, giá và không thể thiếu bát tương đen pha chút sa tế để chấm cá.

Lưu ý khi nấu hủ tiếu cá:

– Để nước dùng món này có mùi thơm ngon đặc trưng của cá lóc, bạn nên dùng xương cá để nấu. Trước đó nên rửa kỹ cá bằng muối và chiên sơ qua xương cá trong dầu để khử mùi tanh.

– Bạn có thể cho thêm các loại cá nhỏ, như cá linh hay cá bóng dừa để tăng độ ngọt cho nước dùng.

– Sau khi xào chín thịt heo xay, bạn có thể cho thịt vào nồi nước dùng đang sôi để tăng vị ngọt, thơm.

Nói đến Hủ tiếu cá là phải nói tới Dìn Ký Nguyễn Trãi, hương vị của hủ tiếu cá đã theo chân Dìn Ký suốt 24 năm qua, thành biểu tượng để ai đi qua cũng phải một lần nhắc tới. Ngoài hủ tiếu cá nhà hàng còn có hủ tiếu gà, hủ tiếu cua, thập cẩm đủ kiểu, và cả những món ăn vô cùng hấp dẫn khác nữa.

Nhà hàng Dìn Ký còn có không gian riêng dành cho gia đình, hội nhóm, họp mặt… Những phòng riêng này không lớn lắm, nhưng đủ ấm cúng, thoải mái và riêng tư cho những buổi gặp mặt thân mật.

Sương Mai tổng hợp từ Internet – PasGo.vn

dungvt

Cách Nấu Hủ Tiếu Ngon Nhất

Hủ tiếu Nam Vang là món hủ tiếu có nguồn gốc từ Campuchia nhưng do người Hoa chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng sau đó cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Đây được xem là món ăn mà ai khi đến Campuchia cũng phải thưởng thức. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực v.v. nhưng nhất thiết phải có thịt bằm. Không giống như hủ tiếu Trung Hoa và hủ tiếu Mỹ Tho của Việt Nam, hủ tiếu Nam Vang có vị ngọt của nước lèo chính là thịt bằm nhỏ khá đặc biệt.

Nguyên liệu

Xương heo (khoảng 1.5kg); tôm thẻ (1/2kg); gan heo (300g); thịt heo xay (300g); tôm khô (khoảng 1 nắm nhỏ); khô mực (1 con cỡ vừa); hủ tiếu bột lọc (có người gọi là hủ tiếu dai); dầu ăn; 1 củ tỏi; 4 tép hành lá; chanh; ngò ta (ngò gai); lá hẹ; giá đỗ; cần tây; rau tần ô; đường, muối, bột ngọt (nếu thích)

Quy trình thực hiện

Nấu nước súp: Xương heo (nếu là xương ống thì trong hơn) trụng sơ nước sôi, đổ ra rửa sạch. Bắt 1 nồi nước khác lên đợi sôi rồi để xương vào, sau đó để 1 tí muối, đường phèn, khô mực nướng vừa chín xé làm bốn và tôm khô rửa sạch cùng bỏ vào nồi nước súp hầm với xương. Bỏ củ cải và cà rốt cắt khúc vào hầm mềm luôn. Sau đó nêm với đường, muối, bột ngọt, cho vừa ăn.

Gan heo: Đem luộc với một tí muối, khi chín vớt ra để nguội quấn trong cling phim khi nào ăn hãy xắt nếu không nó bị khô.

Tôm: Lột vỏ (chừa đuôi tôm lại), sau đó cắt ở sống lưng tôm, lấy chỉ đen ra.

Tỏi bằm ra cho thật nhỏ, bắt một cái nồi nhỏ lên bếp, để đầu vào, khi dầu sôi thì tỏi vào, lấy đũa quậy đều cho đến khi tỏi vừa hơi vàng thì tắt lửa và đem xuống khỏi lò (Khi đó dầu còn đang nóng sẽ làm cho tỏi vàng thêm tí nữa, nếu còn để trên bếp sẽ làm tỏi bị đen).

Thịt heo xay: Trộn thịt heo cho chút nước súp, bắt lên chảo xào cho đến khi ráo nước.

Rau: Cần tây, hẹ cắt khúc. Ớt tươi cắt mỏng, chanh cắt để ra dĩa cùng với giá, cần tây, rau tần ô, ngò gai, rau xà lách.

Luộc hủ tiếu và cho vào một cái tô sau đó cho chút tỏi phi vào trộn đều cho khỏi dính sau đó xếp lên tô: gan heo, tôm, thịt heo xaỵ, trứng cút. Nước súp đang sôi, để vào tô sau đó thì để lá hẹ, hành, ngò và và tỏi chấy lên trên mặt tô. Lưu ý khác

Khi nồi nước súp hoàn thành thì bỏ vào 1,2 muỗng tỏi phi thơm.

Tôm (thêm mực nếu thích tùy người) cho chút nước súp vào một nồi nhỏ nấu chín và sắp vào tô lấy nước luộc tôm mực đó cho vào luôn tô hủ tiếu.

Ngoài gan heo có thể thêm cật và tim

Chuyên Đề Học Nấu Hủ Tiếu

Hủ tiếu mì là món ăn nổi tiếng ở các tỉnh miền Nam Việt Nam bởi hương vị đặc sắc, dễ ăn và hấp dẫn. Hiện nay, học nấu hủ tiếu mì là nhu cầu của rất nhiều người với mong muốn tự phục vụ hoặc kinh doanh một món ăn nổi tiếng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu học nấu hủ tiếu mì của nhiều người, Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) xây dựng chuyên đề Hủ tiếu – Mì. Với chuyên đề này, bạn sẽ lần lượt được khám phá công thức, bí quyết, phương pháp kết hợp các nguyên liệu để chế biến nên các món hủ tiếu mì ngon trứ danh.

Chi tiết khóa học

Những nội dung trong chương trình giảng dạy bao gồm:

Phần 1: Hủ tiếu Nam Vang – Hủ tiếu mì hải sản – Hủ tiếu mì khô xá xíu

Cách lựa chọn, sơ chế, bảo quản nguyên liệu nhanh, tiết kiệm chi phí.

Hướng dẫn toàn bộ công thức, bí quyết, kỹ thuật nấu nước dùng chuẩn vị, thơm, đậm đà, trong.

Cách làm xá xíu ngon, bắt mắt.

Công thức làm nước xốt trộn cho món hủ tiếu khô.

Hướng dẫn trình bày thành phẩm cuốn hút người dùng.

Phần 2: Hủ tiếu mì hoành thánh – Hủ tiếu mì sủi cảo – Hủ tiếu mì sườn non

Cách lựa chọn, sơ chế, bảo quản nguyên vật liệu cho các món hủ tiếu mì kiểu Hoa.

Hướng dẫn chi tiết công thức và kỹ thuật nấu nước dùng kiểu Hoa.

Phương pháp làm hoàn thánh, đặc biệt là cách gói hoành thánh đẹp, không bị bể, vỡ, nát.

Phương pháp làm sủi cảo với phần nhân dai ngon, vỏ mềm thơm và hình thức cuốn hút.

Cách ướp thịt để có được món hủ tiếu mì sườn non kiểu Hoa ngon đúng vị.

Cách trình bày món ăn đẹp mắt, ấn tượng.

Lợi ích khóa học

Hướng dẫn chi tiết từ A – Z quy trình chế biến các món hủ tiếu – mì thơm ngon chuẩn vị. Sau buổi học, bạn hoàn toàn có thể nấu được món ăn một cách thơm ngon phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Thời lượng khóa học

Chuyên đề Hủ tiếu – Mì diễn ra trong 2 buổi cho 2 phần học. Bạn có thể chọn học cả 2 hoặc chỉ chọn 1 học phần món hủ tiếu mì mà mình yêu thích với học phí 800.000đ/phần.

Đội ngũ giảng viên

Giảng viên đều là những Bếp trưởng giàu kinh nghiệm trong chế biến món Việt, Hoa. Thầy cô sẽ cung cấp tất cả các bí quyết chế biến món ăn mà mình có được trong hàng chục năm làm việc cho học viên một cách tận tình.

Thông tin liên hệ

Bạn có thể đăng ký học Chuyên đề Hủ Tiếu – Mì thông qua hai hình thức sau:

Gọi đến số 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn.

Đánh giá học viên

Cách Nấu Hủ Tiếu Gõ Sài Gòn

Công thức nấu nước lèo hủ tiếu gõ, cách nấu hủ tiếu gõ sài gòn ăn là ghiền

Tên gọi của món ăn bắt nguồn từ tiếng gõ lóc cóc vào mỗi chiều tối của những người bán. Nếu mới vào Sài Gòn, bạn sẽ ngạc nhiên trước âm thanh lóc cóc vang lên từ hai thanh tre.

Đó đích thị là tiếng rao mời của hủ tiếu gõ. Nếu hủ tiếu Nam Vang là món ăn mắc tiền thì hủ tiếu gõ chính là món ăn lót dạ của giới công nhân, sinh viên khi tan tầm hay đêm muộn.

Dù Sài Gòn có xuất hiện nhiều quán hủ tiếu sang trọng, điều hòa mát rượi chăng nữa, tô hủ tiếu thậm chí lên tới hơn 50 ngàn, được đánh giá là “quá đủ chất dinh dưỡng” với tôm, mực, thịt, gan, rau…; thì người ta vẫn luôn nhớ “hủ tiếu gõ” – giản dị và thật bình dân.

Nhưng hình ảnh quá đỗi thân quen ấy đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống đêm Sài thành.

Hủ tiếu là thức quà mà người ta có thể ăn buổi sáng, chiều, tối hay bất kì lúc nào cảm thấy đói lòng. Nhưng có lẽ không gì bằng thưởng thức một tô hủ tiếu vào đêm, khi nắng chói, nóng nực, gắt gay đã tiêu tan, Sài Gòn dịu dàng hơn trong tiết trời thanh mát. Lúc ấy, nghe khói từ tô hủ tiếu bốc lên, cầm muỗng húp một hớp nhẹ nước lèo trong ngọt, bạn sẽ không khỏi xuýt xoa “Sao ngon thế!”

“Cửa hàng” hủ tiếu gõ thật gọn nhẹ và giản đơn, chỉ là một chiếc xe đẩy “tự chế” khá thuận tiện, có nồi nước lèo thơm ngon luôn có bếp lửa giữ nóng phía dưới, cùng một chiếc tủ kính nhỏ đựng thịt thăn thái mỏng, bò viên; cạnh đó là túi to đựng hủ tiếu cùng chồng chén xếp gọn gàng.

Tại sao dân Sài thành thích ăn hũ tiếu gõ? Vốn nghĩ hẳn món này phải đòi hỏi cách chế biến hay nhiều loại gia vị công phu lắm. Như nước dùng phở gà là nước luộc gà, nước xương, nêm mắm muối, rồi còn vị gừng nướng, hành nướng, quế, thảo quả hoa hồi… Vậy mà bất ngờ làm sao khi nghe cô bán hủ tiếu chia sẻ “Nó ngon ngọt từ nước xương heo không à”.

Thành phần đầy đủ của một tô hủ tiếu cũng hết đỗi giản dị và khiêm nhường, mỗi thứ một chút; một chút hủ tiếu (sợi trắng mịn, nhỏ như sợi mì vằn thắn nhưng mềm hơn nhiều), tí tẹo giá, vài lát thịt thăn thái “siêu mỏng”, hẹ, hành khô và miếng tóp mỡ bùi thơm chỉ bé bằng hạt đậu, mới cảm thấy vị “bùi thơm” thì miếng tóp mỡ đã tan trong họng mất rồi. Vậy thì sức hấp dẫn nằm ở đâu? “

Nguyên liệu nấu nước lèo hủ tiếu gõ

Khoảng 2kg xương ống heo, xương cổ

1 đùi heo chặt nhỏ

500gr thịt nạc vai bằm nhỏ

1 kg sườn heo, cắt miếng vừa ăn

3 con mực khô bằng nửa bàn tay, rang vàng

200gr tôm khô (loại nhỏ) rửa sạch

1 củ cải trắng, 1 củ hành tây, 1 bó hành lá

Chanh, giá, tương ớt, ớt ngâm chua

Tóp mỡ, hành phi

1 sợi củ cải muối loại màu nâu đậm

Đường phèn, bột ngọt, tiêu

Các bước nấu nước lèo hủ tiếu gõ ngon

Bước 1: Xương rửa sạch, luộc sơ bỏ ra rửa lại cho sạch. Cho xương vào nồi, nước ngập mặt xương khoảng hơn 2 đốt ngón tay. Cho chút muối vào, đun sôi, hớt bọt rồi để lửa vừa ninh xương.

Bước 2: Cho Sườn heo, giò heo cắt miếng cho vào nồi hầm xương luộc Nấu tỉ lệ xương và nước theo tỉ lê 1:3 (gia giảm lượng nước tùy ý). Xương bỏ vào đun sôi chừng 10-15 phút, vớt bọt liên tục rồi hạ lửa nhỏ riu riu để ninh trong 2-3 tiếng.

Bước 3: Tôm khô cho vào giỏ kim loại nấu trong nồi nước dùng cho thơm, khoảng 1h vớt ra để ráo, bắc dầu bỏ tôm vào chiên cho tôm vàng rụm, thêm tiêu muối, bột ngọt nêm vừa ăn.

Bước 4: Hành tây bổ múi cau , bỏ củ cải trắng, củ cải muối, khô mực nướng, tôm khô cho vào nồi nước lèo. Đợi sôi trở lại, tiếp tục vớt bọt.

Bước 5: Nêm gia vị muối, đường phèn, bột ngọt, nước mắm. Để lửa riu riu khoảng 3 tiếng, không nên hầm xương quá lâu sẽ có mùi hôi.

Bước 6: Thịt heo xay cho vào xoong nhỏ, thêm chút cải bắc thảo, tiêu, bột ngọt, muối, trộn đều, cho độ khoảng 2 thià muôi canh nấu sôi lên chừng 5 phút là được, đủ cho thịt săn và vừa ăn đừng để lâu quá sẽ bã thịt không ngon.

“Bí quyết” khâu quan trọng nhất để có mùi thơm vị ngọt tự nhiên đặc trưng của nước lèo hủ tiếu gõ Sài Gòn là phải tự phi hành tím khi thắn mỡ heo để lấy dầu, khâu cuối cùng là nêm nếm cho 80 lít nước lèo (1kg bột ngọt, 50g bột nêm, 0.5kg muối, 0.5kg đường phèn, 0.5kg củ cải trắng).

Cách làm (thắng) tép mỡ giòn béo đúng cách

Bước 1: Muốn thằng tóp mỡ cho dòn cũng phải có bí quyết. Tóp mỡ luộc lên, rồi cắt nhỏ, lớn hơn hạt bắp 1 tí, trừ hao khi thắng, mỡ sẽ bị rút lại. Làm như thế sẻ nhanh hơn là cắt sống rât mỏi tay.

Bước 2: Đập vài tép tỏi sống để cho vào mỡ khi lấy ra khỏi bếp, là đủ độ nóng cho toỉ vàng rồi.

Bước 3: Khi thắng tép mỡ ta cho lửa lớn đảo đều cho tép săn lại, khi đó hạ lửa xuồng medium và chiên riu riu cho tép vàng, Mỡ đủ nóng cho vài tép tỏi đập dập vào, khi thắng tóp mỡ nhớ để lửa lớn đảo liên tục cho tóp mỡ săn lại (đây chính là bí quyết thắng tóp mỡ giòn béo).

Bước 4: Hạ lửa vừa chiên riu riu cho tóp vàng, lúc này rắc xíu muối, trộn đều giúp tóp mỡ ngon hơn, muối làm tóp cứng lại và giòn tan. không có mùi tóp mỡ toỉ này món hủ tiếu gõ Sài Gòn sẽ mất giá trị thơm ngon đi rất nhiều.

Nguyên liệu nấu hủ tiếu gõ

Trứng luộc chín bóc vỏ

Thịt cắt mỏng

Hành phi thơm

Hẹ cắt khúc

Chanh cắt miếng ớt cắt nhỏ

Cách nấu hủ tiếu gõ Sài Gòn ngon đúng điệu

Bước 1: Lấy 1 nồi nhỏ, nuớc lèo sau khi nếm vửa ăn phải hơi đậm đà hơn bỉnh thuờng, đó là trừ hao khi cho hủ tiếu và giá sẽ làm cho nuớc nhạt đi, ta trừ hao như thế thì khi ăn nuớc lèo sẽ vừa ăn. Ta múc vào khoảng nửa nồi nhỏ nuớc lèo và đun thật sôi.

Bước 2: Nồi nhỏ thứ 2 ta múc nửa nồi nuớc nấu sôi để trụng bánh, trụng từng tô một thì bánh mới nóng, sau đó bỏ tất cả như đã huớng dẫn vào tô. Nuớc lèo đang sôi sùng sục ta dùng muôi chan nuớc lèo vào tô, dọn ăn ngay.

Bước 4: Trụng hủ tiếu ta xốc lên xốc xuống, cho vào tô, cho ít mỡ tỏi phi và hành phi (có bán sẵn trong hộp ở chợ của Thái lan rât ngon và dòn), trộn nhẹ cho đều, rồi cho lên mặt nào là thịt bằm, thịt (lấy thịt ở giò heo cắt miếng mỏng, để bỏ lên mặt hủ tiếu) tôm, sườn, lòng heo, giò heo, trứng cút mỗi thứ một miếng cho lên mặt tô,

Bước 5: Múc một vá nước lèo sôi bóc khói, rưới đều vào ngập đầy tô hủ tiếu, rắc tiêu, rắc hành lá, hẹ, chan thêm miêng tép mỡ tỏi hành, bỏ vào tôm chiên. ht bảo đảm với các bạn ăn tô hủ tiếu này sẽ ghi lại một ky ức sâu đậm trong lòng các bạn. Có nơi nguời ta còn cho thêm dầu cháo quây chấm vào nuớc lèo còn lại trong tô, và kèm thêm 1 dĩa xí quách mềm mại chầm vào nuớc mắm chanh ớt hiểm dầm ra là ngon bá chấy.

Bước 6: Nhớ là rau ăn thêm, gia vị phụ gia, mắm muói chanh ới phải dọn sẵn trên bàn truớc khi dọn tô hủ tiếu lên bàn.

Nấu hủ tiếu gõ không khó như bạn nghĩ, không cần đi đâu xa bạn vẫn có ngay tô hủ tiếu gõ thơm ngon lại còn hợp vệ sinh ngay tại nhà.