Canh khoai tây cà rốt là một món ăn không xa lạ gì với người dân Việt Nam. Đây không chỉ là một món ăn thông thường mà nó còn đem đến rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe con người. Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng món canh này, đặc biệt là nam giới. Nhưng không phải ai cũng biết cách nấu canh khoai tây cà rốt. Chính vì vậy, hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ cách nấu canh khoai tây cà rốt để các bạn tham khảo.
Tác dụng của canh khoai tây cà rốt
Tác hại của canh khoai tây cà rốt
Những ai không nên ăn canh khoai tây cà rốt
Nguyên liệu cần có để nấu canh khoai tây cà rốt
Cách nấu canh khoai tây cà rốt
Tác dụng của canh khoai tây cà rốt
Canh khoai tây cà rốt giúp trị loét dạ dày: Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học tại Trường ĐH Manchester (Anh) đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Do đó mọi người có thể bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh.
Canh khoai tây cà rốt giúp giải độc gan: Cà rốt chứa khoảng 87% nước và có khả năng giải độc mạnh mẽ. Chúng giúp làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Ăn hoặc uống nhiều cà rốt có thể gây carotenemia. Carotenemia làm cho da chuyển sang màu vàng. Một khi cơ thể đã loại bỏ các độc tố này, một làn da khỏe mạnh tươi mới sẽ xuất hiện trở lại.
Tác hại của canh khoai tây cà rốt
Gây ngộ độc natri: Chất hemoglobin trong cà rốt khi gặp natri trong cơ thể sẽ biến thành methemolobine, chất có thể khiến bạn bị ngộ độc. Khi bạn ăn quá nhiều cà rốt sẽ khiến lượng methemolobine trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, cơ thể không thể xử lý kịp thời, gây ngộ độc. Không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà nó còn có thể lấy đi tính mạng của bạn khi không sớm phát hiện và xử lý kịp thời.
Gây ngộ độc: Củ khoai tây mọc mầm hoặc có vỏ màu xanh có chứa solannin, một hợp chất hóa học có thể gây ngộ độc cho cơ thể dẫn đến đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, mê sảng, ảo giác, hạ thân nhiệt… và nhiều tác hại khác. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên ăn những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc bị xanh vỏ.
Những ai không nên ăn canh khoai tây cà rốt
Người dị ứng khoai tây: Khoai tây có thể trở thành chất gây dị ứng, nếu như đối với trường hợp bị dị ứng khoai tây, ăn khoai tây vào có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu, đau cổ họng, hen suyễn.
Người bị táo bón: Tình trạng táo bón của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn ăn nhiều cà rốt và không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Do đó, những người mắc bệnh táo bón tốt hơn hết là không nên ăn cà rốt vào thời điểm này. Đồng thời tăng cường uống nước, vận động để cải thiện tình trạng táo bón.
Nguyên liệu cần có để nấu canh khoai tây cà rốt
400gr xương heo
2 củ cà rốt
3 củ khoai tây
50gr hành lá
50gr ngò rí
1 muỗng cà phê muối
1 muỗng cà phê hạt nêm
1/2 muỗng cà phê bột ngọt
Ngoài ra, để biết thêm nhiều cách làm khác của món canh khoai tây. Mời các bạn tham khảo tại cách nấu canh khoai tây.
Cách nấu canh khoai tây cà rốt
Đầu tiên, xương heo mua về rửa sạch, để ráo, chặt thành từng miếng vừa ăn. Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, cắt khúc vừa, để riêng. Bạn có thể thay thế bằng xương ống tùy thích
Tiếp theo, đun sôi 500ml nước, cho xương heo vào chần sơ qua khoảng 1 phút. Vớt xương heo ra, đổ phần nước đó đi. Tiếp tục dùng nồi đó, cho xương heo vào lại, đổ nước vào sao cho phần nước ngập mặt xương heo, bật nhỏ lửa nấu. Khi nước sôi, cho 1 muỗng cà phê hạt nêm vào.
Cuối cùng, cho lần lượt cà rốt, khoai tây vào, nấu cùng. Khi nồi canh sôi bạn hạ nhỏ lửa xuống, tiếp tục nấu cho đến khi cà rốt, khoai tây mềm. Nêm gia vị 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt cho vừa ăn, tắt bếp.