Cách Nấu Súp Không Bị Vữa / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Súp Cua Thập Cẩm Không Bị Vữa Nước

Nguyên liệu nấu súp cua thập cẩm

Thịt cua 200 gr (Chín)

Xương ống 500 gr (Heo)

Ức gà 150 gr

Nấm tuyết 1 cái (Dạng khô)

Nấm đông cô 30 gr (Dạng khô)

Bắp Mỹ 100 gr (Hạt bắp)

Trứng gà 2 quả

Muối 1/2 muỗng canh

Hạt nêm 1 muỗng canh

Hành lá 20 gr

Ngò rí 20 gr

Bột năng 120 gr

Thêm 1 ít: Dầu mè, nước tương, tiêu, hành phi (tùy khẩu vị).

Cách nấu súp cua thập cẩm

Bước 1: Nấu nước dùng món súp cua thập cẩm

Bắc một nồi nước sôi, bạn cho xương ống đã rửa sạch vào trụng để loại bỏ mùi hôi và giúp cho nước dùng được thơm ngon hơn.

Chờ đến khi nước sôi lại thì bạn vớt xương ra, cho vào nồi cùng với 2.5 lít nước lạnh.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Ức gà: bạn luộc chín rồi xé nhỏ.

Nấm tuyết và nấm đông cô: ngâm trong nước ấm cho nở. Sau đó, cắt bỏ phần gốc vàng nấm tuyết rồi cắt nhỏ. Thái sợi nấm đông cô.

Bước 3: Vớt xương đã hầm ra

Sau khi đã hầm xương xong, bạn gắp xương ra, cho lần lượt gà xé sợi và hạt bắp Mỹ vào.

Phần xương heo này bạn có thể dùng để nấu các món canh rau củ hoặc xé thịt ra cho vào nồi súp luôn cũng được đó.

Bước 4: Cho các nguyên liệu vào nấu

Tiếp theo cho nấm đông cô, thịt cua đã luộc vào khuấy đều. Khi nước súp cua sôi lên, bạn nêm nếm với 1/2 muỗng canh muối và 1 muỗng canh hạt nêm (nêm tùy khẩu vị).

Lúc này bạn mới cho nấm tuyết cắt nhỏ vào vì nấm tuyết rất nhanh chín, nấu nhanh để vẫn giữ được độ giòn sừng sực cho nấm. Súp cua thập cẩm ngon là nhờ có nấm tuyết đặc trưng này đó.

Bước 5: Cho bột năng vào nồi súp cua

Bạn pha 120gr bột năng với 80ml nước lọc, đổ từ từ bột năng vào nồi súp cua, vừa đổ vừa khuấy đều để tạo độ sánh cho súp cua thập cẩm.

Đun liu riu trên bếp 2 phút cho bột năng chín.

Sau đó bạn đổ 2 quả trứng gà đánh tan vào, nhớ đổ nhẹ tay và khuấy đều thành vòng để tạo vân trứng giúp cách nấu súp cua nhìn đẹp mắt hơn.

Bước 6: Thành phẩm

Múc súp cua thập cẩm ra tô, cho thêm trứng bắc thảo và trứng cút nếu thích. Rắc tiêu, hành ngò và một ít hành phi, nêm thêm 1 ít dầu mè và nước tương tùy khẩu vị, vậy là bạn đã có một chén súp cua chất lượng không thua kém gì nhà hàng rồi.

Các lưu ý để nấu súp cua thập cẩm thành công

Súp có độ sệt và sánh chính vì vậy bạn cần phải chuẩn bị bột năng. Tuy nhiên bạn cũng có thể thay thế bột năng bằng bột bắp.

Khi đun nước dùng súp cua không nên đậy nắp vì điều này sẽ làm nước bị đục. Nếu như bạn có thời gian, nên đun nước dùng súp cua khoảng từ 4 đến 6 tiếng để lấy hết chất ngọt từ xương ống. Nước dùng hầm xương này bạn có thể chuẩn bị từ trước, chia thành từng phần nhỏ bảo quản trong ngăn đông để khi nào muốn sử dụng chỉ cần đun lại là được.

Việc thái nhỏ nguyên liệu nấm giúp món súp cua thập cẩm ngon, mịn màng hơn, thích hợp cho thực quản còn nhỏ của trẻ.

Phần xương heo này bạn có thể dùng để nấu các món canh rau củ hoặc xé thịt ra cho vào nồi súp thập cẩm luôn sẽ làm súp đậm đà, ngọt xương hơn rất nhiều đó.

Cách Nấu Súp Cua Ngon Đơn Giản Không Bị Chảy Nước

Cách nấu súp cua

Cách nấu súp cua thập cẩm

Nguyên liệu

500kg xương gà

500g ức gà

1 con cua (500g)

30 trứng cút

3 trứng gà

4 trứng vịt bắc thảo

20g nấm đông cô

200g củ sắn

50g cà rốt

2 trái bắp

50g ngò rí

10g hành lá

250g bột năng

Gia vị: muối, đường phèn, hạt nêm, dầu mè

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cua rửa sạch, luộc chín và gỡ lấy thịt.

Xương và ức gà rửa sạch.

Trứng cút và trứng bắc thảo luộc chín. Trong nước luộc trứng, bạn cho vào ½ muỗng cà phê muối. Khi nước sôi lăn tăn, bạn vớt trứng bắc thảo ra. Tính từ lúc nước sôi khoảng 5 phút là bạn có thể vớt trứng cút ra, lột bỏ vỏ.

Nấm đông cô rửa sạch, ngâm nước cho mềm, rửa sạch, cắt sợi nhỏ.

Củ sắn gọt bỏ vỏ, cắt miếng to.

Bắp cắt thành 4 khúc.

Cà rốt bào vỏ, cắt hạt lựu.

Ngò rí rửa sạch, cắt lấy phần gốc để riêng. Phần lá cắt nhỏ.

Hành lá cắt nhỏ.

Cho bột năng vào tô và pha với khoảng ½ chén nước, khuấy đều lên.

Trứng gà đập lấy riêng lòng trắng và lòng đỏ. Sau đó, cho vào lòng trắng 1 muỗng cà phê nước và ¼ muỗng cà phê hạt nêm đánh đều lên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vào lòng đỏ ¼ muỗng cà phê hạt nêm, đánh đều lên.

Bước 2: Nấu nước dùng gà

Bắc một nồi nước lên bếp đun sôi, cho xương và ức gà vào chần qua, vớt ra rửa sạch lại.

Bắc nồi nước (khoảng 3 lít) lên bếp, cho xương và ức gà vào, đậy nắp, bật bếp đun trên mức lửa lớn. Khi nước sôi, bạn chỉnh lửa nhỏ lại, mở nắp, vớt bọt để nước trong hơn. Tính từ lúc nước sôi khoảng 10 phút, bạn lấy ức gà ra, bóc lấy thịt, xé nhỏ.

Khi hầm nước dùng được 1 tiếng, bạn cho củ sắn, bắp, gốc ngò rí. Nêm vào nồi nước dùng: 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường phèn. Tiếp tục hầm thêm 1 tiếng nữa. Sau thời gian này, bạn lọc lấy nước. Lượng nước dùng cần có là 2 lít, nếu sau khi lọc không đủ 2 lít, bạn có thể pha thêm nước lọc vào.

Bạn tách lấy hạt của 1 – 2 khúc bắp để riêng.

Bước 3: Nấu súp

Bắc nồi nước dùng đã lọc lên bếp, đun sôi lại. Khi nước dùng sôi, bạn cho vào cà rốt, nêm vào 1 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê hạt nêm hoặc nêm theo khẩu vị của gia đình mình. Tiếp theo bạn cho, hạt bắp, nấm đông cô, thịt gà xé, trứng cút, cua vào khuấy đều lên chờ sôi trở lại, vớt bọt.

Sau đó, bạn cho từ từ bột năng vào và khuấy đều lên. Tiếp theo là đổ lòng trắng và lòng đỏ vào nhưng bạn nên đổ qua rây, khuấy đều. Nên cho lòng trắng trước rồi mới đến lòng đỏ.

Tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 10 phút nữa cho bột chín. Lưu ý là không khuấy để súp không chảy nước.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Múc súp ra chén, cho vài giọt dầu mè, ngò rí, hành lá, một ít tiêu xay lên trên cùng với trứng bắc thảo và thưởng thức khi còn nóng. Bạn có thể nêm thêm sa tế, giấm Tiều, nước tương.

Cách nấu súp cua cho bé

Nguyên liệu

800ml nước dùng gà

1 con cua

100g cà rốt

100g bắp

1 trứng gà

10g bột năng

Gia vị: dầu mè, nước mắm cho trẻ em

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cua rửa sạch, luộc chín, tách lấy thịt.

Bắp rửa sạch, bào lấy hạt.

Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu.

Trứng gà đập ra chén, đánh đều lên.

Cho bột năng vào chén, pha loãng cùng với 50ml nước lọc.

Bước 2: Nấu súp

Bắc nồi lên bếp, cho nước dùng cùng bắp, cà rốt vào đun chín. Sau đó, cho cua và đổ từ từ bột năng vào. Vừa đổ, bạn vừa khuấy đều theo chiều kim đồng hồ. Tiếp theo, bạn đổ từ từ trứng gà vào, khuấy đều tay và đun sôi trở lại, tắt bếp.

Cuối cùng, bạn cho một vài giọt dầu mè và ½ muỗng cà phê nước mắm trẻ em vào khuấy đều lên.

Cách nấu súp cua óc heo

Nguyên liệu

1 bộ óc heo

2 nhúm nhỏ tóc tiên

80g nấm kim châm

1 trứng gà

1 trứng bắc thảo

1 lít nước dùng gà

2 nhánh gừng nhỏ

20g cà rốt

30g bột năng

200ml rượu trắng

Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu, nước tương, dầu mè.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nấm kim chi rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm, để ráo nước.

Trứng gà đập ra chén, đánh đều lên.

Trứng bắc thảo cắt thành miếng vuông.

Gừng 1 nhánh cắt lát, nhánh còn lại cắt chỉ.

Cà rốt rửa sạch, cắt sợi.

Bột năng pha loãng với 1 chén nhỏ nước.

Bước 2: Sơ chế và chưng óc heo

Óc heo sau khi mua về, rửa sạch, lấy hết phần gân máu ra. Sau đó, bạn ngâm óc heo ngâm óc heo trong rượu trắng để khử bớt mùi tanh.

Sau khi ngâm óc heo trong rượu, bạn lấy ra nêm vào ½ muỗng cà phê hạt nêm, ¼ muỗng cà phê tiêu xay và gừng cắt lát.

Bắc nồi nướng lên bếp, cho chén óc heo vào chưng cách thủy trong 10 – 15 phút ở mức lửa vừa là đã chín.

Bước 3: Nấu súp

Bắc nồi nước dùng gà lên bếp đun sôi, cho gừng cắt sợi, cà rốt, nấm vào cùng. Nêm vào nối 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường đun sôi trở lại.

Tiếp theo, bạn đổ đều trứng vào nồi và cuối cùng là bột năng. Bột năng nên đổ từ từ và khuấy đều tay. Cuối cùng, bạn cho tóc tiên vào và đánh đều lên, tắt bếp. Cho tóc tiên vào sau cùng để tóc tiên không bị nát.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Múc súp ra chén, cho óc heo, trứng bắc thảo, rắc tiêu, một vài dầu mè vào. Bạn có thể ăn kèm với nước tương.

Cách nấu súp cua gà

Nguyên liệu

1 con cua khoảng 300 – 500g

200g thịt ức gà

2 trứng gà

10 trứng cút

1 trứng bắc thảo

150g bắp hạt

20g nấm hương

100g cà rốt

10g hành lá, ngò rí

2 muỗng canh hành tím

5 muỗng canh bột năng

1.5 lít nước dùng gà

Gia vị: tiêu, muối, hạt nêm, đường

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cua rửa sạch, luộc chín, tách lấy thịt.

Luộc ức gà trong 15 phút cho chín, vớt ra để nguội, xé sợi.

Luộc trứng cút và trứng bắc thảo, lột bỏ vỏ.

Cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ, cắt hạt lựu.

Nấm hương ngâm mềm, rửa sạch, cắt lát mỏng.

Hành lá, ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ.

Đánh tan 2 quả trứng gà.

Hòa tan bột năng với 50ml nước

Bước 2: Nấu súp

Cho nước dùng gà vào nồi bắc lên bếp, cho cà rốt, bắp, nấm hương vào đun khoảng 5 phút cho chín. Sau đó, bạn cho gà xé, thịt cua khuấy đều lên và vớt bọt. Bạn nên vào nồi 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê muối.

Từ từ đổ bột năng vào đồng thời khuấy đều lên theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3 phút. Tiếp theo đổ trứng qua rây và cũng khuấy đều. Cuối cùng cho trứng cút vào, đun thêm 3 phút nữa thì tắt bếp. Lúc này, bạn cũng có thể nêm nếm lại cho hợp với khẩu vị của mình.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức

Múc súp ra chén, rắc lên trên hành phi, tiêu, hành lá, ngò rí, trứng bắc thảo vào và thưởng thức khi còn nóng.

Cách nấu súp cua nấm tuyết

Nguyên liệu

300g xương gà

150g thịt ức gà

150g thịt cua

20g nấm tuyết

50g hành tây

1 trái ớt sừng

5g ngò rí

100g bột năng pha loãng

1 trứng gà

Gia vị: hạt nêm, dầu mè, muối, tiêu, đường

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gà rửa sạch, chần qua nước sôi, rửa lại lần nữa và cho vào nồi hầm để lấy nước dùng. Sau khi hầm xong, bạn lược lại lấy khoảng 1.5 lít là được. Để nước dùng trong, lúc đầu bạn nên nấu với lửa lớn sau khi sôi điều chỉnh lửa nhỏ lại và phải thường xuyên vớt bọt.

Trong quá trình hầm nước dùng, bạn có thể cho ức gà vào luộc cùng. Sau khoảng 15 phút là ức gà sẽ chín, bạn vớt ra để nguội, xé nhỏ.

Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu.

Ớt rửa sạch, cắt lát.

Nấm tuyết rửa sạch, ngâm nở, cắt nhỏ.

Trứng gà đánh đều lên.

Ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ.

Bước 2: Nấu súp

Bắc nồi nước dùng đã lọc lên bếp, đun sôi, cho thịt gà xé, cua và nêm vào 3 muỗng cà phê hạt nêm. Tiếp theo, bạn đổ từ từ bột năng vào và khuấy đều tay. Sau đó đổ từ từ trứng vào và cũng khuấy đều tay.

Tiếp theo, bạn cho nấm tuyết cùng với 1 muỗng cà phê dầu mè vào, đảo đều lên và tắt bếp.

Bước 3: Thưởng thức

Múc súp ra chén rắc ngò và tiêu lên, dùng kèm với nước tương, ớt cắt lát, thưởng thức khi còn nóng.

Với 5 cách nấu súp cua như trên, bạn đã có thể tự tay làm nên món ăn thơm ngon để bồi bổ cho bản thân và gia đình và thậm chí là kinh doanh. Nếu muốn học nấu thêm nhiều món súp khác, bạn có thể điền ngay vào form bên dưới để được tư vấn.

Cách Nấu Súp Lươn Nghệ An Ăn Bánh Mì Ngon Mà Không Bị Tanh

1. Cách chế biến súp lươn bí đỏ cho bé

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Thịt lươn: 100 gram

Gạo tẻ: 50 gram

Gạo nếp: 50 gram

Bí đỏ: 50 gram

Gia vị nêm nếm thông thường

1.2. Cách nấu cháo súp lươn bí đỏ cho bé

1.2.1. Cách sơ chế thịt lươn không bị hôi tanh

Mẹ nên chọn những con lươn có màu vàng, phần đuôi dài. Cho chúng vào nồi to, thêm muối hoặc 1/2 bát giấm, đậy kín để lươn quẫy và ra hết nhớt.

Lươn sau khi rửa sạch, bạn cho chúng vào luộc chín, gỡ riêng phần thịt và xương. Thực hiện ninh xương hoặc xay nhỏ xương lươn làm nước dùng nấu súp.

Gạo đem vo sơ. Bí đỏ gọt bỏ vỏ, bỏ phần lõi, rửa sạch rồi cắt thành các miếng vừa ăn.

1.2.2. Cách nấu món súp cháo lươn với bí đỏ cho trẻ

Bắc nồi lên bếp, cho gạo nếp, gạo tẻ cùng bí đỏ ninh cùng nước lươn tới khi nhuyễn. Phi thơm hành cùng dầu ăn, cho phần thịt lươn vào xào săn và dậy hương thơm. Cho phần thịt lươn vào nồi súp nấu cùng.

Đun sôi và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Như vậy là bạn đã hoàn thành nồi súp kiểu cháo lươn hầm bí đỏ thơm ngon cho bé!

Múc chào ra bát, thêm chút hành là đã có thể cho bé yêu thưởng thức rồi. Món ăn đạt yêu cầu cần đảm bảo dậy hương thơm của bí, vị béo của lươn.

2. Cách nấu súp lươn Nghệ An

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Lươn đồng: 500 gram

Hành tăm: 50 gram

Nghệ tươi: 1 củ

Rau răm, hành tây: 1/2 củ, hành lá

Gia vị: ớt bột, sa tế, tiêu, bột canh, dầu điều, dầu ăn, muối, đường.

Xương ống lợn

2.2. Cách chế biến lươn nấu súp kiểu Nghệ An

2.2.1. Sơ chế lươn khử mùi tanh và ướp gia vị

Lươn bạn thực hiện xát muối cho bớt nhớt, rửa sạch lại nhiều lần.

Lọc xương lươn thành các khúc nhỏ vừa ăn.

Bạn sử dụng 1/2 bát con hành tăm đập dập. Phi lửa nhỏ hành tăm cùng 1/3 bát con dầu ăn tới khi vàng thơm. Lưu ý quan sát tránh làm hành phi bị cháy. Cho thêm 3 thìa bột ớt vào đun cùng.

Trộn đều các gia vị gồm: hành phi đã băm, 4 thìa bột canh, 2 thìa đường, 1 thìa bột ngọt, 2 thìa sa tế, 1 thìa hạt tiêu, 2 thìa màu điều. Ướp lươn với hỗn hợp trên trong thời gian từ 5-10 phút.

Lươn sau khi ướp, gia vị thường tan nhanh chóng. Bạn nên chia thành các túi nhỏ cấp đông sẽ bảo quản được lâu hơn.

2.2.2. Cách nấu nước dùng súp lươn kiểu Nghệ An từ xương heo

Xương ống bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, chần sơ với nước sôi. Cho 1 chút muối vào nồi xương ống, ninh với lửa vừa. Ninh trong khoảng 10 phút, bạn vớt hết xương ống ra ngoài.

Trong gia vị ướp đã có dầu, bạn lấy phần dầu này phi thơm hành tăm rồi cho lươn vào xào. Bạn cho toàn bộ phần thịt lươn vào nồi nước dùng đun sôi. Thêm gia vị cho phù hợp.

Bạn cho phần súp lươn ra bát, thêm ít tiêu, hành cùng rau răm thái nhỏ, hành tây thái mỏng.

3. Cách nấu súp lươn nấm thơm ngon bổ dưỡng

3.1. Nguyên liệu

1 lít nước lọc

400 gram xương heo (đã rửa sạch)

10 gram sả cắt khúc

1 củ hành tím bóc vỏ

1 miếng gừng cỡ ngón út gọt vỏ, thái lát mỏng

400 gram thịt lươn (đã sơ chế như các công thức hướng dẫn ở trên, cắt khúc dài khoảng 5 cm)

10 gram nấm đông cô, 10 gram nấm mộc nhĩ (ngâm nước muối 10 phút, rồi rửa sạch, cắt bỏ chân nấm)

50 gram giò lụa (Tham khảo cách làm giò lụa không dùng bột dai ngon tại nhà)

Gia vị nêm nếm thông thường: muối, tiêu xay, đường, hạt nêm,…

Dầu ăn

10 gram hành tím thái lát

50 gram hạt sen đã rửa sạch, luộc sơ

50 ml bột năng pha loãng với nước ấm (điều chỉnh độ đặc/ loãng tùy theo khẩu vị)

Lòng trắng 2 quả trứng gà

3.2. Cách nấu súp lươn với nấm đông cô mềm ngon

3.2.1. Luộc thịt lươn và ướp gia vị

Sau đó, cho thịt lươn vào nồi nấu chung. Lúc này, đậy nắp lại, luộc lươn 10 phút cho chín thì gắp ra. Đeo găng tay sạch lại, tách bỏ xương lươn, lấy thịt lươn xé sợi.

Cho thịt lươn xé sợi vào tô nhỏ. Sau đó, nêm 1/2 thìa cà phê muối ăn, 1/2 thìa cà phê tiêu đen xay, trộn đều. Ướp thịt lươn ít nhất 15 phút.

Tiếp tục đậy nắp nồi xương heo hầm, khi này, vặn lửa nhỏ, nấu thêm 15 – 20 phút nữa.

3.2.2. Cách nấu nước dùng súp lươn nấm bổ dưỡng

Thái lát giò lụa, rồi xắt sợi mỏng. Với nấm, bạn cũng thái lát mỏng hoặc cắt hạt lựu tùy theo sở thích.

Bắc chảo sạch lên bếp, đun nóng nửa muỗng canh dầu ăn với hành tím, phi cho vàng giòn thì trút 2 loại nấm vào chảo, xào đều. Khoảng 2 phút sau, cho thịt lươn đã tẩm ướp gia vị vào xào cùng. Khoảng 30 giây sau thì tắt bếp. Trút thịt lươn xào nấm vào nồi xương hầm, thêm hạt sen và giò lụa thái sợi vào, khuấy nhẹ.

Nấu nước dùng súp sôi, bạn cho bột năng pha loãng vào, khuấy đều để tạo độ đặc. Sau đó, từ từ cho lòng trắng trứng vào nồi súp lươn nấm đun cùng. Nêm nước dùng súp 1 thìa cà phê bột nêm, điều chỉnh gia vị vừa miệng, đợi súp sôi lần nữa thì tắt bếp.

Múc súp nấm lươn ra chén, rắc tiêu xay, ít hành ngò vào và thưởng thức.

4. Bí quyết sơ chế lươn nấu súp ngon và không bị tanh

4.1. Cách sơ chế lươn nấu súp ngon, không bị tanh nhớt

4.1.1. Xát lươn với muối

Bạn sử dụng túi nilon cho lươn và muối hạt vào rồi lắc mạnh. Chà muối lên mình lươn trong thời gian 2 phút. Nếu không sợ nhớt, bạn có thể dùng tay chà muối lên phần thân lươn trong khoảng 2 phút.

Sau đó, bạn rửa lại lươn với nước cốt chanh và rửa lại với nước thường.

Để lươn ráo nước hoặc dùng khăn sạch thấm khô.

4.1.2. Sử dụng nước cốt chanh hoặc nước vo gạo

Bạn sử dụng nước cốt chanh hoặc nước vo gạo để tuốt lươn. Khi thấy độ nhớt của lươn giảm, bạn thực hiện mổ bụng, loại bỏ phần nội tạng lươn đồng thời rửa lại sạch với nước muối.

Lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng giấm để loại bỏ nhớt tanh của lươn. Chúng khiến lươn bị mất vị đặc trưng. Bạn nên sử dụng nồi có nắp, thêm nước ấm và lươn trong 10 phút. Lươn giãy một hồi có thể làm giảm bớt độ nhớt trên cơ thể.

4.1.3. Chà lươn với tro bếp

Bạn sử dụng tro bếp chà lên mình lươn.

Sau đó, dùng tay vuốt mình lươn cho sạch nhớt nhiều lần.

Cuối cùng, bạn rửa lại lươn thật sạch với nước.

4.1.4. Cho lươn vào ngăn đá tủ lạnh

Cho lươn vào 1 túi sạch và cho vào ngăn đá tủ lạnh trong 2 giờ.

Sau khi lấy ra, bạn ngâm chúng với nước lạnh, sau đó sử dụng giẻ lưới vuốt nhớt trên thân lươn.

4.2. Những điều cần lưu ý khi chế biến lươn

Lươn nấu súp nên lựa chọn lươn đồng với phần lưng hơi đen, bụng vàng. Lươn nuôi thường có chất lượng thịt không ngon bằng lươn đồng.

Nên sử dụng lươi tươi, còn sống vì lươn đã chết thường chứa các chất gây hại cho hệ tiêu hóa của người dùng. Trường hợp không dùng da lươn cho bé, bạn sử dụng nước sôi rưới lên phần da, chà sát nhẹ để chúng bong ra.

Phần bụng lươn nhiều xương nhỏ, do đó khi chế biến cho bé bạn cần lọc xương kỹ lưỡng. Khi nấu súp cho bé ăn dặm, bạn có thể bỏ qua bước xào sơ mà cho thịt lươn vào ninh nhừ.

Để tăng hương vị cũng như nâng cao dinh dưỡng cho món ăn, bạn có thể kết hợp nấu súp lươn cùng các loại rau khác. Một số loại rau bạn có thể lựa chọn là: cải xanh, ngò rí, hành lá, rau ngót, mồng tơi,…

Phạm Dịu

Cách Làm Sữa Ngô Không Bị Kết Tủa, Không Bị Tách Lớp

Cách làm sữa ngô không bị kết tủa ngay tại nhà mà Mâm Cơm Việt giới thiệu sẽ giúp các bạn biết được cách chế biến món sữa tốt cho sức khỏe.

Sữa ngô là một trong những món giải khát được rất nhiều người lựa chọn làm tại nhà, bởi không chỉ dễ chế biến mà còn đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe, chứa dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa mà còn dễ uống, cả uống lúc nóng hoặc uống lúc lạnh.

Sữa ngô hay còn được gọi là sữa bắp, với cách chế biến hoàn toàn đơn giản với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, có thể làm với số lượng lớn mà vẫn đảm bảo đem lại hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

2 đến 3 cái bắp ngô ngọt

300ml sữa tươi ít béo

60gr đường cát trắng

Các bước nấu sữa ngô tại nahf

Bước 1: Bắp ngô bỏ hết vỏ và phần râu đi rồi sau đó cho vào luộc cho thật chín, riêng phần lá không nên bỏ đi mà rửa sạch rồi sau đó cho vào luộc cùng. Nên chọn bắp ngô ngọt để cho sữa bắp được ngậy hơn, có hương vị ngọt tự nhiên hơn.

Bước 2: Sau khi ngô đã chín rồi thì để cho thật nguội rồi sau đó mới cho vào tách hạt bắp ra khỏi vỏ. Không nên tách hạt ngô khi ngô vẫn còn nóng bởi không chỉ khó tách hơn mà còn khiến cho hạt ngô dễ bị nát. Nên chọn bắp ngô có hạt to, chắc, không bị lép.

Bước 3: Sau đó cho hạt ngô vào máy xay, xay cho thật nhuyễn. Trong lúc xay thì bạn đổ từ từ sữa tươi ít béo và đường cát trắng vào, nên đổ từ từ để hạn chế tình trạng bị vón cục của sữa ngô.

Đừng quên đổ nước luộc ngô vào, tùy theo số lượng sữa mà bạn muốn chế biến, đổ vào từ từ rồi sau đó xay cho hạt ngô thật nhuyễn. Nếu không xay nhuyễn thì sữa ngô sẽ nhanh chóng vón cục hơn vì bã hạt ngô thường lắng xuống đáy.

Bước 4: Nếu bạn nào ưa vị béo thì có thể cho một chút sữa đặc vào xay cùng. Rồi sau đó đổ hỗn hợp vào lưới lọc để lọc hết đi hoàn toàn bã hạt ngô đi. Sau khi thu được một hỗn hợp sữa sệt và mịn, bạn cho lên đun sôi lại một lần nữa để sữa được sánh hơn rồi sau đó để nguội và thưởng thức.

Hương vị thơm ngon béo ngậy của món sữa này sẽ thu hút và chiều lòng những khẩu vị khó tính nhất, thường món sữa bắp này thích hợp với người già, trẻ em đang độ tuổi phát triển. Kì thực đây là một món ăn vừa bổ dưỡng, vừa thích hợp là món ăn vặt cuối tuần tại nhà, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh.

Sữa bắp ngô – món ăn bổ dưỡng cho gia đình

Không thể phủ nhận rằng món sữa ngô này không chỉ dễ chế biến mà còn đem lại những hiệu quả tích cực cho sức khỏe mà hương vị lại thơm ngon và hấp dẫn.

Bắp ngô là một nguyên liệu đắt giá không chỉ ở chất lượng mà còn tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu như đã quá ngán khi thưởng thức một cái bắp ngô thì bạn hoàn toàn có thể thay đổi khẩu vị và cách dùng bằng cách chế biến món sữa ngô vừa ngon vừa dễ uống này.

Thường thì sữa ngô có hương vị béo ngậy, không chỉ giúp tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp tăng trưởng và phát triển chiều cao cùng với tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ và thanh niên trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện cơ thể. Không chỉ còn giành cho trẻ nhỏ mà người già cũng có thể củng cố sức khỏe và tăng cường sức khỏe, hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn ở độ tuổi cao.

Tùy theo sở thích và tình trạng sức khỏe thì bạn có thể giảm hoặc tăng lượng đường và sữa có trong sữa ngô để sữa không bị quá ngậy hay quá ngọt.

Thay vì uống những thực phẩm chức năng, vừa đắt tiền mà tác dụng hiệu quả lại chậm, thậm chí còn đem lại nhiều phản ứng phụ không đáng có thì với một ly sữa ngô bổ dưỡng được làm từ bắp ngô nguyên chất, thay thế cho những món ăn vặt nhiều chất béo. Còn gì tuyệt vời hơn khi không gian cuối tuần được tận hưởng một ly sữa bắp thơm ngon bên gia đình và bạn bè.

Tuy nhiên sữa bắp ngô sẽ ngon hơn khi sử dụng bắp ngô ngọt, nếu như muốn tiết kiệm thời gian hơn thì bạn có thể dùng dao, thái dọc phần bắp ngô để lấy hat, thay vì tách tay thủ công, sẽ rút gọn thời gian chuẩn bị hơn mà không khiến cho hạt ngô bị nát.

Và để cho sữa ngô không bị kết tủa thì bước quan trọng nhất là bạn nên xay thật nhuyễn hạt ngô và sau đó rây thật mịn. Nếu như không muốn lọc bã hạt ngô thì nên thưởng thức ngay mó sữa ngô, tránh tình trạng kết tủa khi để sữa quá lâu.