Cách Nấu Súp Mì / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Súp Lươn Nghệ An Ăn Bánh Mì Ngon Mà Không Bị Tanh

1. Cách chế biến súp lươn bí đỏ cho bé

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Thịt lươn: 100 gram

Gạo tẻ: 50 gram

Gạo nếp: 50 gram

Bí đỏ: 50 gram

Gia vị nêm nếm thông thường

1.2. Cách nấu cháo súp lươn bí đỏ cho bé

1.2.1. Cách sơ chế thịt lươn không bị hôi tanh

Mẹ nên chọn những con lươn có màu vàng, phần đuôi dài. Cho chúng vào nồi to, thêm muối hoặc 1/2 bát giấm, đậy kín để lươn quẫy và ra hết nhớt.

Lươn sau khi rửa sạch, bạn cho chúng vào luộc chín, gỡ riêng phần thịt và xương. Thực hiện ninh xương hoặc xay nhỏ xương lươn làm nước dùng nấu súp.

Gạo đem vo sơ. Bí đỏ gọt bỏ vỏ, bỏ phần lõi, rửa sạch rồi cắt thành các miếng vừa ăn.

1.2.2. Cách nấu món súp cháo lươn với bí đỏ cho trẻ

Bắc nồi lên bếp, cho gạo nếp, gạo tẻ cùng bí đỏ ninh cùng nước lươn tới khi nhuyễn. Phi thơm hành cùng dầu ăn, cho phần thịt lươn vào xào săn và dậy hương thơm. Cho phần thịt lươn vào nồi súp nấu cùng.

Đun sôi và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Như vậy là bạn đã hoàn thành nồi súp kiểu cháo lươn hầm bí đỏ thơm ngon cho bé!

Múc chào ra bát, thêm chút hành là đã có thể cho bé yêu thưởng thức rồi. Món ăn đạt yêu cầu cần đảm bảo dậy hương thơm của bí, vị béo của lươn.

2. Cách nấu súp lươn Nghệ An

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Lươn đồng: 500 gram

Hành tăm: 50 gram

Nghệ tươi: 1 củ

Rau răm, hành tây: 1/2 củ, hành lá

Gia vị: ớt bột, sa tế, tiêu, bột canh, dầu điều, dầu ăn, muối, đường.

Xương ống lợn

2.2. Cách chế biến lươn nấu súp kiểu Nghệ An

2.2.1. Sơ chế lươn khử mùi tanh và ướp gia vị

Lươn bạn thực hiện xát muối cho bớt nhớt, rửa sạch lại nhiều lần.

Lọc xương lươn thành các khúc nhỏ vừa ăn.

Bạn sử dụng 1/2 bát con hành tăm đập dập. Phi lửa nhỏ hành tăm cùng 1/3 bát con dầu ăn tới khi vàng thơm. Lưu ý quan sát tránh làm hành phi bị cháy. Cho thêm 3 thìa bột ớt vào đun cùng.

Trộn đều các gia vị gồm: hành phi đã băm, 4 thìa bột canh, 2 thìa đường, 1 thìa bột ngọt, 2 thìa sa tế, 1 thìa hạt tiêu, 2 thìa màu điều. Ướp lươn với hỗn hợp trên trong thời gian từ 5-10 phút.

Lươn sau khi ướp, gia vị thường tan nhanh chóng. Bạn nên chia thành các túi nhỏ cấp đông sẽ bảo quản được lâu hơn.

2.2.2. Cách nấu nước dùng súp lươn kiểu Nghệ An từ xương heo

Xương ống bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, chần sơ với nước sôi. Cho 1 chút muối vào nồi xương ống, ninh với lửa vừa. Ninh trong khoảng 10 phút, bạn vớt hết xương ống ra ngoài.

Trong gia vị ướp đã có dầu, bạn lấy phần dầu này phi thơm hành tăm rồi cho lươn vào xào. Bạn cho toàn bộ phần thịt lươn vào nồi nước dùng đun sôi. Thêm gia vị cho phù hợp.

Bạn cho phần súp lươn ra bát, thêm ít tiêu, hành cùng rau răm thái nhỏ, hành tây thái mỏng.

3. Cách nấu súp lươn nấm thơm ngon bổ dưỡng

3.1. Nguyên liệu

1 lít nước lọc

400 gram xương heo (đã rửa sạch)

10 gram sả cắt khúc

1 củ hành tím bóc vỏ

1 miếng gừng cỡ ngón út gọt vỏ, thái lát mỏng

400 gram thịt lươn (đã sơ chế như các công thức hướng dẫn ở trên, cắt khúc dài khoảng 5 cm)

10 gram nấm đông cô, 10 gram nấm mộc nhĩ (ngâm nước muối 10 phút, rồi rửa sạch, cắt bỏ chân nấm)

50 gram giò lụa (Tham khảo cách làm giò lụa không dùng bột dai ngon tại nhà)

Gia vị nêm nếm thông thường: muối, tiêu xay, đường, hạt nêm,…

Dầu ăn

10 gram hành tím thái lát

50 gram hạt sen đã rửa sạch, luộc sơ

50 ml bột năng pha loãng với nước ấm (điều chỉnh độ đặc/ loãng tùy theo khẩu vị)

Lòng trắng 2 quả trứng gà

3.2. Cách nấu súp lươn với nấm đông cô mềm ngon

3.2.1. Luộc thịt lươn và ướp gia vị

Sau đó, cho thịt lươn vào nồi nấu chung. Lúc này, đậy nắp lại, luộc lươn 10 phút cho chín thì gắp ra. Đeo găng tay sạch lại, tách bỏ xương lươn, lấy thịt lươn xé sợi.

Cho thịt lươn xé sợi vào tô nhỏ. Sau đó, nêm 1/2 thìa cà phê muối ăn, 1/2 thìa cà phê tiêu đen xay, trộn đều. Ướp thịt lươn ít nhất 15 phút.

Tiếp tục đậy nắp nồi xương heo hầm, khi này, vặn lửa nhỏ, nấu thêm 15 – 20 phút nữa.

3.2.2. Cách nấu nước dùng súp lươn nấm bổ dưỡng

Thái lát giò lụa, rồi xắt sợi mỏng. Với nấm, bạn cũng thái lát mỏng hoặc cắt hạt lựu tùy theo sở thích.

Bắc chảo sạch lên bếp, đun nóng nửa muỗng canh dầu ăn với hành tím, phi cho vàng giòn thì trút 2 loại nấm vào chảo, xào đều. Khoảng 2 phút sau, cho thịt lươn đã tẩm ướp gia vị vào xào cùng. Khoảng 30 giây sau thì tắt bếp. Trút thịt lươn xào nấm vào nồi xương hầm, thêm hạt sen và giò lụa thái sợi vào, khuấy nhẹ.

Nấu nước dùng súp sôi, bạn cho bột năng pha loãng vào, khuấy đều để tạo độ đặc. Sau đó, từ từ cho lòng trắng trứng vào nồi súp lươn nấm đun cùng. Nêm nước dùng súp 1 thìa cà phê bột nêm, điều chỉnh gia vị vừa miệng, đợi súp sôi lần nữa thì tắt bếp.

Múc súp nấm lươn ra chén, rắc tiêu xay, ít hành ngò vào và thưởng thức.

4. Bí quyết sơ chế lươn nấu súp ngon và không bị tanh

4.1. Cách sơ chế lươn nấu súp ngon, không bị tanh nhớt

4.1.1. Xát lươn với muối

Bạn sử dụng túi nilon cho lươn và muối hạt vào rồi lắc mạnh. Chà muối lên mình lươn trong thời gian 2 phút. Nếu không sợ nhớt, bạn có thể dùng tay chà muối lên phần thân lươn trong khoảng 2 phút.

Sau đó, bạn rửa lại lươn với nước cốt chanh và rửa lại với nước thường.

Để lươn ráo nước hoặc dùng khăn sạch thấm khô.

4.1.2. Sử dụng nước cốt chanh hoặc nước vo gạo

Bạn sử dụng nước cốt chanh hoặc nước vo gạo để tuốt lươn. Khi thấy độ nhớt của lươn giảm, bạn thực hiện mổ bụng, loại bỏ phần nội tạng lươn đồng thời rửa lại sạch với nước muối.

Lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng giấm để loại bỏ nhớt tanh của lươn. Chúng khiến lươn bị mất vị đặc trưng. Bạn nên sử dụng nồi có nắp, thêm nước ấm và lươn trong 10 phút. Lươn giãy một hồi có thể làm giảm bớt độ nhớt trên cơ thể.

4.1.3. Chà lươn với tro bếp

Bạn sử dụng tro bếp chà lên mình lươn.

Sau đó, dùng tay vuốt mình lươn cho sạch nhớt nhiều lần.

Cuối cùng, bạn rửa lại lươn thật sạch với nước.

4.1.4. Cho lươn vào ngăn đá tủ lạnh

Cho lươn vào 1 túi sạch và cho vào ngăn đá tủ lạnh trong 2 giờ.

Sau khi lấy ra, bạn ngâm chúng với nước lạnh, sau đó sử dụng giẻ lưới vuốt nhớt trên thân lươn.

4.2. Những điều cần lưu ý khi chế biến lươn

Lươn nấu súp nên lựa chọn lươn đồng với phần lưng hơi đen, bụng vàng. Lươn nuôi thường có chất lượng thịt không ngon bằng lươn đồng.

Nên sử dụng lươi tươi, còn sống vì lươn đã chết thường chứa các chất gây hại cho hệ tiêu hóa của người dùng. Trường hợp không dùng da lươn cho bé, bạn sử dụng nước sôi rưới lên phần da, chà sát nhẹ để chúng bong ra.

Phần bụng lươn nhiều xương nhỏ, do đó khi chế biến cho bé bạn cần lọc xương kỹ lưỡng. Khi nấu súp cho bé ăn dặm, bạn có thể bỏ qua bước xào sơ mà cho thịt lươn vào ninh nhừ.

Để tăng hương vị cũng như nâng cao dinh dưỡng cho món ăn, bạn có thể kết hợp nấu súp lươn cùng các loại rau khác. Một số loại rau bạn có thể lựa chọn là: cải xanh, ngò rí, hành lá, rau ngót, mồng tơi,…

Phạm Dịu

Cách Nấu Mì Gói Ngon Các Loại: Mì Tôm, Mì Cay, Mì Tương Đen Hàn Quốc

Chần mì qua nước sôi đến khi sợi mì vừa chín

Cuối cùng cho phần nước sôi mới vào vừa đủ ngập mì. Vậy là bạn đã có thể dùng rồi đó

Với cách nấu mì gói đúng cách như trên, gói gia vị sẽ thấm đều vào từng sợi mì. Giúp cho bát mì của bạn giờ đây đậm và đều vị hơn nữa đấy. Đặc biệt, nhờ bước chần mì như trên mà sẽ làm loại bỏ tối đa lớp dầu không tốt bám trên mì nữa đó.

Hoặc bạn cũng có thể áp dụng mẹo nấu mì gói bằng lò vi sóng vừa nhanh chóng vừa tiện lợi. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là: cho rau vào dưới bát mì, thêm gia vị và nước vào bát. Cho vào lò vi sóng, cài đặt công suất cao và chờ 3 phút là đã có thể dùng ngay bát mì nóng hổi thơm phức rồi đó.

2. Cách nấu mì cay gói

Chuẩn bị:

Bông cải xanh cắt thành từng bông nhỏ

Bắp cải tím bào mỏng

Thịt bò: đập dập, thái miếng mỏng

Tỏi băm nhuyễn

Gia vị: (gợi ý, tùy mức độ ăn cay mà bạn có thể gia giảm gia vị) 2 thìa canh ớt bột Hàn Quốc, 3 thìa canh tương ớt, 1 thìa cafe đường, 1 muỗng hạt nêm

Kimchi cắt lát hoặc cắt thành từng miếng vuông nhỏ

Mì gói: bạn có thể dùng mì trứng (cho thời gian nấu nhanh hơn) hoặc mì Hàn Quốc (cần thời gian nấu lâu nhưng sẽ chuẩn vị hơn)

Cách nấu mì cay gói:

Bước 1: Tất cả các nguyên liệu bao gồm: bông cải xanh, bắp cải tím, thịt bò, hải sản đều được rửa sạch rồi bỏ qua bát riêng

Bước 3: Cho khoảng 1 lít nước vào nồi trên. Nêm nếm cùng gia vị cho vừa ăn. Phần nước này có thể dùng được cho nhiều tô mì.

Bước 4: Đun phần nước dùng trên cho sôi, thả hải sản vào nồi cho chín trước. Khoảng 2 phút sau, trút mì vào nồi. Nếu là mì trứng thì cần 2 – 3 phút để mì chín, còn mì Hàn Quốc thì cần 5 – 6 phút.

Bước 5: Mì chín, cho thịt bò vào đun sôi. Cuối cùng cho bông cải và nấm vào. Chờ 2 phút thì bắc ra. Vậy là bạn đã có thể thưởng thức món mì cay rồi đấy.

3. Cách nấu mì gói Hàn Quốc

Cho nấm shiitake, gói gia vị trong gói mì Hàn Quốc, gói rau củ vào nồi nước, khuấy đều rồi đun sôi. Cách làm này sẽ giúp nước nhanh sôi hơn (so với việc thả mì vào cùng lúc với nước chưa sôi) và phần nước có vị đậm đà hơn.

Cho vắt mì vào, đảo đều để mì chín. Loại mì Hàn Quốc có đặc điểm là lâu bị nhũn, nên bạn có thể đun đến khi sợi mì có độ dai vừa ăn là được.

Cho thêm một quả trứng gà vào nồi mì. Đảo sợi mì lên để trứng chìm xuống dưới. Lưu ý là chỉ cần thả trứng vào trong vòng vài phút thôi, nếu để lâu quá trứng sẽ không còn lòng đào nữa.

Cuối cùng, cho mì ra tô, thêm chút hành, kim chi vào. Vậy là bạn đã có 1 bát mì Hàn Quốc tròn vị rồi đấy.

4. Cách nấu mì gói khô ngon

Mì khô là món vô dùng dễ thực hiện, bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào và với bất kì nguyên liệu nào. Ngay bây giờ cũng vậy, bạn chỉ cần:

Đun mì trong nước sôi đến khi sợi mì vừa đủ độ dai theo sở thích của bạn.

Vớt mì ra tô, cho tất cả gói gia vị có trong mì vào bát (bạn chỉ cần cho khoảng 2/3 gói gia vị vào bát là được. Vì gói gia vị của nhà sản xuất cung cấp tương đối nhiều, chủ yếu là làm đậm vị mì). Trộn đều tất cả.

Thêm một quả trứng ốp la vào bát mì. Vậy là bạn đã có một bát mì khô thơm ngon, dễ làm rồi đấy.

Nhưng, có một bí mật là bạn có thể làm cho món mì này ngon hơn nữa đấy.

Cách 1: Thêm chút chanh, đường, tương ớt vào bát mì khô. Nêm nếm cho đều gia vị. Khi ăn ngoài vị mì chuẩn thì bạn còn cảm nhận thêm một chút vị chua từ chanh, và chút ngọt nhẹ nhàng trong đường. Chắc chắn, hương vị này sẽ kích thích vị giác của bạn cho xem.

Cách 2: Hầm gân bò và củ cải trong nước để cho nước ngọt. Tiếp đến thêm bò viên vào, nêm nếm bột nêm. Chờ nước sôi thì tắt bếp. Đây sẽ là phần nước súp bò viên vừa béo béo, ngọt ngọt. Ăn kèm với mì khô như cách dùng hủ tiêu khô, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm ăn mì khô hoàn toàn mới đấy.

5. Cách nấu mì gói tương đen Hàn Quốc ngon đúng điệu

Phần 1: Nguyên liệu làm sốt tương đen

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thái nhỏ theo hình vuông các nguyên liệu sau: khoai tây, bí ngòi, hành tây, khoai tây, nấm thủy tiên

Tỏi thì mang đi bằm nhuyễn

Với thịt ba chỉ thì bạn cần: lọc bỏ bì, rồi cũng thái hạt lựu

Bước 2: Làm sốt tương đen

Làm nóng chảo rồi cho thịt vào đảo đều (nếu dùng chảo chống dính thì bạn không cần thêm dầu). Đến khi thịt vừa chín vàng thì chắt bỏ mỡ thừa.

Tiếp đến, lần lượt cho các nguyên liệu sau theo đúng thứ tự, vừa cho vào chảo vừa đảo đều: khoai tây nấu trong 2 phút, bí ngòi, hành tây, nấm thủy tiên, cuối cùng là cho tỏi băm vào và tiếp tục đảo đều.

Thêm 300ml nước vào chảo rồi nấu tiếp trong 3 phút. Trên cơ bản là phần nước sốt tương đen đã hoàn thành rồi đấy. Nhưng có 1 mẹo nhỏ để phần sốt này sánh lại là bạn khuấy đều bột ngô với nước. Cho hỗn hợp này vào chảo tương đen, nấu từ 5 – 10 phút sẽ giúp nước sốt của bạn sánh đặc lại.

Bước 3: Luộc mì

Trong thời gian nấu nước sốt, bạn có thể luộc mì trong nồi nước sôi. Đến khi mì mềm mại thì mì đã chín. Cho mì ra bát, có thể thêm 1 chút dầu hào vào để sợi mì tơi, không dính vào nhau.

6. Cách nấu mì xào ngon ấn tượng

Nấu mì xào từ mì gói là cách làm đơn giản. Nhưng để có một đĩa mì xào ngon ấn tượng thì bạn có thể chuẩn bị các phần nguyên liệu như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đun một nồi nước, đợi khi nước lăn tăn bắt đầu sôi thì cho mì vào chần khoảng 2 phút. Sau khi chần thì bạn có thể bỏ mì vào bát nước lạnh để sợi mì được săn lại.

Rửa sạch, thái mỏng thịt bò. Ướp cùng tỏi băm, bột canh hoặc muối, một ít dầu ăn và để trong 15 phút để gia vị ngấm vào thịt bò.

Rau cải rửa sạch, cắt khúc

Hành tỏi bóc vỏ, đập dập

Bước 2: Xào mì cùng nguyên liệu

Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn và ít tỏi băm phi thơm. Sau đó cho thịt bò vào xào cho vừa chín tái. Cho ra bát riêng

Dùng phần nước còn trong chảo vừa xào thịt để xào tiếp phần rau cải đã chuẩn bị trước đó. Cho ra bát riêng

Cuối cùng xào mì trên chảo, cho vào các nguyên liệu như thịt bò và rau vừa xào vào chảo mì. Trộn đều tay và cho gia vị nêm nếm vừa ăn. Lưu ý là trong lúc xào nên để lửa to, vì lửa nhỏ sẽ khiến mì dễ bị nhũn

Cho tất cả ra đĩa, thêm hành, tiêu vậy là bạn đã có thể dùng được đĩa mì xào với các nguyên liệu đi kèm thơm ngon, bổ dưỡng rồi đấy.

Vậy là với những cách nấu mì gói ngon như trên, giờ đây bạn đã có thể tự tay nấu cho mình nhiều loại mì ngon với các hương vị khác nhau rồi đấy. Đến bếp và thử ngay thôi nào!

Cách Nấu Súp Lơ Xanh: Các Món Ngon Từ Súp Lơ Xanh

Cách nấu súp lơ xanh:

Vì các món sau đây đều từ súp lơ xanh nên trước tiên mình sẽ nói trước vê cách sơ chế súp lơ xanh. Chọn mua súp lơ xanh nhìn còn tươi, màu sắc đồng đều, sờ vào thì thấy bông súp lơ vẫn cứng chắc, chưa bị héo hay mềm. Rửa sạch súp lơ rồi ngâm với nước muối 15 phút, rửa lại với nước sạch. Súp lơ thái thành các miếng nhỏ vừa ăn, phần bông thì tách theo các cuống bông nhỏ, phần thân nếu già thì gọt lớp vỏ xanh bên ngoài đi.

1. Súp lơ xanh luộc

Nguyên liệu: 1 cây súp lơ xanh, 1 củ cà rốt, tỏi, ớt, chanh, mắm, muối, mì chính, đường.

Súp lơ thái miếng vừa ăn (làm như phía trên mình đã nói). Cà rốt gọt vỏ, thái miếng dầy vừa phải khoảng 1cm. Cho nước lên đun sôi thì cho 1 thìa cà phê muối vào, cho súp lơ và cà rốt xuống luộc. Sôi khoảng 2 phút là được, để chắc bạn có thể ăn thử xem súp lơ chín chưa. Chuẩn bị một bát nước đá để vớt súp lơ và cà rốt ra thì thả vào, sau đó vớt súp lơ lên rổ giá để cho khô nước mới bầy vào đĩa. Ngâm nước đá sạch giúp cho súp lơ và cà rốt ăn giòn hơn, thanh mát hơn, tuy nhiên bước này có thể bỏ qua cũng không sao. Pha nước chấm chanh tỏi ớt để chấm súp lơ luộc.

2. Súp lơ xào thịt heo

Nguyên liệu: 2 cây súp lơ, 1 củ cà rốt, 300g thịt heo, hành khô, gia vị.

Thịt heo thái miếng mỏng vừa ăn. Cà rốt thái lát mỏng. Phi thơm hành khô thì đổ thịt heo xuống xào cho tái thì đổ súp lơ và cà rốt xuống, nêm muối hoặc nước mắm ngon. Xào đến khi súp lơ, cà rốt chín thì nêm mì chính rồi tắt bếp.

3. Canh súp lơ sườn

Nguyên liệu: 1-2 cái súp lơ xanh, 300g sườn non, 1 củ cà rốt, hành khô, gia vị.

Cách nấu súp lơ xanh:

Phi thơm hành khô băm nhỏ thì cho xương xuống xào qua với dầu ăn và hành, nêm muối, đảo đều vài lần nữa thì cho nước trắng vào ninh. Ninh khoảng 30 phút đến 1 tiếng, xương chín rồi thì cho súp lơ và cà rốt xuống, ninh đến khi súp lờ và cà rốt chín, xương mềm. Nêm gia vị muối, mì chính cho vừa miêng.

Cách Nấu Súp Gà Ngô Nấm

Hôm nay Hà Nội mưa và rét tê tái, cũng may mà sở Giáo dục cho học sinh nghỉ học nên mấy mẹ con mình được ở nhà ngủ nướng với nhau và cùng nhau nấu súp gà ngô nấm ăn cho sướng cái thằng người. Soup gà ngọt, thơm, nóng hôi hổi vừa bê ra bàn là đứa nhỏ 5 tuổi đã gào rú lên đòi ăn : ” con phải ăn 4 bát mẹ ơi ! “. . Chuẩn 4 bát mới dừng mồm các bác ạ ! Hai đứa nhà mình đứa nào cũng thích ăn món này, ăn thay cơm luôn được…nhưng phải là soup do mẹ nấu mới chịu ăn nhiều cơ bởi vì soup mẹ nấu ngon hơn các thể loại soup gà ngô nấm ở nhà hàng, đám cưới !!!! Súp mẹ nấu nhiều gà, nhiều nấm, nhiều ngô và thơm ngọt tự nhiên.

Bí kíp món súp gà dỗ dành trẻ con của mẹ cháu đây các bác ơi :

Ngô ngọt phải chọn ngô tươi, phần bẹ bọc ngoài còn xanh, không non quá không già quá. Đun 1 nồi nước đủ định lượng để nấu súp rồi hãy luộc ngô nguyên bắp . Sau đó vớt ngô ra và dùng dao thái ngô. Thái xong cho trở lại nồi nước dùng ninh nhỏ lửa, nước dùng sẽ trong.

Nấm hương : rửa sạch bằng nước lạnh cho hết bụi bẩn rùi ngâm với nước ấm. Phần nấm vớt ra thái nhỏ cho vào ninh nhỏ lửa cùng ngô. Phần nước nấm nhớ giữ lại, đừng đổ đi. Để đến công đoạn cuối cùng hãy cho vào để tăng hương vị.

Thịt gà : không dùng thịt gà đã luộc rồi xé nhỏ mà dùng thịt gà tươi phần má đùi thái nhỏ hạt lựu sau đó phi thơm 1 củ hành khô, cho gà vào xào với mắm muối gia vị…Thịt gà luộc rồi xé ra nấu nó bã lắm, con nhà em nó chê.

Sau khi ninh nước dùng với ngô và nấm khoảng 15-20p thì cho thịt gà đã xào vào ninh cùng thêm 5 phút. Nếu có bọt thì hớt bọt. Nêm nếm gia vị cho vừa mồm.

Lưu ý khi nấu súp gà

Trứng gà: dùng trứng gà ta, tách riêng lòng trắng, lòng đỏ. Đánh tan cùng chút mắm ngon, và rót vào nồi nước dùng từng loại một. Nước phải sôi để trứng chín ngay. Bát súp sẽ có sắc trắng, sắc vàng riêng chứ ko phải 1 cái màu vàng nhờ nhờ nhạt nhạt nhìn sẽ hấp dẫn hơn !

Sau cùng là cho nước ngâm nấm vào nồi, đun sôi trở lại, pha bột năng với nước và hòa vào nồi súp cho đủ sánh. Nêm thêm chút nước mắm ngon, ném vào nồi 1 nắm rau mùi ta thái nhỏ. Khuấy đều. Múc ra bát. Ai thích ăn thêm tiêu thì rắc tiêu.