Tổ yến sào từ xa xưa là một trong những thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Được xếp vào hàng “bát trân”, những món ăn quý hiếm trong cung đình dâng lên các vị vua chúa. Ngày nay, tổ yến sào được nhiều người biết đến. Khâu chế biến tổ yến cũng khá đơn giản, tuy nhiên nếu gặp nhiệt độ quá cao, dưỡng chất trong tổ yến có thể bị mất đi. Độ dai ngon vốn có của tổ yến sẽ không còn. Chính vì thế biết thêm kiến thức về cách nấu tổ yến ngon – nhanh nhất và những lưu ý khi chế biến món ăn này không bao giờ là đủ cả.
1. Để nấu món tổ yến thơm ngon ta cần có những nguyên liệu sau:
Tổ yến đã tinh chế sạch lông: 5gram.
Đường phèn: 3gram.
Nước lọc: 200ml.
2. Làm thế nào để nấu tổ yến ngon – nhanh nhất
2.1 Thực hiện sơ chế tổ yến:
Để nấu món yến chưng cách thủy thành công thì bước sơ chế tổ yến vô cùng quan trọng, nếu bạn sử dụng yến sào thô còn nguyên lông thì phải tiến hành làm sạch trước khi tiến hành nấu (chưng cất).
Đối với Tổ yến thô: Bạn ngâm tổ yến trong nước sạch khoảng 45 – 60 phút để tổ yến nở và tơi, sau đó dùng nhíp để làm sạch lông yến và tạp chất, tách tổ yến thành từng sợi rồi cho yến vào rây, đặt rây vào thau nước và dùng muỗng khuấy nhẹ, sau đó nhấc rây lên, với cách làm này lông tơ sẽ theo nước ra ngoài, lặp đi lặp lại công đoạn trên nhiều lần sẽ có yến sạch.
Đối với Tổ yến tinh chế: Nếu sử dụng tổ yến đã sơ chế để nấu, bạn chỉ cần ngâm yến vào nước sạch khoảng 30 phút để yến nở đều, sau đó vớt yến ra, rửa sơ qua dưới vòi nước là có thể chế biến được rồi.
2.2 Nấu (chưng cất) tổ yến ngon – nhanh nhất:
Bạn có thể nấu bằng bếp lửa và cách làm như sau:
Bước 1: Cho tổ yến đã làm sạch vào một cái chén hoặc thố có nắp đậy, cho nước vào vừa ngập phần yến.
Bước 2: Bạn đặt chén có tổ yến vào nồi và cho nước vào khoảng ¼ thân của chén, đậy nắp nồi lại, cho lửa lớn vừa đủ, chờ đến khi nước sôi thì giảm lửa, thông thường nếu sử dụng bếp lửa thì thời gian chưng khoảng 20 – 30 phút, không nên để quá lâu bởi vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng và yến sẽ bị nhão.
Bước 4: Kiểm tra nếu thấy yến đã đạt đến độ mềm, nhưng vẫn giữ được độ dai cần thiết thì tắt lửa và cho đường phèn vào, bạn có thể cho thêm gừng vài để giảm bớt mùi tanh và tăng thêm phần thơm ngon cho yến món. Với cách chưng cất như thế này bạn dùng khi nóng hay để lạnh thì đều được.
3. Gợi ý món ăn chế biến từ tổ yến
3.1 Một vài lưu ý khi chế biến món ăn từ tổ yến sào:
Bạn có thể thêm táo đỏ, hạt sen vào món ăn khi đã được sơ chế xong (hấp cho mềm) để món ăn thêm hấp dẫn. Đối với những món cầu kỳ hơn như:
Cháo tổ yến gà ác thì cháo gà ác nên được nấu chín trước, sau đó yến chưng sẵn bỏ vào sau sẽ giữ được nguyên dưỡng chất của món ăn.
Đối với món tổ yến chưng đường phèn, bạn không nên cho đường phèn vào quá sớm, sẽ làm ảnh hưởng đến độ nở và mùi vị của yến.
Đối với món tổ yến hầm đậu xanh đường phèn, bạn nên ninh nhừ đậu xanh đường phèn trước, chưng cách thủy tổ yến cho nở đều, rồi mới cho tổ yến đã chưng và đậu xanh ninh nhừ vào.
Cách nấu yến ngon nhất là nên chưng cách thủy yến ít nhất 20 – 30 phút, khi bạn chưng đủ thời gian thì yến sào sẽ đạt được độ mềm cần thiết cũng như không bị nát và có mùi tanh đặc trưng. Gừng tươi cho vào tổ yến chưng đường phèn phù hợp với những ai bị huyết áp thấp mà muốn dùng tổ yến sào.
4. Dùng yến sào như thế nào tốt ?
Yến sào là cực phẩm bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng yến sào thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên dùng hằng ngày, trước khi đi ngủ hoặc cách ngày đều đặn một lượng tổ yến vừa đủ thay vì thỉnh thoảng mới dùng một lượng lớn.
Ăn yến sào nên ăn vào lúc bụng đói để tăng cường khả năng hấp thu hiệu quả, tốt nhất là vào buổi tối trước lúc ngủ 30 phút, hoặc ăn vào lúc sáng sớm.
Có một gợi ý nhỏ là nếu bạn không có nhiều thời gian để tự chế biến sản phẩm, bạn có thể có thể dùng các sản phẩm yến sào chưng sẵn, tuy nhiên phải lưu ý về hàm lượng tinh chất yến trong mỗi chai – thông thường khoảng 3 – 5gram là đủ cho cơ thể.