Cach Nau Sup Vi Ca Hai Sam / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Canh Chua Cá Quả Cach Nau Canh Chua Ca Qua Doc

Cá Lóc hay còn gọi là cá Quả , đây là một loại cá phổ biến ở nhiều vùng quê Việt Nam , tuy nhiên từng vùng miền khác nhau lại có cách thức chế biến và thưởng thức cũng khác nhau. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách nấu món canh chua cá lóc theo vị Nam Bộ cực kỳ ngon.

Cách nấu canh chua cá lóc

Nguyên liệu chuẩn bị

1 con cá lóc (cả quả/cá chuối), khoảng 0.7-1kg ( loại cá lớn sẽ bớt mùi tanh hơn)

2- 3 cây bạc hà nấu canh (Miền Bắc có thể sử dụng dọc mùng, tuy nhiên loại cây này gây ngứa, bạn cần biết cách loại bỏ)

3 quả cà chua

10 cây đậu bắp

Một nắm giá đỗ, 1 quả ớt tươi

1 phần me chua ( có thể tìm mua loại làm đã làm mềm, rất dễ kiếm)

Rau mùi ( ngò rí, ngò gai)

Rau ngổ ( ngò ôm)

Hành khô, nước mắn, muối, hạt nêm, ..

Các nguyên liệu nấu canh chua cá quả

Hướng dẫn nấu canh cá quả

Làm sạch vảy cá, mổ bụng và lôi hết các chất bẩn ra bên ngoài ( bạn có thể nhờ người bán làm sạch)

Sau đó dùng muối chà sát lên cá và rửa thật sạch với nước, sau đó để ráo nước

Sơ chế cá quả/cá lóc

Cà chua rửa sạch thái múi cau

Bạc hà cắt vát cho muối vào bóp thật kỹ ( Dọc mùng cần làm cẩn thận để làm mất chất gây ngứa)

Hành khô rửa sạch băm nhỏ

Đậu bắp thái vát

¼ quả dứa, thái vát

Làm sạch rau mùi, rau ngổ, giá đỗ

Chuẩn bị tiến hành nấu canh chua cá lóc/quả

Cho hành băm nhỏ vào nồi ( nấu canh chua) phi thơm, sau đó cho cà chua vào xào thật chín.

Cho nước vào khoảng 2/3 phần nồi, cho me , đậu bắp, bạch hà , ½ quả ớt , dứa,nêm muối mắm, hạt nêm cho thật vừa và đun sôi lên

Khi nồi nước sôi già cho cá lóc vào. Đun sôi tất cả trong vòng 20 phút, trước khi tắt bếp cho rau ngổ, rau mùi , giá đỗ, sau đó tắt bếp

Bài trí và thưởng thức món canh chua cá quả cực ngon

Cach Nau Hu Tieu My Tho, Cách Nấu Hủ Tiếu Mỹ Tho

Cach nau hu tieu my tho, cách nấu hủ tiếu mỹ tho

– Xương heo (xương ống thì ngon vô cùng)

– 1lb thit xay

– 1/2 tôm (nếu ăn nhiều thì 1 lb)

– 1 vỉ trứng cút 24 cái, nếu không có tươi thì

dùng 1 lon trứng cút

– 1 bó cần tầu nhỏ

– 2 trái chanh

– 1 bọc giá (ít nhiều tuỳ số lượng ngưòi ăn)

– 2 muỗng canh củ cải mặn cắt nhỏ của chinese

– 2 củ cải trắng

– đường, nước mắm, bột ngọt, dầu lynn

– dầu hào (hoặc xì dầu) + giấm + dầu mè

– Bắc 1 nồi nước lèo to tuỳ ý thích, nấu cho sôi, và nếu thích cho vào 1 củ hành tây chẻ làm tư, đừng có chẻ đứt. Nấu cho sôi thì cho gia vị vào, thường thì cho vào khoảng 2 muỗng ăn canh đầy, nếu thấy nồi nước lèo chưa đủ mùi thơm và ngọt thì cho thêm vào. Xong thì nấu cho sôi, cho tan gia vị, để lửa nhỏ lại, và nêm cho vừa ăn, thêm nước mắm, đường, bột ngọt khi cần. Nêm vừa ăn thì thôi, vặn lửa nhỏ để nước lèo sắc và ngon.

– thịt xay: cho lên chảo tí dầu cho nóng, xong cho vào 2 muỗng canh cải mặn. Kế đến cho thịt vào xào, rồi cho vào tí đường, tí bột ngọt, xào lửa cao cho săn, khi chín thì nêm cho vừa ăn, nếu không vừa ăn thì nêm thêm gia vị. Xong tắt lửa bỏ qua 1 bên.

– Xá xíu mua về thái miếng mỏng để vào đĩa.

– Gan luộc với 1 chút muối + vài lát hành tây (cho có vị thơm), vừa chín tới vớt ra, thái miếng mỏng.

– Tôm: chẻ lưng, lột vỏ, chà muối, rửa sạch để ráo nước (có thể trụng tôm khi nào ăn cũng được, còn không thì trụng hết 1 lúc bày ra dĩa, trụng trong nồi nước lèo). Trụng tôm để ráo rồi cho vào cùng đĩa với gan.

– Trứng cút tươi: thì luột chín ròi bóc bỏ vỏ. Còn trứng cút lon: thì nấu nồi nưóc sôi nhỏ lên, bỏ trứng cút vào trụng sơ rồi đổ ra gỗ cho ráo nước và bỏ 1 bên đĩa cùng với gan, tôm.

– Cần: rửa sạch cắt, lấy phần cọng, cắt nhỏ như cắt hành, cho vào 1 chén. Còn phần lá thì cắt dài dài giống cắt hẹ, để vào đĩa.

– Hành lá: rửa sạch, phần trắng thì cắt khúc dài dài, phần lá thì cắt nhỏ. Cho vào 1 chén. Rồi cắt vài miếng chanh để chung 1 bên.

– Hẹ: rửa sạch, rôi cắt khúc dài dài, để chung với cần.– Giá: rửa sạch, ráo nước để chung với hẹ + cần.

– Xương heo rửa cho sạch, cho nồi nước sôi vừa thôi, sôi lên thì cho toàn bộ xương vào trụng sơ, rồi đổ bỏ nước, rửa sạch, cho sạch máu tanh.

– Lấy 1 nồi nước to, nấu sôi. Cho vào xương heo + 2 cái củ cải trắng, bào vỏ rửa sạch. Nấu cho sôi lên rồi cho lửa nhỏ xuống để sôi từ từ cho đến khi nào xương mềm. Trong quá trình thì hớt bỏ bọt cho sạch và trông nước lèo. Khi xương mềm thì nêm gia vị vào cho vừa ăn thì thôi. Khi nào ăn thì múc cho vào tô hủ tiếu.

– Khi nào ăn thì mới trụng hủ tiếu. Cho 1 nồi nước vừa, đầy nưóc nấu sôi. Dùng cái giá lưới để trụng hủ tiếu như vậy ăn ngon hơn, hủ tiếu mềm mại nữa. Bỏ hủ tiếu vào giá, trụng vào nước đang sôi, rờ cọng hủ tiếu mềm thì sóc cho ráo nước rồi bỏ vào tô.

– Kế đến cho vào tô 1 muỗng canh thịt bầm, vài lát xá xíu, 2 cái trứng cút, 4 con tôm, vài lát gan, cho lên trên 1 nhúm lá hẹ và 1 nhúm cần cắt nhỏ.

– Cho nước lèo đang sôi vào tô, rắc tiêu, hành phi, bầy vài lá cần lên mặt tô cho đẹp và ngon mắt.

– *Nước sốt hủ tiếu khô: 1 tsp dầu hào + 1 tsp dấm + vài giọt dầu mè, khuấy đều (cho 1-2 tô).

– Chuẩn bị tô hủ tiếu với tất cả mọi món bày trên mặt tô như ở trên, thay vì cho nước lèo vào, chúng ta cho 1 muỗng sốt hủ tiếu khô* vào. Khi ăn trộn lên cho nước sốt thấm đều với sợi hủ tiếu. Nước lèo thật nóng được để vào một chén riêng với một ít hành ngò và cần lá, vừa ăn hủ tiếu khô người ta vừa húp thêm nước dùng.

Cach nau hu tieu my tho, cách nấu hủ tiếu mỹ tho

500g hủ tiếu Mỹ Tho, 150g tôm sú, 100g tim lợn, 100g gan lợn, 100g thịt lợn xay, 10 quả trứng cút. ½ kg xương, 100g giá, 100g cần tây, 100g mùi tàu, chanh, ớt, hành lá, tiêu, nước tương, tỏi ngâm chua, 1 thìa soup hạt nêm, 2 thìa soup nước mắm, 1 thìa cafe đường, muối.

Hành lá thái nhỏ. Giá, cần, mùi tàu rửa sạch, để ráo nước. Tôm sú, trứng cút luộc chín, bóc vỏ.

Xương cho vào nồi nấu với 1,5 lít nước, 1 thìa cafe muối. Nước sôi cho tim gan vào luộc chín, vớt ra để nguội, thái mỏng. Nêm nước lèo với 1 thìa soup hạt nêm, 2 thìa soup nước mắm, 1 thìa soup đường.

Hủ tiếu trụng nhanh cho ra tô, xếp tôm, gan, tim, trứng cút. Thịt xay cho vào cái vá trụng nước lèo cho chín sau đó cho lên hủ tiếu

Múc nước lèo chan lên. Rắc hành, tiêu, dùng kèm với cần, giá, mùi tàu, chanh, ớt, nước tương, tỏi ngâm chua.

Vài chiêu cho bạn

Hủ tiếu có bán tại các chợ và siêu thị. Hủ tiếu dai, khô giá từ 14.000 đồng/kg. Hủ tiếu mềm giá 12.000 đồng/1kg. Hủ tiếu Mỹ Tho có cọng trong và dai hơn giá 15.000 đồng/kg.

Bạn nên mua hủ tiếu dai, không nên chọn gọng gãy và nát. Hủ tiếu ướt loại ngon thì bánh phải trắng, không nhớt, không đóng cục

Khi dùng hủ tiếu với nước sôi, phải trụng nhanh để tránh bị nhão, nát. Bạn phải đổ ngập nước để chúng chín đều. Sau đó, trút vào rổ và xốc mạnh cho ráo nước.

Không nên trụng sớm, chỉ bắt đầu thực hiện trước bữa ăn khoảng 3 phút.

Món hủ tiếu Mỹ Tho có thể ăn theo hai cách: khô hoặc nước. Khi ăn khô, bạn cho tỏi băm đã phi thơm vào để hủ tiếu không bị vón cục lại

Món hủ tiếu xào áp chảo nên xào hủ tiếu riêng với tim gan, heo, rau củ, carrot.

Món hủ tiếu xào nên làm vừa ăn, không nêm nhiều muối để có thể ăn kèm với nước tương, giấm đỏ.

Với món hủ tiếu xào giòn, khi xào hủ tiếu nên lấy dầu mới và cho gần ngập hủ tiếu. Xào với dầu nóng vừa để hủ tiếu nở mà không bị cháy.

Khi thực hiện xong, nếu chưa dùng, bạn hãy để nguội hẳn rồi cho vào túi nilon buộc lại. Khi nào dùng mới lấy ra.

Để tham khảo

các món ăn gia đình, mon ngon Việt Nam, mời các bạn truy cập website:

www.thongtinamthuc.com

Theo:

Cách nấu Hủ tiếu my tho, cach nau hu tieu

Vi Cá Mập Khô – Hai San Tuoi Song

Với giá trị cao như vi cá mập nên chế biến vi cá mập cũng đòi hỏi người đầu bếp phải khéo léo để có được món ăn vi cá mập vừa ngon vừa bổ dưỡng. Vi cá thường được chế biến thành các món ngon ngọt có nước như vậy sẽ để lại những ấn tượng trong mùi vị khiến người dùng nhớ lâu dài. TÁC DỤNG CỦA VI CÁ MẬP: Vi cá mập khô 1 vây 100gChondroitin được các nhà khoa học nghiên cứu có rất nhiều trong vi cá mập, đây là một chất ức chế sự phát triển và lây lan của các khối u. Giả thuyết vi cá mập phòng ngừa bệnh ung thư vẫn đang gây tranh cải. Nhưng tác dụng trong quá trình tạp mô sụn, xương là lợi ích không thể chối bỏ của vi cá.

Thực tếcác nhà khoa học chứng minh chondroitin trong sụn vi cá mập rất tốt trong bảo vệ xương khớp, ức chế các men phá hủy tổn hại sụn trong khớp từ đó sẽ giúp cơ thể chúng ta điều trị và phòng ngừa tốt trong bệnh viêm xương khớp.

Ngoài ra, vi cá mập còn có tác dụng bảo vệ giác mạc mắt, tránh khô mắt, vì chondroitin cũng có trong mắt con người. Hiện các loại thuốc bổ mắt hầu hết đều có chất chondroitin và nó đang được sử dụng rộng rải trong bảo vệ và điều trị mắt.

Chế biến vi cá mập -Có 2 cách chế biến vi cá mập phổ biến mà chúng tôi đã thực hiện

1.SÚP VI CÁ A.NGUYÊN LIỆU: nữa con gà cở 700g, 100g thịt cua, 200g bột năng, 12 trứng cút,nữa kí đầu cánh gà, 50g vây cá, 3 hột gà, nước mắm ngon, Ngò,tiêu,muối,đường,bột ngọt,10 lát gừng xắt mỏng+ 3 tép tỏi băm nhuyễn.

B.CHUẨN BỊ: gà ướp tiêu muối,bột ngọt. -Đầu cánh gà: ngâm nước lạnh+ chút muối khoảng 15 phút,xả sạch, lường khoảng 14 chén nước lạnh nấu sôi + đầu cánh gà +thịt gà +vài lát hành tây + muối.Để lửa riu riu, vớt bọt không được quậy. Gà chín vớt ra dội lại nước lạnh, bỏ da xương. -Thịt gà xé sợi nhuyễn.Nước lèo lọc lại bằng rây cho trong,thịt cua rỉa nhỏ. -vây cá: ngâm nước cho mềm,luộc mềm với gừng + tỏi ,gở lấy vây cá, ngâm nước lạnh,khi nấu lấy ra để ráo. Bột năng hòa nước lạnh. -Hột gà: 1 lòng đỏ hấp chín mài nhuyễn để trình bày,2 lòng đỏ quậy tan. Trứng cút luộc chín bóc vỏ.

C.CHẾ BIẾN: – cho nước lèo vào soong nấu sôi + thịt gà+ vây cá+ trứng cút + thịt cua. Nước sôi cho bột năng vào sanh sánh,nêm lại bột ngọt+ chút mắm ngon + lòng đỏ hột gà rây vào từ từ + hành tây vừa chín nhắc xuống. – cho súp ra thố, rắc tiêu ngò, rải thêm lòng đỏ trứng, dùng nóng.

2.SÚP HẢI SÂM VI CÁ Chuẩn Bị – 1/2 lbs hải sâm , rửa sạch cắt hạt lựu (hải Sâm mua loại đông lạnh) (lbs=454gam) – 1/4 cup vi cá (cup tách trà) – 1/2 lbs thịt nạc ( heo ) luột chín cắt chỉ ( shredded ) giữ lại nước luột thịt – 1 hộp măng trắng , cắt chỉ ( shredded ) – 6 cup nước lèo đã nêm sẵn vừa ăn ( hoặc chicken broth ) – 4 nấm đông cô ngâm nước ấm cho mềm , thái mỏng. – 2 trứng gà ( lòng đỏ + trắng ) đánh cho nổi bọt lên – 6 cup nước lèo gà ( tuyệt đối không dùng chicken broth trong lon) xem cách nấu nước lèo gà Cách Làm:( TSP:muỗng cà phê) -Vi cá mua loại khô, ngâm nước ấm có pha tí rượu, khi vi cá mềm rồi thì lựa những thịt & da cá còn sót lại trên vi cá bỏ đi ( thịt dính trên vi cá bạn sẽ thấy nó có màu trắng, da thì có màu đen) _ 6 cups nước lèo gà + 2 cups nước luột thịt , nấu sôi , rồi cho tất cả gia vị trên vô nồi súp . 2 TSP bột bắp hoà với 1/4 cup nước luột thịt nguôi , cho từ từ vô nồi súp. Thử lại xem vừa ăn chưa . nêm thêm 1 tsp đường + 1/2 tsp muối nếu chưa vừa ăn. _ Trứng gà đã đánh nổi , cho từ từ vô nồi súp, trong lúc đổ trứng dùng cái nĩa ( fork ) khuấy nhẹ , để trứng thành sợi . hoặc dùng 1 cái vợt lưới ( strainer ) chế trứng gà từ từ qua lưới ( trứng gà sẽ có sợi như tóc ) _ Gừng cắt chỉ ( optional ) cho vô chén súp khi ăn dấm đỏ ( optional )

Mua vi cá mập ở đâu ? Để có được một thố súp vi cá mập ngon và chất lượng buộc các bạn phải tìm một địa chỉ bán vi cá mập an toàn – uy tín – chất lượng. Một phần bảo vệ sức khỏe và không sợ hàng giả hàng nhái ảnh hưởng đến sức khỏe.

Từ khóa: vi cá mập khô,cách nấu cháo vi cá mập khô cho bé,cách sử dụng vây cá mập khô,cách chế biến vi cá mập thô,cách lột da vi cá mập,vi cá mập dubai,vây cá mập tươi giá bao nhiêu,cách nấu cháo vi cá mập tươi,cách nấu súp vi cá ngon nhất

Tác Dụng Của Rau Sam &Amp; Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Rau Sam

Chúng ta chỉ biết đến rau sam khi dùng để giải nhiệt (dùng để đun hoặc xay lấy nước uống). Tuy nhiên, trên thực tế rau sam còn dùng để phòng bệnh và chữa bệnh rất hiệu quả. Vậy, những tác dụng của rau sam trong đời sống? Những lưu ý khi sử dụng rau sam?

Nguồn gốc rau sam

Rau sam (còn có tên gọi Mã Xỉ Hiện) vì có lá giống hình răng ngựa, là loại rau mọc dại ở khắp nơi từ bắc đến nam. Tên khoa học là Portulaca Oleracea L thuộc họ rau sam Portulacea.

Cây sam thân mập, mọng nước, mầu đỏ tím nhạt. Lá mọc so le, dày, mép có viền đỏ, hoa mầu vàng. Rau sam thích nghi ở những nơi ẩm mát như: vườn nhà, bờ ruộng, bờ kênh mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa, ruộng khoai lang, lạc…

Rau sam có rất nhiều tác dụng trong đời sống con người

Đặc tính đông dược

+ Vị toan.

+ Tính hàn.

+ Không độc, vào 3 tâm kinh: tâm, can, tỳ.

+ Chứa nhiều chất bổ dưỡng: A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3…

Tác dụng đông dược của rau sam

+ Trị lỵ ra máu.

+ Tiểu tiện đục.

+ Tiểu tiện khó khăn.

+ Trừ giun sán.

+ Trị kiết lỵ, mụn nhọt.

+ Dùng ngoài trị ác thương.

+ Phối hợp với ích mẫu, thổ phục linh để trị các bệnh phụ khoa như xuất huyết tử cung, huyết trắng, xuất huyết sau khi sinh…

Tác dụng của rau sam trong cuộc sống

Rau sam chữa kiết lỵ, mụn nhọt, tiểu tiện khó khăn…

Cách chế biến:

+ Rau sam sau khi hái về rửa sạch.

+ Dùng rau sam để ăn sam thay rau sống hoặc luộc, nấu canh hàng ngày.

Lá tươi của cây Portulaca oleracea đắp vào vết thương giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non trên vết thương (theo nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan).

Cách chế biến:

+ Rửa sạch lá rau sam sau đó giã nhỏ đắp vào vết thương.

+ Đắp lá rau sam trong 7 ngày (lưu ý, mỗi ngày thay lá một lần).

Chất P. Oleracea có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt) và tiêu diệt một số nấm gây bệnh.

Cách chế biến:

Rau sam làm lành vết thương, chống lão hóa

+ Rửa sạch rau sam (cho vào ít muối) giã lấy nước uống hàng ngày.

+ Sào rau sam với thịt hoặc nấu canh rau sam…

Các loại thuốc nước hoặc thuốc viên (bào chế từ chiết xuất P. Oleracea) có tác dụng trừ giun móc.

Ngoài ra có thể dùng rau sam bằng cách đun lấy nước, xay hoặc giã nhỏ lấy nước cốt uống (lưu ý: cho một chút muối vào nước cốt rau sam).

Các chất dinh dưỡng, acid béo không no và chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể con người (kết quả nghiên cứu cỉa Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền – Dinh dưỡng Sức khỏe Washington).

Cách chế biến:

+ Sử dụng rau sam để luộc chấm nước mắm, sào thịt hoặc nấu canh.

+ Nên ăn nhiều vào rau sam vào mùa nóng (tháng 5,6,7).

Kích thích sự co thắt cơ tử cung

+ Chiết xuất P. Oleracea có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Rau sam được sử dụng chữa bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu.

Cách chế biến:

+ Đun sôi rau sam (khoảng 25g trong 4 lít nước) trong 30 phút.

+ Gạn lấy nước, uống thay nước trà.

+ Sử dụng trong 30 ngày sau đó ngừng một tuần lại uống tiếp.

Hỗ trợ trong điều trị bệnh Goute

Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute).

Cách chế biến:

Rau sam hỗ trợ điều trị tiểu đường

+ Đun sôi rau sam (khoảng 20 phút).

+ Dùng uống thay nước lọc.

+ Sử dụng liên tục trong 1 tháng, kết hợp dùng thuốc điều trị goute.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

+ Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, giúp điều hòa cholesterol trong máu, làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.

Cách chế biến:

+ Sử dụng nước rau sam (đã đun sôi) để uống trong vòng 1 tuần.

+ Nấu canh rau sam, xào rau sam với thịt nạc ăn với cơm cũng rất tốt (canh rau sam có vị chua, mát rất bổ dưỡng).

Những lưu ý khi sử dụng rau sam

+ Không nấu, đun rau sam quá kỹ.

+ Không sử dụng rau sam cho phụ nữ mang thai.

+ Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ.

+ Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận…

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy rau sam chứa nhiều chất bổ dưỡng như: sinh tố A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3…rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, rau sam còn có tác dụng: làm mát, giải nhiệt, chống lão hóa và hỗ trợ chữa các bệnh: tim mạch, tiểu đường, gout…

Tuy nhiên, khi sử dụng rau sam cần lưu ý: không sử dụng cho phụ nữ có thai, những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ…