Thịt lợn nướng sa tế
Một chút sa tế sẽ làm món thịt lợn nướng của bạn mang màu sắc hấp dẫn và ngon miệng hơn.Nguyên liệu
500 gr thịt ba chỉ ngon. Nửa hũ sa tế nhỏ. Bột nêm, dầu ăn. Cà rốt, củ cải, xu hào muối chua. Cà chua, dưa chuột, rau thơm
Thực hiện Rửa sạch thịt bằng nước muối, xắt lát mỏng khoảng 1 cm, uớp với sa tế, dầu ăn, hạt nêm trong khoảng 30 phút.
Cà rốt, dưa chuột, xu hào xắt lát mỏng, bằm nhỏ, muối chua ngọt với giấm gạo, đường, muối. Cà chua, dưa leo, rau thơm rửa sạch.
Xiên từng miếng thịt vào que tre vót nhọn. Xếp thịt lên vỉ cho vào lò nướng hay nướng trên than hồng 5 – 8 phút là chín.
Xếp thịt heo trên dĩa, ăn kèm đồ chua, dưa leo, cà chua, rau thơm, chấm nước mắm chanh ớt chua ngọt. Món này có thể ăn kèm với bánh mì hoặc cơm trắng
Thịt lợn sốt dứa chua ngọt
Nguyên liệu
Thịt lợn 400 gr (nạc vai hoặc thịt thăn)Dứa một quảTỏi đập dậpBột chiênSốt cà chua, dấm, đường, muối tiêu, bột ngô
Dứa gọt vỏ, cắt mắt, thái miếng mỏng. Thịt cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn, cho vào bát ướp với một thìa muối tiêu, để 15 phút cho ngấm. Sau đó lăn thịt qua bột chiên, chỉ cần một lớp bột mỏng bao bên ngoài thịt là được. Nếu bạn muốn tăng độ kết dính, có thể đập một quả trứng ra bát, đánh tan, nhúng thịt vào trứng trước rồi mới lăn qua bột.Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho thịt vào rán. Ban đầu để lửa trung bình cho thịt chín từ bên trong, sau đó để to lửa rán vàng lớp vỏ bên ngoài. Gắp thịt ra đĩa có giấy thấm dầu.
Múc bớt dầu ra, chỉ để lại một lớp láng chảo. Phi thơm tỏi đập dập. Cho 5 thìa sốt cà chua, một thìa muối tiêu, một thìa đường, một thìa dấm, nửa bát nước, đun sôi, quấy cho các gia vị tan hết, nêm nếm chua mặn ngọt vừa ăn. Tiếp đến, cho dứa thái mỏng vào xào trong nước sốt. Nếu chảo cạn, sốt bị khô, có thể thêm chút nước. Xào đến khi dứa chín mềm, ngấm gia vị thì đổ thịt vào đảo cùng.
Thịt lợn nướng sa tế
Một chút sa tế sẽ làm món thịt lợn nướng của bạn mang màu sắc hấp dẫn và ngon miệng hơn.Nguyên liệu
500 gr thịt ba chỉ ngon. Nửa hũ sa tế nhỏ. Bột nêm, dầu ăn. Cà rốt, củ cải, xu hào muối chua. Cà chua, dưa chuột, rau thơm
Thực hiện Rửa sạch thịt bằng nước muối, xắt lát mỏng khoảng 1 cm, uớp với sa tế, dầu ăn, hạt nêm trong khoảng 30 phút.
Cà rốt, dưa chuột, xu hào xắt lát mỏng, bằm nhỏ, muối chua ngọt với giấm gạo, đường, muối. Cà chua, dưa leo, rau thơm rửa sạch.
Xiên từng miếng thịt vào que tre vót nhọn. Xếp thịt lên vỉ cho vào lò nướng hay nướng trên than hồng 5 – 8 phút là chín.
Xếp thịt heo trên dĩa, ăn kèm đồ chua, dưa leo, cà chua, rau thơm, chấm nước mắm chanh ớt chua ngọt. Món này có thể ăn kèm với bánh mì hoặc cơm trắng
Thịt lợn sốt dứa chua ngọt
Nguyên liệu
Thịt lợn 400 gr (nạc vai hoặc thịt thăn)Dứa một quảTỏi đập dậpBột chiênSốt cà chua, dấm, đường, muối tiêu, bột ngô
Dứa gọt vỏ, cắt mắt, thái miếng mỏng. Thịt cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn, cho vào bát ướp với một thìa muối tiêu, để 15 phút cho ngấm. Sau đó lăn thịt qua bột chiên, chỉ cần một lớp bột mỏng bao bên ngoài thịt là được. Nếu bạn muốn tăng độ kết dính, có thể đập một quả trứng ra bát, đánh tan, nhúng thịt vào trứng trước rồi mới lăn qua bột.Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho thịt vào rán. Ban đầu để lửa trung bình cho thịt chín từ bên trong, sau đó để to lửa rán vàng lớp vỏ bên ngoài. Gắp thịt ra đĩa có giấy thấm dầu.
Múc bớt dầu ra, chỉ để lại một lớp láng chảo. Phi thơm tỏi đập dập. Cho 5 thìa sốt cà chua, một thìa muối tiêu, một thìa đường, một thìa dấm, nửa bát nước, đun sôi, quấy cho các gia vị tan hết, nêm nếm chua mặn ngọt vừa ăn. Tiếp đến, cho dứa thái mỏng vào xào trong nước sốt. Nếu chảo cạn, sốt bị khô, có thể thêm chút nước. Xào đến khi dứa chín mềm, ngấm gia vị thì đổ thịt vào đảo cùng.
Đun trong vài phút, đảo nhẹ nhàng cho thịt ngấm sốt. Nếu sốt trong chảo loãng thì bạn hòa chút bột ngô với nước, cho vào từ từ, vừa cho vừa đảo đều tay để sốt sánh lại. Thế là món thịt xào thơm lừng đã sẵn sàng.
Cá ngừ cuốn diếp
Gỏi cá ngừ dùng chung với nước xốt tương, hương vị nhẹ nhàng, rất dễ ăn.
Nguyên liệu (1 phần ăn):
Cá ngừ tươi: 70g, mè: 1 muỗng cà phê, bún tươi: 30g, cải bẹ xanh: 2 lá, hành lá: 2 cọng, tía tô, cải mầm, húng cây: một ít.
Cá ngừ cắt thanh vuông 2x2cm, sau khi ướp mè và một chút muối tiêu, áp chảo cho chín vừa, để nguội.
Trải lá cải bẹ xanh, cho rau lên, một lớp bún mỏng, rồi đặt thanh cá ngừ vào cuốn lại, dùng hành lá cột chặt ,cắt khúc vừa ăn. Gỏi cá ngừ dùng chung với nước xốt tương.
Nước xốt tương:
Tương đậu xay nhuyễn: 50 ml, thịt bằm: 30g, tỏi bằm: 5g, nước cốt dừa: 20ml, muối: 1/4 muỗng cà phê, đường: 1/2 muỗng cà phê, hành phi, ớt bằm: một ít.
– Phi thơm tỏi, rồi cho thịt vào xào chín, để nguội.-Nấu tương đậu với nước cốt dừa, nêm lại cho vừa ăn.
Khi dùng múc ra chén, thêm thịt bằm và hành phi, ớt bằm vào
Đánh thức ngày mới với thịt nhồi cà chua
Nguyên liệu:
– Hai quả cà chua (cho 2 người), 100g thịt bò xay- ¼ củ hành tây, hai lát gừng, gia vị, dầu ô l iu
Cách làm: – Cà chua rửa sạch, cắt bỏ phần cuống, khoảng 1/5 quả cà chua.- Dùng dao nhọn khéo léo khoét phần thịt bên trong cà chua- Thịt bò xay ướp với gừng băm nhuyễn, hành tây thái hạt lựu, gia vị, dầu ô liu trộn đều.- Cho lần lượt thịt đã ướp vào từng quả cà chua, rồi đặt vào khuôn nhỏ. Nếu thích lúc này bạn có thể đập trứng lên bề mặt thịt- Cho cà chua thịt vào lò nướng ở 180 độ C trong 30 phút.
Mẹo sử dụng gia vị khi nấu nướng
Vai trò của muối chủ yếu là mang đến sự đậm đà, tinh tế trong từng món ăn. Muối còn dùng chủ yếu để ướp các thực phẩm sống, đặc biệt là thủy hải sản để khử mùi hôi.
Muối còn có tác dụng là mềm thức ăn, lại dễ bay hơi. Nếu trong lúc nấu, vô tình cho hơi nhiều muối, bạn có thể thả vào vài lát khoai tây, hay vài miếng đậu phụ… món canh, kho của bạn sẽ vừa miệng hơn.
Vai trò của đường chủ yếu là tăng hương vị, làm cho món ăn có màu sắc đẹp mắt khi đun hơi cháy. Đường có vị ngọt, tốt cho khí quản và lá lách.
Nấu ăn phải cho muối trước, sau đó đến đường và cuối cùng là giấm. Và không nên cho đường vào thực phẩm quá sớm.
Giấm có mùi đặc trưng, rất hợp với món cá. Lúc nấu ăn, cho thêm giấm sẽ làm tăng hương vị, màu sắc.Giấm cần được bảo quản nơi thoáng mát để tránh sự bay hơi của hương thơm. Nếu nhỡ tay cho hơi nhiều dấm vào món canh cá, bạn nên lấy vỏ trứng gà đập vỡ, bọc vào miếng vải và thả vào nồi canh, vị chua gắt của dấm sẽ hết.
Khi món ăn có vị đắng làm bạn ngại ngùng, hãy cho thêm chút giấm trắng, có thể loại bỏ hoặc giảm vị đắng đi thấy rõ.
Gia vị này chỉ hợp với những ai ăn được cay, cũng góp phần làm món ăn thêm dậy mùi. Nếu vô tình món ăn cay quá, bạn cho miếng trứng rán vào, vị cay sẽ giảm hẳn.
Còn nếu cho hơi nhiều nước tương, nước mắm, nước sốt trong các món kho, bạn hãy cho thêm chút sữa tươi, hương vị món ăn khác hẳn.
Ngao xào hành tây
Hành tây lột vỏ ngoài, rửa sạch thái lát mỏngNgao mua về ngâm rửa sạch.
Đun nóng chảo, cho vào 1 thìa dầu ăn.Để lửa to, cho hành tây vào xào sơ cho thơm. Cho tiếp ngao vào chảo, nêm 1 thìa nhỏ hạt nêm, thịt ngao đã đậm sẵn rồi nên bạn cân nhắc khi nêm nếm gia vị.Khi ngao sôi thì cho 2 thìa rượu vào chảo. Ngao sôi trở lại và mở miệng hết thì tắt bếp.
Cách ăn rau củ quả hiệu quả và an toàn
Cần biết cách sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật để vừa có lợi nhất cho cơ thể về mặt dinh dưỡng
Các loại rau, trái cây, ngũ cốc, củ, hạt… là những loại thực phẩm chiếm khối lượng quan trọng nhất trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta; có vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động sống của cơ thể; có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ cơ thể chống lại sự lão hóa, sự tấn công của các yếu tố có hại từ môi trường.
Tuy nhiên, theo ThS-BS Đào Thị Yến Phi – Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng ĐHYD Phạm Ngọc Thạch, quá trình chế biến có thể làm cho các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bị mất đi, hoặc tạo ra những thành phần khác không có lợi cho sức khỏe. Vì thế, cần biết cách sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật để vừa có lợi nhất cho cơ thể về mặt dinh dưỡng; vừa an toàn, tránh được những nguy cơ trước mắt và lâu dài đối với sức khỏe.Với các loại ngũ cốc, ăn nguyên vẹn lớp vỏ lụa bao bọc bên ngoài hạt là tốt nhất, vì lớp vỏ này là nơi chứa chủ yếu các vitamine nhóm B. Gạo được chà trắng sẽ mất hết lớp vỏ lụa, tuy nhìn “bắt mắt”, nhưng lại làm mất đi một lượng vitamine nhóm B quan trọng. Tương tự, các loại đậu hạt như đậu xanh, đậu đen… nên hạn chế tối đa việc đãi sạch vỏ khi chế biến. Lúc vo, rửa, cũng tránh ngâm lâu, chà xát mạnh. Khi nấu nên dùng nhiệt độ không quá cao, đậy kín nắp và nên ăn trong thời gian sớm nhất ngay sau khi chế biến. Các loại ngũ cốc nói chung, nhất là các loại hạt có nhiều dầu như đậu phộng, mè, hạt điều… nếu bị mốc sẽ chứa loại độc chất alfatoxin có thể gây ung thư.
Rau ăn lá (như rau muống, rau dền, rau cải các loại…) và rau ăn quả (như bầu, bí, mướp, cà…) là loại thực phẩm cung cấp nhiều dạng vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là các vitamine tan trong nước như vitamine C, vitamine nhóm B, các flavonoid… Trong đó vitamine C rất dễ bị hủy khi đun nấu. Rau quả khi mua về được rửa qua lần đầu, loại bỏ lá già, gốc rễ, sau đó nên để nguyên cây, nguyên trái ngâm vào chậu nước sạch ít nhất 30 phút, rồi mới đem ra rửa lại thật nhiều lần.
Việc cắt gọt, xắt nhỏ… chỉ nên làm ngay trước khi nấu. Ăn rau sống tốt hơn là rau nấu chín. Nếu nấu, phải nấu nhanh trên bếp và tránh mở nắp khi đang nấu, tránh hâm tới hâm lui. Các loại nước rửa rau, nước muối, thuốc tím… sẽ không có hiệu quả bảo vệ nếu không ngâm rau đủ thời gian cần thiết.
Các loại rau củ như khoai tây, khoai mì, khoai lang, cà rốt, củ dền… cung cấp cho cơ thể một nhóm vi chất quan trọng khác là các loại khoáng chất bên cạnh các vitamine, tinh bột, chất xơ… nhưng đây cũng là nhóm thực phẩm thực vật rất dễ gây ngộ độc nếu sử dụng không đúng cách.
Khoai tây mọc mầm chứa một loại độc chất nguy hiểm là solanin, nếu tích tụ trong gan dài ngày sẽ gây ung thư. Độc chất này thường nằm gần lớp vỏ, nên khi chọn khoai tây, phải tránh những củ khoai vỏ đã ửng màu xanh. Khi chế biến nên gọt sạch vỏ; với những chỗ vỏ màu xanh, nên gọt sâu hơn để loại bỏ hẳn những mảng vỏ có chứa solanin. Khoai mì chứa một loại glycoside khi bị thủy phân có thể chuyển thành acid cyanhydric, có thể gây tử vong nếu ăn nhiều, nhất là ở trẻ em và người già. Trước khi dùng, nên lột sạch vỏ, cắt đầu ngâm ngập trong nước ít nhất sáu giờ. Nên thay nước nhiều lần trong quá trình ngâm.
Khi nấu, mở nắp nồi nhiều lần để độc chất bay hơi đi bớt. Củ dền thường được ngộ nhận là bổ máu có lẽ do có màu đỏ, nhưng đây là một loại củ có nhiều chất khoáng nặng có thể gây ngộ độc nếu dùng liên tục kéo dài. Chỉ nên ăn khoảng ba-bốn lần/tháng.
Súp lơ trộn nước sốt tỏi
Món ăn rất đơn giản, nhưng lại bổ sung nhiều chất xơ, các loại vitamin, rất tốt cho những người có bệnh huyết áp, tim mạch.
Nguyên liệu: – Súp lơ (hoa lơ) xanh và trắng mỗi loại một cái, ớt đỏ, tỏiNước tương, nước cốt chanh, gia vị, dầu mèTách súp lơ xanh và trắng thành những miếng nhỏ, sau đó ngâm trong nước muối độ 10 phút rồi để ráo.- Bắc nồi nước, khi thấy nước sôi cho vào một ít dầu ăn và cho súp lơ vào luộc. Xả súp lơ qua nước lạnh để giữ nguyên hương vị- Làm hỗn hợp gồm nước tương, tỏi băm nhỏ, 1 muỗng nước cốt chanh, dầu mè, một chút gia vị và trộn đều.- Xếp súp lơ lên đĩa thành bông hoa đẹp mắt, trang trí thêm ớt đỏ, và rưới hỗn hợp nước tương đã pha lên trên.- Ngoài nước cốt chanh, bạn có thể dùng thêm giấm và đường nếu thích. Không nên luộc súp lơ quá lâu, mềm quá sẽ không ngon, lại mất đi nhiều dinh dưỡng.- Lúc luộc súp lơ, cho vào một ít dầu ăn sẽ giữ được màu xanh của thực phẩm.
nấu ốc – chuối – đậu
Món ốc nấu chuối đậu thích hợp với những ngày tiết trời mát mẻ. Ốc giòn giòn, sần sật, hòa quện cùng vị bùi bùi của chuối, béo béo của đậu phụ, thịt ba chỉ, tía tô thơm lừng…
Nguyên liệu: – Thịt ốc nhồi: 0,3 kg – Thịt lợn ba chỉ: 150 g- Đậu phụ: 2 miếng,- Chuối xanh: 2 quả – Khế chua: 2 quả nhỏ – Hành hoa, hành củ khô, tía tô, lá lốt, mẻ, nghệ, hạt nêm, nước mắm, chút đường.
Cách làm: – Ốc làm sạch.- Thịt ba chỉ rửa sạch, thái nhỏ Đậu phụ cắt làm 6, chiên vàng- Chuối xanh tước vỏ, thái xéo, ngâm trong nước chanh pha loãng để chuối không bị thâm.- Khế thái ngang thành hình ngôi sao.- Nghệ giã lọc lấy nước.- Mắm tôm, mẻ lọc lấy nước đặc. Hành hoa, tía tô rửa sạch thái nhỏ 1 cm.- Ướp thịt ốc với nước mắm, hạt nêm, đường, nước nghệ, mẻ, mắm tôm. Thịt ba chỉ rán cháy cạnh ướp hạt nêm, nước nghệ, mẻ. Đậu phụ ướp như ốc.- Cho mỡ vào chảo phi thơm hành khô, cho thịt ốc vào xào nhanh tay trút ra bát, cho tiếp thịt đã ướp vào xào cho ngấm gia vị, trút ra. Tiếp tục xào chuối, khế cho hơi chín.- Đổ thịt đã xào vào nồi, chế nước sôi ngập thịt đun sôi liu riu trong 5 phút rồi cho tiếp chuối, khế, đậu phụ, nêm lại cho vừa ăn.Đun tiếp khoảng 5 phút, đến khi chuối mềm, đậu mềm thì trút ốc đã xào vào đun sôi lại và bắc ra, tía tô, lá lôt, hành lá thái nhỏ rắc lên trên.
Heo nấu giả cầy
Một món ăn mang hương vị thuần Bắc, thật ngon, thơm mùi riềng mẻ. Những ngày trời mưa lâm thâm, ăn món heo giả cầy này tốn cơm lắm đó.
Đây là món ăn yêu thích của nhà mình, mình chia sẻ với các bạn nha. Nguyên liệu:- 400 gr thịt đùi heo hoặc chân giò heo tùy theo sở thích
– 1 củ riềng, 1 củ nghệ nhỏ giã nát- 1 muỗng canh mẻ- 2 thìa cà phê mắm tôm- Hạt nêm, chút đường
Cách làm:Thịt rửa sạch, để ráo, nướng qua cho thịt và da vàng ươm, dậy mùi thơm.
Ướp thịt với giềng, nghệ, mẻ lọc lấy nước mẻ chua, mắm tôm, chút hạt nêm, đường. Để thấm khoảng 1 giờ.
Cho thịt vào nồi nấu riu riu lửa, cho nước nóng ( đổ ngập thịt) vào nấu tiếp, khi nào hơi cạn lại cho nước vào, cứ thế ninh cho đến khi thịt mềm, nước sánh, nêm lại lần nữa cho vừa ăn, nhấc xuống, dùng nóng với cơm hoặc bún.
Ngon miệng với cá chim .
Chuẩn bị – Cá chim: bỏ mang, ruột, đánh vảy. Rửa sạch, để ráo.- Ớt đỏ: rửa sạch, giã nhỏ.- Tỏi: bóc vỏ, giã nhỏ.
Nộm xoài thịt heo
Nộm xoài xanh tôm thịt cũng không hề xa lạ với mọi người nhưng hôm nay mình xin giới thiệu món nộm xoài thịt heo của nhà mình khá là khác lạ.
Món này nhận được mọi người quen biết rất thích bởi thịt heo được luộc bằng mắm tôm chua.
Nguyên liệu: 3 quả xoài xanh, chọn loại má dày và hơi chín1 củ cà rốt1 mớ rau răm – 200gr thịt ba rọi – 1 bát mắm tôm chua – 2 quả ớt – 50gr đường20gr muối trắng
Thực hiện: – Thịt ba rọi luộc chín trong mắm tôm chua, vớt ra để nguội, thái miếng bề rộng 1cm – Xoài xanh, cà rốt nạo sợi, trộn với đường tới khi đường tan đều, trộn tiếp muối trắng- Cho rau răm cắt nhỏ, ớt băm nhỏ, thịt vào trộn cùng, nêm thêm khoảng 2 muỗng canh nước mắm tôm chua đã luộc thịt. Món nộm xoài thịt heo dùng phồng tôm để xúc ăn, có mùi thơm của riềng, rau răm. Miếng thịt trong và giòn, ăn rất hấp dẫn.
Gỏi Dưa Chuột
Nguyên Liệu – 30g tôm khô- 2 quả dưa chuột- 100g thịt lơn quay- 1 thìa súp hành phi- Và nhánhrau quế- 1/2 thìa cà-phê ớt bột- 1 thìa súp nước mắm- 1 thìa súp tương ớt- 1 thìa súp nước cốt cha – 1 thìa súp đường – 1/2 thìa súp hạt nêm. Thực Hiện – Dưa chuột gọt bỏ vỏ, khía răng cưa thái que. thịt lơn quay thái que. Tôm khô ngâm với nước sôi cho mềm. Rau quế rửa sạch. – Hòa tan nước mắm, tương ớt, nước cốt chanh, đường, hạt nêm và ớt khô thật đều sau đó rưới vào hỗn hợp dưa chuột, thịt lợn quay, tôm khô. Dọn món ăn ra đĩa, trang trí với rau quế.
Gỏi Cuốn Thịt
Bạn có thể thái thịt nạt thành sợi và trộn chút thính vào làm nhân, món ăn sẽ có vị rất lạ.
Thời gian thực hiện: 15 phút Nguyên Liệu – 100g thanh cua- 100g thịt xay- 1 củ cà-rốt- 1/2 củ hành tây- 100g rau sống- 1 xấp bánh pía- 1 thìa cà-phê hạt nêm – Tiêu xay, dầu ăn, hành lá, nước mắm chua ngọt. Thực Hiện – Thanh cua, cà-rốt và hành tây thái sợi. Hành lá trụng sơ – thịt xay xào chín, nêm hạt nâm và tiêu rồi cho cà-rốt, hành tây và thanh cua vào xào chín – trải bánh pía ra, xếp rau sônlen56, cho nhân vào giữa, cuốn tròn,dùng hành lá buộc quanh cho chặt. Chấm với nước mắm chua ngọt.
Trà cam – gừng cho ngày trở lạnh , v ới các nguyên liệu sẵn có trong nhà như trà, gừng tươi, cam và chanh bạn đã có thể tự làm một thứ đồ uống thơm dịu và rất tốt cho sức khỏe.
Cách làm: Cho các túi trà vào bình nước sôi, để 5 phút cho ngấm.Cam cắt lấy 4 lát tròn mỏng (để cả vỏ). Gừng thái mỏng thành 8 lát . Cho các lát cam, gừng, chanh và đường vào 4 cốc. Rót trà vào 4 cốc đó, nguấy đều cho tan đường.Trà gừng cam này rất thích hợp trong những ngày trời trở lạnh, nó sẽ giúp bạn thấy ấm lại nhanh chóng mỗi khi đi đâu về, đồng thời giảm ho và ngừa cảm lạnh.
– Năm con tôm sú (loại 30 con một kg) Bốn lát dứa nhỏ Bột mì, bột gạo, bột năng, bột bắp mỗi loại một thìa canh Một quả trứng gà Dưa chuột, cà chua, ớt xanh, ớt đỏ Nửa củ hành tây Giấm, bột nêm, tỏi.
Cá thu kho tiêu riềng
Nguyên liệu:
Cá thu rửa sạch, lột bỏ xương, cắt khúc cỡ 2cm x 4cm (dày 2cm, dài 4cm) ướp bột nêm cho thấm, để khoảng 30 p hút.
Hành, riềng bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch, cắt lát mỏng, thái sợi nhỏ. Tiêu để nguyên chùm.
Đổ dầu ăn vào chảo, chiên cá thu cho vàng mặt ngoài (để khi kho cá không bị nát), gắp cá cho vào một cái niêu.
Phi thơm hành, riềng, tiêu rồi trút tất cả vào niêu cá. Tiếp tục nêm bột nêm, nước mắm, đường. Bật bếp liu riu lửa, để cá thấm gia vị, cuối cùng cho nước dừa vào kho tới khi cạn là được.
Friday, 29. January 2010, 11: 53:21