Cách Nấu Thạch Sương Sáo Trắng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Làm Thạch Sương Sáo Đen Và Thạch Sương Sáo Trắng

☘️Chuẩn bị:

~ Nguyên liệu: 1 gói bột sương sáo đen hoặc 1 gói bột sương sáo trắng, dầu chuối, đường, hạt é, nước lọc.

~Khay/khuôn làm thạch bằng silicon hoặc inox. Các bạn có thể dùng những khay nhiều hình dạng như các con vật ngộ nghĩnh, hình hoa lá để có những viên thạch hấp dẫn hơn.

☘️Cách làm thạch sương sáo đen/ trắng:

Nếu dùng bột sương sáo trắng, chúng ta sẽ có thạch sương sáo trắng, màu trắng trong.

Nếu dùng bột sương sáo đen, chúng ta sẽ có thạch sương sáo đen,hay còn gọi là thạch đen mà chúng ta hay thấy được bán ngoài chợ.

Bước 1: Cho 50g bột sương sáo đen/trắng và 100g đường (có thể tăng giảm tùy độ ngọt mình muốn) vào 1 lít nước, khuấy đều đến khi bột tan hết. Sau đó, đợi 10 phút để bột nở hoàn toàn trong nước.

Thường thì trong túi bột sương sáo bán sẵn có kèm 1 lọ dầu chuối nhỏ và 1 túi hạt é nhỏ nữa. Các bạn có thể cho thêm dầu chuối vào hỗn hợp trên để thạch có vị thơm hơn.

*Hạt é là gì? Là hạt của cây hạt é hay còn gọi là cây húng quế. Thành phần dinh dưỡng có trong hạt é chứa nhiều chất và vitamin và hạt é cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào giúp hệ tiêu hoá của cơ thể tốt hơn.

Bước 2: Chế biến hạt é.

Cách chế biến hạt é cực kỳ đơn giản. Ngâm hạt é trong 100-150ml nước lọc trong vòng 10′, hạt é sau khi được ngâm sẽ nở to ra gấp đôi và có 1 lớp nhầy bao quanh hạt.

Bước 3: Đem hỗn hợp ở bước 1 đi đun, khuấy đều tay tránh bột lắng và bị cháy. dưới đáy nồi, đợi sôi trong 3′ thì tắt bếp. Chú ý khi dung dịch gần sôi nên để nhỏ lửa để tránh bị trào ra ngoài.

Bước 4: Đổ hỗn hợp đã sôi ra khuôn to hoặc khay tạo hình, để bên ngoài cho nguội, sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh trong 2-3 tiếng để thạch cho đông cứng hoàn toàn.

Bước 5: Lấy thành phẩm ra khỏi tủ lạnh, rắc hạt é đã ngâm ở bước 2 lên thạch sương sáo. Sương sáo đạt yêu cầu là có độ dai mịn, ăn thấy mềm mại nhưng ngon giòn.

Vậy là chúng ta đã có món thạch sương sáo hạt é siêu mát cho mùa hè rồi. Các bạn có thể dùng thạch sương sáo với chè đỗ đen, sữa tươi, sữa đậu nành hay nước cốt dừa:

– Cho thạch sương sáo vào cốc, thêm nước cốt dừa vào cùng, nước cốt dừa làm sẵn trong lon hơi nhạt nên nếu muốn ăn ngọt hơn bạn có thể thêm chút xíu đường vào cùng hoặc chút đá bào.

– Cho thạch sương sáo vào cốc, cho thêm sữa tươi hoặc sữa đậu nành vào là có thể dùng ngay, khi ăn thơm thơm mùi sữa, vị hơi béo béo.

– Cho thạch sương sáo vào cốc chè đỗ đen, ăn cực kỳ mát.

Cách Làm Sương Sáo Từ Lá Khô. Thạch Đen Tràng Định

Cây sương sáo được trồng nhiều ở khu vực Bắc Bộ nước ta, các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn. Ở miền Nam thì có các tỉnh như An Giang, Lâm Đồng, Đồng Tháp,… Đến một độ tuổi phù hợp, người nông dân sẽ thu hoạch lá sương sáo. Sau đó sơ chế phơi khô đóng gói hoặc sấy khô – xay mịn thành bột phân phối ra thị trường.

Nấu thạch sương sáo có thể sử dụng lá khô hoặc gói bột thạch. Tuy nhiên, thạch sương sáo được nấu từ lá khô lúc nào cũng thơm đậm mùi sương sáo. Thạch có mùi tự nhiên hơn, màu đen óng ánh, đậm đẹp hơn so với nấu bằng bột thạch.

2. Nguyên liệu làm sương sáo từ lá khô

Để làm sương sáo từ lá khô, nguyên liệu gồm có:

– 100gr lá sương sáo khô – nguyên liệu chính

– 1 lít nước lọc – không cần đun sôi sẵn vì khi nấu thạch nước sẽ tự đun

– 100gr đường trắng – tạo vị ngọt dịu nhẹ cho món thạch sương sáo

– 1 gói bột thạch rau câu pha sẵn – tạo độ dai cho món ăn (hoặc bạn cũng có thể thay bằng 30gr bột gạo nếp)

– Tinh dầu (dầu bưởi, dầu chuối,…) để tạo thêm hương vị cho món ăn

3. Cách làm sương sáo từ lá khô

– Chuẩn bị lá khô và nấu nước thạch sương sáo:

Ngâm lá thạch khoảng 5 phút với nước, rửa sạch. Sau khi rửa, cho lá thạch vào nồi cùng 1 lít nước đã chuẩn bị, bắc lên bếp đun với lửa nhỏ từ 45 – 1 tiếng. Công đoạn này làm lá tiết hết nước ra, tạo mùi vị đặc trưng của món sương sáo.

Sau khi nấu xong, thì lọc qua một miếng vải, vắt lấy nước, loại bỏ phần xác lá. Tiếp đến bạn có thể lọc 1 – 2 lần nữa qua rây lọc để lấy hết cặn ra khỏi dung dịch.

– Làm thạch đen sương sáo

Cho bột rau câu (hoặc bột nếp) đã chuẩn bị và múc 1 một lượng nước thạch đen vừa nấu vào bát, khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn thì đổ tất cả vào nồi nước thạch.

Tiếp tục bắc nồi nước thạch lên lần 2, vặn nhỏ lửa. Khuấy đều liên tục cho đến khi nồi nước thạch sôi lên, đặc quánh lại thì tắt bếp. Đổ ra khuôn hoặc để hẳn trong nồi tùy thích. Để thạch nguội và đông lại (khoảng 1 tiếng) thì cho chút tinh dầu lên mặt là đã có thể thưởng thức.

Bạn cũng có thể cho thạch đen vào ngăn mát tủ lạnh để ăn ngon hơn, bảo quản lâu hơn (5-6 ngày).

4. Cách ăn thạch đen nấu từ sương sáo

Thạch đen Lạng Sơn làm ra đã có vị ngọt dịu nhẹ sẵn, bạn có thể kết hợp với rong biển, hạt é, đường, đá để làm những cốc nước mát tuyệt vời hơn hoặc ăn kèm sữa chua, tào phớ,… tùy thích.

Cách làm sương sáo từ lá khô này sẽ cho ra khoảng 2kg thạch đen thơm ngon mát lạnh. Cho cả nhà một bữa sảng khoái mùa hè mà không hề tốn kém.

Hiện tại khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của đơn vị sản xuất thạch đen Ngọc Mai, có tham khảo hoặc liên hệ qua các kênh online như:

Website: thachdentrangdinhlangson.com

Sương Sáo: Cách Làm Sương Sáo Và Những Câu Hỏi Thường Gặp

Sương sáo là tên gọi của 1 món ăn và cũng là tên của 1 loài thực vật có hoa thuộc họ hoa Môi (họ húng, họ bạc hà). Người miền Nam gọi là sương sáo, miền Bắc gọi là thạch sương sáo, thạch đen, thủy cẩm Trung Quốc.

Sương sáo thanh mát, có vị ngọt nhẹ ăn mềm mát lạnh và có tác dụng giải nhiệt nên rất phù hợp trong những ngày hè. Thường được dùng làm nguyên liệu trong những món chè, trà sữa …

Nấu sương sáo

Bột sương sáo đen có màu nâu, khi hòa với nước sẽ có màu đen. Nếu thích sương sáo trắng thì bạn mua loại bột sương sáo trắng. Một số loại bên trong còn có 1 ống dầu chuối đi kèm để nấu cùng cho thơm. Hầu hết các gói bột sương sáo đều có hướng dẫn sử dụng khá chi tiết và dễ làm.

Hòa tan 1 gói bột sương sáo với 100g đường trong 800ml nước lọc (lượng nước sẽ ảnh hưởng đến độ cứng hoặc mềm của sương sáo, càng nhiều nước thì sương sáo càng mềm).

Nấu sương sáo

Bắc nồi lên bếp, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ, khuấy đều để sương sáo đặc lại. Khoảng 5 phút rồi tắt bếp, đổ sương sáo vào âu rồi cho ống dầu chuối vào quấy cho đều. Sương sáo nguội bớt thì dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và cất trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng là có thể sử dụng.

Thông tin thêm

Sương sáo sữa

Hạt chia ngâm nở, hòa tan đường với nước, cho sương sáo, hạt chia, đá viên vào thưởng thức.

Cafe + nước cốt dừa + sương sáo và đá xay

Sánh lọt sương sáo

Chè hạt sen sương sáo

Chè đỗ đen thạch sương sáo

Bà bầu ăn sương sáo được không?

Được. Sương sáo có tính mát, giải nhiệt nên tốt cho tất cả mọi người. Bà bầu ăn sương sáo có thể hạn chế tình trạng táo bón.

Ăn sương sáo có tốt không?

Sương sáo có tác dụng giảm huyết áp, trị cảm mạo do nắng nóng, mát gan, viêm khớp, đau cơ… Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều dễ gây đầy bụng, khó chịu và khó tiêu.

Sương sáo làm từ gì?

Sương sáo được làm từ cây sương sáo. Thân và lá cây sương sáo được phơi khô, xay nát rồi kết hợp bột sắn hoặc bột gạo, đóng gói và bán trên thị trường.

Sương sáo để được bao lâu?

Sương sáo làm xong chỉ nên ăn trong 1,2 ngày và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách Làm Thạch Đen Từ Nguyên Liệu Cây Sương Sáo Vô Cùng Thơm Ngon

Nhắc lại, cách sử dụng sương sáo chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là thân và lá được thu hoạch ( phơi khô để tồn trữ ), xay nát, nấu trong nước, lược và thêm bột ( sắn, gạo ). Sản phẩm để nguội sẽ đông lại, có màu đen tuyền được ăn với nước đường và tinh dầu ( thường là tinh dầu chuối được tổng hợp ).

+ Phần thân lá sương sáo khô: Thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn là năng suất cao nhất. Cần tiến hành cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều. phơi nắng nhẹ một ngày sau đó gói lại 1 – 2 ngày mới đem ra phơi tiếp, liên tục khoảng 2 – 3 ngày phơi là thu được thành phẩm. Thường 10 kg thân lá sương sáo tươi thì thu được 1 kg khô.

+ Nước lấy khoảng 2,3 lít; đường 50 gram ( tùy độ ngọt mong muốn ), bột lọc 50gram ( có thể sử dụng bột sắn dây thay thế ).

+ Nấu nước lá sương sáo: Rửa sạch nguyên liệu để loại bỏ bớt bụi bẩn, chú ý rửa đi rửa lại nhiều lần, vớt ra và vẩy cho ráo nước. Sau đó cắt nhỏ, cắt càng nhỏ càng tốt vì sẽ chóng nhừ. Với 100 gram nguyên liệu thì lượng nước tương ứng khoảng 2,3 lít là đủ. Tiến hành đun sôi trong khoảng 2 tiếng, càng đun lâu càng tốt, nếu nước cạn lại tiếp tục chế vào cho cây sương sáo sẽ nhừ và vò dễ hơn. Sau khi đun nhừ tiếp đến dùng máy say sinh tố say nhuyễn. Đợi hỗn hợp nguội dùng rổ lỗ nhỏ lọc sơ qua. Xong ta tiếp tục cho thêm nước vào vò cho cây thạch hết nhớt và nước trong. Lọc lại bằng vải, lọc xong cho lên bếp đun cho tới khi còn khoảng 1 lít nước.

+ Nấu và đổ thạch: Lấy 1 gáo dịch lọc, thêm đường, khoảng 50 gram bột lọc vào hòa đều. Đun dịch lọc còn lại đến khi ấm thì cho dịch lọc đã hòa bột vào, khuấy đều tay theo một chiều đến khi sôi và thạch đông lại rồi ủ với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút nữa. Đổ thạch ra khuôn, để nguội tự nhiên hoặc cho vào tủ mát.

+ Khi ăn thạch, thái miếng nhỏ cho vào chén, thêm nước đường, tinh dầu thơm, dùng ăn như các loại thạch khác.

Theo công thức: 1kg lá tươi và 10 lít nước. Trước tiên cho 1kg lá sương sáo với 8 lít nước và thêm 2 muỗng canh nước tro tàu. Đem nấu đến khi sôi và thấy có xuất hiện dịch nhớt thì ngừng lại và tiến hành đem lọc. Sau khi lọc xong cho thêm vào 2 lít nước còn lại và thêm 2 muỗng canh bột mì tinh rồi đem dịch này nấu trên ngọn lửa nhẹ. Trong quá trình nấu nếu thấy dịch đông lại thì phải khuấy đều. Nấu khoảng 5 phút rồi để nguội. Sau một thời gian, ta thu được thạch sương sáo có màu đen.

3. Cách làm thạch đen từ bột sương sáo

Với cách này thì sử dụng gói bột sương sáo sạch, trong mỗi gói đều có hướng dẫn sử dụng và kèm thêm một ống dầu chuối. Mỗi bịch gồm 50g bột sương sáo có thể nấu với 100g đường và khoảng 1 lít nước ( tùy thích đặc, lỏng mà tăng giảm lượng nước ), nấu sôi cho tan đường, khuấy đều tay, sau đó đổ ra khuôn ( hoặc ly, chén… ), chờ từ 15 – 20 phút, hỗn hợp trên sẽ đông lại thành khối có màu đen tuyền ( sương sáo ). Ưu điểm của bột sương sáo là người nấu sẽ dễ dàng chủ động trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trồng cây sương sáo ở Việt Nam

1. Mô hình trồng cây sương sáo của Chi Hội Phụ nữ ấp Nhơn Thuận 1

Ở ấp Nhơn Thuận 1, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, các hội viên phụ nữ ấp đã mạnh dạn xây dựng mô hình “trồng sương sáo” như một mô hình trồng màu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bước đầu đem lại hiệu quả…

Bà Đoàn Thị Mai, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Nhơn Thuận 1, cũng là tổ trưởng Tổ “trồng sương sáo”, cho biết:

” Trước đây, có vài gia đình trong ấp trồng sương sáo dọc theo bờ mẫu để bán cho những người xung quanh mua về nấu làm thức uống giải khát. Thấy trồng sương sáo nhẹ công chăm sóc, nhưng hiệu quả cao, Chi hội Phụ nữ ấp vận động hội viên trồng sương sáo để cải thiện thu nhập trong lúc nông nhàn.

Khi mới bắt đầu trồng sương sáo, đa số hội viên còn thiếu kinh nghiệm chăm sóc, nên ruộng sương sáo chưa phát triển tốt, lá sâu nhiều… Dần dần, chị em có thêm kinh nghiệm nên năng suất khi thu hoạch được nâng lên. Đầu năm 2009, chúng tôi đã mạnh dạn mở rộng thành mô hình ‘trồng sương sáo’, coi như thực hiện thí điểm mô hình trồng ‘màu’ xen giữa 2 vụ lúa. Hiện tại, mô hình trồng sương sáo được các chị em tích cực tham gia, tổng diện tích trồng trên 3,5ha “.

Theo các hội viên Hội Phụ nữ ở ấp Nhơn Thuận 1, sương sáo là loài cây trồng ngắn ngày, từ lúc giâm cành đến khi thu hoạch chỉ khoảng 4 tháng. Các chị trồng sương sáo thay cho lúa vụ 2, sau khi thu hoạch vụ đông xuân. Loại cây này ít bệnh nên chăm sóc cũng không mấy vất vả, chủ yếu là làm cỏ, xịt sâu lá. Chi phí khoảng hơn 2 triệu đồng/công, chủ yếu là tiền cho cây giống. Đối với bà con ở đây, yên tâm nhất vẫn là đầu ra ổn định. Đến vụ thu hoạch, thương lái từ Hậu Giang, Vĩnh Long,… đến tận nhà mua sương sáo khô với giá 7000 – 8000 đồng/kg, mùa nghịch giá bán lên đến 14000 – 15.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi công đất trồng sương sáo, sau khi trừ hết chi phí, chị em còn lãi khoảng 10 – 11 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa. Thành công bước đầu của mô hình đã giúp nhiều chị em có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Nhờ vậy mà phong trào hướng dẫn trồng cây sương sáo làm kinh tế của chị em đang ngày càng phát triển.

Dù mô hình “trồng sương sáo” của chị em phụ nữ ấp Nhơn Thuận 1 tuy khá mới mẻ, nhưng đã giúp nhiều chị em phụ nữ có thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Thiết nghĩ, mô hình này cần được nghiên cứu, nhân rộng để tạo điều kiện giúp chị em vươn lên trong cuộc sống…

2. Một số hộ dân xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Cần Thơ) thoát nghèo nhờ trồng cây sương sáo

Khoảng 3 năm trước, trong một lần đến thăm nhà người quen ở kênh Ngang ( xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp ), ông Lương Ngọc Hưu đã tình cờ phát hiện ra người dân ở đây trồng cây sương sáo có hiệu quả và ông quyết định mua giống về trồng thử trên một vài liếp mía. Trên diện tích khoảng 3 công đất liếp dùng để trồng mía cho thu nhập thấp ngày nào, thì giờ đây đã trở thành mảnh đất “đẻ” ra tiền, cũng nhờ ông Hưu tận dụng tất cả phần đất này để trồng cây sương sáo. Chỉ tính ở hai vụ sương sáo của năm qua, gia đình ông Hưu đã thu nhập trên chục triệu đồng.

Anh Đỗ Thành Hoàng, ở ấp Long Trường 2 phấn khởi: “Sương sáo khô đang ở mức giá từ 14000 – 15000 đồng/kg, một số thương lái còn đến gặp người dân đặt hàng trước vì lo không có hàng để mua”.

Mỗi công đất ( khoảng 1.300 m 2 ) cho thu hoạch được khoảng 600 – 700 kg sương sáo khô. Như thế, với mức giá trên, sau khi trừ xong các khoản chi phí, người trồng sương sáo cầm chắc trong tay số tiền lời 7 – 8 triệu đồng/công. Ông Hưu chia sẻ: ” Trồng sương sáo cho lợi nhuận cao gấp 3 – 4 lần mà lại không cần phải nhọc công chăm sóc nhiều như cây mía “.

Cây sương sáo có thời gian sinh trưởng ngắn ( trong vòng 3 tháng ), nên mỗi năm, người dân có thể làm hai vụ sương sáo và tiếp tục làm thêm một vụ lúa. Trong khi trồng sương sáo không cần phải đầu tư nhiều chi phí mà lại dễ trồng. Ông Hưu cho biết, giống như trồng cỏ vậy, cắt xong một đợt, sương sáo lại đâm chồi và phát triển tiếp, lại thêm ít bị sâu bệnh tấn công nên chỉ tốn tiền mua hạt giống lần đầu, thuê nhân công làm cỏ, phân thuốc chút đỉnh là có thể yên tâm chờ ngày thu hoạch.

Một lợi thế khác của việc trồng sương sáo là ở khâu thu hoạch, vì sau khi cắt xong, rồi tiếp tục phơi khô khoảng 3 nắng là có thể đóng thành bánh thì có thương lái đến mua. Anh Hoàng cho biết: “Cắt sương sáo xong, dù gặp mưa cũng không sợ, có thể để ngoài ruộng 3 – 4 ngày rồi vận chuyển về nhà phơi tiếp, khi không cần thiết bán thì cũng có thể dự trữ trong nhà”.

Nhiều người dân trong xã Long Thạnh có xu hướng chuyển dần những diện tích trồng mía kém hiệu quả để trồng cây sương sáo. Vì thế, lúc đầu khoảng vài hecta thì đến nay, ước tính diện tích sương sáo của xã tăng lên khoảng 16 ha, chủ yếu ở 2 ấp Long Trường 2 và Long Trường 3.