La hán quả (quả la hán) có vị ngọt, tính mát, không độc, nấu nước uống có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tốt cho người tiểu đường, béo phì. Vậy trái la hán mua ở đâu? Giá bao nhiêu tiền? Cách nấu nước la hán quả ra sao?
La hán quả là gì?
Quả la hán trong Y học cổ truyền còn được gọi là quả mộc miết, quả la hán, trái la hán, giải khổ qua. Bên cạnh đó, nó còn có tên khoa học là Momordica Grosvenori Swingle, thuộc dòng họ bầu bí.
Trái la hán quả là một loại thảo dược có độ ngọt rất cao, gấp 300 lần đường mía và thường được sử dụng làm chất tạo ngọt cho người bệnh tiểu đường hay béo phì. Đây được xem là loại quả hàng đầu trong tác dụng thanh nhiệt, giải khát không loại quả nào sánh bằng.
Đặc điểm của cây la hán quả
Cây la hán là một loại cây thân leo rụng lá theo mùa. Cây có chiều dài từ 1,5 đến 3 mét, dọc 2 bên thân mọc rất nhiều tua cuốn có thể đâm cành vào các cây khác để sinh trưởng và phát triển.
Lá cây la hán có hình trái tim, đầu lá nhọn; có chiều dài lá khoảng 15 cm; lá cây sẽ rụng theo mùa. Hoa mọc theo từng chùm; mỗi chùm chứa khoảng 2 đến 3 hoa. Có cuống dài khoảng 5 cm; hoa có màu vàng nhạt, cánh hoa mỏng.
Cây la hán có quả hình cầu, thường có màu xanh lục khi tươi. Sau khi được sấy khô quả có màu nâu vàng hoặc nâu sẫm. Bên ngoài vỏ trơn bóng và được bao phủ bởi một lớp lông trắng mịn. Khi già lớp vỏ bên ngoài rất giòn, chỉ cần dùng tay bóp nhẹ thì nó cũng vỡ ra và lộ lớp thịt màu trắng ngà có độ xốp nhẹ. Hạt quả la hán có hình tròn, hơi bẹt, ở giữa quả trũng xuống tạo thành rãnh nhỏ.
Phân bố, thu hái và chế biến la hán quả làm thuốc
Thảo dược có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc. Nó được xem là đặc sản của vùng Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. Trước đây, cây la hán thường mọc hoang nhưng về sau đã được người dân ở đây trồng để làm nước giải khát và dùng làm thuốc chữa bệnh.
Quả la hán thường được người dân thu hoạch vào tháng 7 kéo dài đến tháng 9 hằng năm. Người dân sẽ thu hái những quả già, to và cứng chắc; khi lắc sẽ không nghe tiếng động. Sau khi hái dược liệu sẽ được mang về rửa sạch, mang đi phơi khô để sử dụng dần.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong trái la hán có chứa vitamin C và một số khoáng chất như sắt, kẽm, mangan, đường glucose, niken,… cùng một số nguyên tố vi lượng có công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta.
Công dụng của la hán quả
Theo Lĩnh Nam Thái Dược Lực, trái la hán có vị ngọt, tính mát và không có độc, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp nhuận trường, có trong bài thuốc tiêu đàm, giảm ho, trị bí tiểu và một số công dụng khác như:
Điều trị táo bón, đại tiện bí.
Điều trị chứng ho gà, ho khan, ho có đờm, viêm phế quản,viêm họng.
Giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Hỗ trợ điều trị viêm phổi và viêm ruột mạn tính.
Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và người thừa cân, béo phì.
La hán quả có tác dụng gì?
La hán quả được nhiều người biết đến là “quả thần tiên” vì nó có thể vừa làm nước giải khát giúp thanh nhiệt cơ thể, vừa có thể dùng để hỗ trợ và điều trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt, nó có khả năng ngăn ngừa ung thư rất tốt.
La hán quả có tác dụng tốt cho người tiểu đường và béo phì
Hầu hết, mọi người đều tìm kiếm một loại trái cây ngọt nhưng lại chứa ít calo vì không muốn bị béo phì. Đặc biệt, người tiểu đường cần hơn những loại trái cây không làm tăng lượng đường trong máu. Trái la hán là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho người tiểu đường. Bởi nó có vị ngọt gấp 300 lần đường glucose, nhưng vị ngọt này được tạo từ mogrosides – Chất tạo ngọt tự nhiên không làm tăng đường huyết, do đó có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của người bệnh tiểu đường.
Nhiều thế kỉ qua, y học cổ truyền Trung Hoa cũng đã và đang được sử dụng quả la hán để điều trị bệnh tiểu đường. Thảo dược này còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và kích thích sản xuất insullin.
Sống khỏe với tiểu đường nhờ Hạt chùm ngây – Loại hạt vạn năng ít người biết.
Giúp thanh nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa
Trong dân gian, trái la hán quả thường được dùng nấu nước giải khát giúp làm mát và thanh nhiệt cơ thể. Đồng thời, nó cũng giúp điều trị chứng táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, quả tiên dược này còn có tính kháng viêm, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và giúp giảm sưng đau ở vùng bị tổn thương.
Tác dụng của la hán quả trị mụn, làm đẹp da
La hán quả được người đời ưu ái đặt cho cái tên là quả thần tiên. Bởi nó không chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe mà nó còn cung cấp nhiều vitamin C, kích thích sản sinh collagen và các hoạt chất quý giúp da mịn màng.
Đồng thời, uống nước la hán quả thường xuyên giúp nuôi dưỡng mái tóc đen dài, óng mượt và có thể kéo dài tuổi thọ, cải thiện sức khỏe.
Chống oxy hóa,
ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Trong quả la hán chứa hoạt chất mogrosid – Đây là thành phần chính tạo nên vị ngọt của dược liệu này. Hoạt chất này đã được giới khoa học nghiên cứu và chứng minh có tác dụng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ và ngăn chặn sư lão hóa của cơ thể.
Nhờ hoạt chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ mà quả la hán có khả năng gây ức chế các tế bào khối u cũng như tế bào ung thư. Giúp ngăn chặn sự di căn của khối u ác tính.
Hầu hết những bệnh nhân ung thư đều được các bác sĩ khuyên nên kiêng ăn đường, tuy nhiên lượng đường trong la hán quả không những không gây hại mà nó còn hỗ trợ đẩy lùi tế bào ung thư ra khỏi cơ thể người bệnh.
Hãy sử dụng trà la hán quả thường xuyên để giúp tăng cường hệ miên dịch để chống lại các tác nhân gây hại và giúp kéo dài tuổi thanh xuân của bạn.
Điều trị bệnh về hô hấp và tim mạch
Điều trị viêm phế quản, viêm phổi: Sử dụng 1 quả la hán cùng 10g hạnh nhân. Đem cả 2 dược liệu đi đập nhỏ và cho vào ấm sắc cùng với 1 lít nước lọc và chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Điều trị ho gà, dị ứng: Chuẩn bị mứt hồng và la hán quả; đem đi đập vụn cho vào nồi và sắc cùng với 500ml nước lọc. Sắc đến khi cạn còn 200ml nước thuốc thì tắt bếp và chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bạn bị lao phổi? Tìm ngay: Cây thuốc dòi – Khắc tinh hàng đầu của ho lao, viêm phổi.
Chống dị ứng và nhiễm trùng
Trong la hán quả có đặc tính kháng viêm chống lại histamin – một hoạt chất gây viêm nhiễm vết thương. Nhờ đó mà nó được sử dụng như liều thuốc kháng sinh khi được sử dụng nhiều trong nha khoa. Nó được sử dụng để gây ức chế vi khuẩn gây sâu răng và nha chu rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do nấm candida.
Ngoài ra, quả la hán còn giúp làm mát và giải độc gan, làm sạch đường ruột nhờ tính hàn. Đồng thời, nó còn có công dụng giúp nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, giúp chúng ta ăn uống ngon miệng hơn.
Cách nấu nước la hán quả đơn giản
Bước 1: Chuẩn bị 5 – 10 quả la hán cùng 1,5 lít nước.
Bước 2: Đem dược liệu rửa sạch để loại bỏ đất cát.
Bước 3: Cho 1,5 lít nước vào nồi đun sôi, khi nước bắt đầu sôi thì bóp nát la hán quả cho vào nồi, tiếp tục đun thêm 15 phút thì tắt bếp. Có thể dùng nước này thay nước trà hàng ngày.
Để tăng hiệu quả giải nhiệt và lạ miệng hơn, bạn có thể kết hợp nấu cùng mủ trôm, mủ gòn, hạt chia,… thêm đá vào uống rất mát lạnh và hấp dẫn.
Pha trà la hán quả
Bước 1: Chuẩn bị 1 quả la hán to, tròn, khi lắc không nghe tiếng động và ấn vào cứng chắc thì khi nấu trà sẽ rất ngon.
Bước 2: Đem trái la hán đi rửa thật kĩ để loại bỏ bụi bẩn, đất cát.
Bước 3: Dùng tay bóp nát trái la hán thành từng phần nhỏ.
Bước 4: Sau đó cho vào bình rồi đổ khoảng 1 lít nước sôi vào. Tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người mà có thể cho thêm 1 quả dược liệu nữa để nước trà ngọt hơn.
Bước 5: Đợi khoảng 10 – 15 phút để la hán ra trà rồi rót ra tách để thưởng thức, có thể cho thêm đá nếu muốn uống lạnh.
Pha trà hoa cúc la hán quả
Cũng giống như cách pha trà la hán độc vị, nhưng ở đây, chúng ta chỉ cần cho thêm 15g – 20g hoa cúc vào trà để dậy mùi thơm, cách thực hiện như sau:
Bóp nát la hán rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 1,5 lít nước lọc và để lửa nhỏ trong nửa tiếng rồi cho hoa cúc vào, tiếp tục đun thêm 10 phút thì tắt bếp rót trà ra ly để thưởng thức.
Nấu nước sâm bí đao la hán quả
Chuẩn bị: 1 kg bí đao, 5g thục địa, 3 khúc mía lau, 10g lá dứa, 20g râu bắp, 2 quả la hán, 100g đường phèn.
Đem bí đao rửa sạch và cắt khoanh tròn nhỏ; lá dứa và râu bắp rửa sạch,mía lau chẻ thành miếng nhỏ.
Cho bí đao, mía lau vào dưới đáy nồi để nấu mau chín, cho râu bắp phủ lên trên, tiếp đến sẽ cho thục địa và bóp nát la hán để lên trên.
Sau đó cho 2 lít nước vào nồi và bật bếp đun trên lửa vừa, khi nước sôi thì cho đường phèn vào nấu đến khi bí đao chín mềm thì cho lá dứa vào, nấu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
Có thể cho thêm đá hoặc cho vào ngăn mát để nước sâm thơm ngon hơn.
Thường xuyên bị đầy bụng? Tìm ngay: Rượu táo mèo – Thức uống tiêu thực, cực tốt cho tiêu hóa.
Rượu la hán quả và quế hoa
Chuẩn bị
200g quế hoa (hoa mộc quế).
100g la hán bổ đôi.
2 củ tây dương sâm
100g táo đỏ.
100g kỷ tử
100g đường phèn.
60g đường trắng.
1.5 lít rượu trắng
Thực hiện
Rửa sạch quế hoa tươi, để ráo nước. Phơi gió ngoài trời ở những nơi có bóng râm trên một miếng vải mỏng và tránh ánh nắng trực tiếp, để qua đêm. Không phơi quá lâu.
Trộn đều hoa đã phơi với đường trắng rồi cho vào trong lọ và đậy nắp kín. Sau đó đem ủ cho đến khi đường keo lại, thời gian này khoảng 2 ngày 2 đêm.
Hoa đã ủ xong thì cho vào bình để ngâm rượu. Sau đó thêm la hán, tây dương sâm, kỷ tử, táo đỏ, đường phèn và rượu trắng vào lần lượt rồi đậy nắp bình thật kín.
Rượu sau khi đã ủ với thời gian khoảng 1 – 5 năm thì có thể sử dụng được, rượu ủ càng lâu uống càng ngon và thơm.
Một quả la hán nấu với bao nhiêu nước?
Đây chắc hẳn là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Thông thường tùy theo mục đích sử dụng của chúng ta mà lượng nước sẽ nấu sẽ thay đổi.
Chẳng hạn, nếu dùng la hán quả chữa bệnh, có thể nấu với 1-1,5 lít nước lọc. Còn nếu dùng pha trà hoặc nấu nước sâm uống thì sẽ cần nhiều nước hơn từ 1 – 2 lít nước.
Uống la hán quả nhiều có tốt không?
Nước la hán quả là thức uống không thể thiếu trong những ngày nắng nóng, thậm chí được người Việt tin dùng quanh năm. Trái la hán có vị ngọt, tính mát, nhìn chung không độc, không có tác hại gì. Giống như các loại nước mát khác, nó phù hợp cho những người thuộc thể nhiệt, giúp nhuận tràng, lưu thông khí huyết, mát gan,… Tuy nhiên, sau đây là một số đối tượng không nên uống nước la hán quá nhiều:
Người có thể chất hàn: Những người sợ lạnh, thích ấm, chân tay lạnh, da nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng, thường lạnh về chiều thì không nên dùng quá nhiều la hán quả.
Người đi tiêu lỏng, lạnh bụng, cảm, sốt: Nếu đang gặp tình trạng này có thể là biểu hiện của nhiễm lạnh, quả la hán lại có tính mát, không thích hợp dùng vào thời điểm này.
Quả la hán có tốt cho phụ nữ mang thai không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, la hán quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, không độc nên rất tốt cho bà bầu. Phụ nữ mang thai có thể uống la hán quả để thanh nhiệt, giải độc hoặc chế biến chúng thành những món ăn bổ dưỡng cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, vị thuốc này cũng giúp các mẹ hạn chế một số triệu chứng như táo bón, hen suyễn, ho gà, viêm họng, long đờm… khi mang thai.
Ai nên sử dụng la hán quả?
Người bệnh tiểu đường, béo phì.
Người bị căng thẳng, mệt mỏi.
Người bị táo bón.
Người bị viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan.
Người bình thường muốn tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa.
Quả la hán mua ở đâu?
Hiện tại, Thảo Dược An Quốc Thái là địa chỉ bán la hán quả uy tín, chất lượng số 1 tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. La hán quả tại An Quốc Thái có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thu mua trực tiếp từ người nông dân trồng cây la hán. Chất lượng quả to bigsize, chắc tay, không rỗng ruột, không sâu mọt, nói “không” với thuốc hóa học. Sản phẩm được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng trong nhiều năm qua.
Để mua la hán quả, xin vui lòng liên hệ qua:
Thảo Dược An Quốc Thái
0902743250 (Mobi) – 0961744414 (Viettel). Hotline:
Hoặc mua trực tiếp tại: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. HCM.
La hán quả giá bao nhiêu tiền 1 quả?
Hiện nay, trên thị trường, giá bán la hán quả đang dao động từ 7.000 đồng/quả – 10.000 đồng/quả. Giá bán tại Thảo Dược An Quốc Thái ưu đãi hơn rất nhiều, chỉ 6.000 đồng/quả, trái to, chắc, hàng chuẩn loại I. Giá rẻ và ổn định nhất trên thị trường, bạn khó tìm thấy nơi nào bán rẻ hơn giá này.