Cách Nấu Xôi Vò Ngon / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Xôi Vò Ngon &Amp; Chuẩn Nhất 2022

Các bạn thân mến! Hôm nay team Thật Là Ngon sẽ cùng bạn tìm hiểu cách nấu xôi vò dẻo, tơi, thơm ngon. Bạn sẽ luôn tự tin thành công với món ăn này!

Trong truyền thống văn hóa của người Việt, xôi là một món ăn vô cùng quen thuộc. Xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời hàng ngàn năm về trước, món ăn được nấu từ hạt gạo nếp đã trở nên quen thuộc trong bữa cơm của những gia đình Việt.

Thằng Bờm trong câu ca dao xưa đã từ chối hết thảy những giá trị vật chất cao sang để đổi lấy “nắm xôi” – thứ mà đối với nó, hay nói rộng ra là với toàn dân nước Việt, là thứ rất thiết thực và đầy giá trị, nhất là ở cái thời “hạt gạo còn quý hơn vàng” ấy.

Món xôi được chế biến đa dạng tùy theo khẩu vị của mỗi vùng, mỗi miền và sở thích của mỗi người như xôi xéo, xôi gấc, xôi lạc, xôi đậu xanh,…

Và hôm nay, Thật Là Ngon sẽ giới thiệu đến bạn một món xôi đã gắn liền với hình ảnh của những gánh hàng rong, được gói bằng lá chuối, lá sen với những hình dung rất đỗi đời thường, bình dị, đó chính là món xôi vò.

Cách Nấu Xôi Vò

Cách nấu xôi vò chi tiết theo miền Bắc và miền Nam

1. Cách làm xôi vò kiểu Bắc (Xôi vò mặn)

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Gạo và đỗ vo thật sạch, nhặt bỏ hạt sâu và lép. Bạn ngâm gạo nếp và đậu xanh với nước trong khoảng 6-8 tiếng hoặc để qua đêm. Nếu bạn không kịp ngâm thì có thể ngâm với nước ấm 40 – 45 độ trong khoảng 3 tiếng là được.

Sau khi ngâm, bạn đổ gạo và đỗ ra rổ cho róc nước. Nếu trời nắng thì có thể đem phơi gạo và đỗ dưới ánh nắng khoảng 30 – 45 phút cho thật ráo nước. Bạn nhớ thỉnh thoảng xóc đều cho gạo và đỗ thật khô nước.

Để món ăn đỡ nhạt, bạn trộn đều mỗi phần gạo và đỗ với ½ thìa café muối. Lưu ý không nên cho quá nhiều muối, xôi sẽ bị mặn.

Bước 2 : Hấp chín đỗ xanh

Sau khi đỗ đã róc nước, bạn cho đỗ xanh vào giá có lỗ đặt trên nồi cơm điện, cho nước vào nồi đun, hoặc bạn cũng có thể dùng chõ đồ xôi.

Bạn dùng thìa hoặc đũa gạt nhẹ một lớp đỗ trải đều trên bề mặt. Bạn chú ý để hở các lỗ thông hơi bằng cách dùng đũa chọc một vài lỗ trên giá, gạt đỗ xanh để không che lấp miệng lỗ. Làm như vậy sẽ giúp hơi nước bốc lên đều, làm chín đỗ nhanh và không bị đọng nước.

Bạn đun đến khi nước sôi thì hạ lửa, được khoảng 5 -10 phút thì mở nắp và gạt lại lớp đỗ xanh cho chín đều.

Bạn đun tiếp 10 phút nữa, dùng tay bóp nhẹ hạt đỗ nếu thấy mềm và bở thì tắt bếp. Bạn cho đỗ ra mâm để nguội, Sau đó, bạn cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, bật nấc nhỏ nhất, xay nhuyễn. Bạn kiểm tra hạt đậu vỡ đều, mịn và tơi, không bị kết vón là được.

Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể dùng cối để giã hoặc dùng muôi tán cho hạt đỗ vỡ, mịn và tơi đều là được. Các bạn lưu ý không nên tán đỗ nát và nhuyễn quá, đỗ sẽ bị dính và quánh lại.

Bước 3: Cách Nấu Xôi Vò Miền Bắc – Đồ xôi

Tiếp theo, bạn lấy ½ phần đỗ đã tán mịn ở trên trộn đều với gạo nếp đã để ráo nước. Sau khi thấy hạt đỗ đã bám đều trên bề mặt hạt gạo, bạn cho thêm 1 thìa dầu ăn vào trộn cùng để tăng thêm vị béo và ngậy cho món ăn.

Bạn đặt lên bếp đun cách thủy trong khoảng 20 – 30 phút đến khi thấy hạt xôi bắt đầu mọng lên, căng bóng là được.

Bạn đổ xôi ra mâm lớn hoặc mẹt tre rộng, dùng đũa hoặc muôi gạt đều một lớp mỏng để xôi không bị ướt và nhanh nguội. Sau đó, bạn đem nốt ½ phần đỗ còn lại ra rắc và trộn đều cùng với xôi.

2. Cách nấu xôi vò kiểu Nam (Xôi vò nước cốt dừa)

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn chuẩn bị gạo và đỗ tương tự như cách nấu xôi vò miền Bắc. Nếu muốn món ăn hấp dẫn hơn, các bạn có thể giã nhuyễn 1 nhánh nghệ, lọc lấy nước, trộn đều với gạo khi ngâm rồi để ráo nước. Món xôi sẽ có màu vàng bắt mắt hơn.

Nước cốt dừa thì bạn có thể dùng nước cốt dừa loại hộp bán sẵn hoặc nạo cùi dừa tươi xay nhuyễn, chắt qua màng lọc vải và đun sôi để lấy nước cốt.

Bạn cũng có thể cho thêm lá dứa để tăng thêm hương vị cho món ăn. Nguyên liệu này không bắt buộc.

Bước 2 : Chế biến đỗ xanh

Bạn hấp chín đỗ xanh trên nồi nước đun sôi. Sau khi đỗ xanh chín, bạn trải đều đỗ xanh trên bề mặt rộng thành một lớp mỏng và để nguội. Sau đó, bạn cho vào máy xay sinh tố hoặc tán cho đỗ vỡ đều và mịn (tương tự như cách nấu xôi vò miền Bắc).

Tiếp đó, bạn chia đỗ xanh làm 2 phần, một phần trộn cùng gạo nếp cho vào đồ, một phần dùng để rắc thêm trong khi ăn nếu muốn tăng mùi vị đỗ xanh.

Bước 3: Cách Nấu Xôi Vò Miền Nam – Đồ xôi

Bạn trộn đều gạo nếp với 1 phần đỗ xanh đã xay nhuyễn, thêm một chút muối rắc đều để xôi đỡ nhạt.

Nếu có lá dứa thì bạn xếp lá dứa rải lên trên bề mặt gạo. Bạn bắc nồi nước lên bếp, xếp chõ lên trên giống như đồ đậu xanh.

Bạn hấp khoảng 25 – 30 phút, rồi mở nắp, dùng muôi xới đều xôi lên, đồng thời rải nước cốt dừa cho đều tay. Cần lưu ý cho lượng nước cốt dừa vừa đủ để xôi có độ quện vừa phải, tránh cho quá nhiều sẽ làm xôi bị nhão.

Bạn đậy nắp lại, tiếp tục đun khoảng 7 – 10 phút là xôi chín và ngấm đều nước cốt dừa.

Sau đó, khi xôi vẫn còn nóng, đổ xôi ra mâm hoặc đĩa rộng, bạn rắc đường và dùng bao tay trộn đều xôi với đường. Lượng đường cũng cần vừa đủ, không quá nhiều sẽ gây ngọt và khi nguội xôi bị cứng do đường đóng cục lại.

Như vậy, ở bước này, khi nấu món xôi vò miền Nam thì các bạn trộn thêm đường để xôi có vị ngọt đậm hơn, khác với món xôi kiểu Bắc, chỉ dùng muối và dầu ăn nên xôi có vị mặn.

Xôi nguội dần, tơi hạt mà không bị dính vào nhau, dẻo và mịn. Bạn đơm xôi vào đĩa đặt lên bàn ăn. Bạn có thể rắc thêm đỗ xanh đã xay nhuyễn nếu ai muốn ăn khô hơn

Vậy là món xôi vò đã hoàn thành, chỉ chờ các vị thực khách cùng thưởng thức!

Một số lưu ý

Các bạn nên chọn nguyên liệu ngon để đảm bảo món xôi sẽ dẻo và thơm hơn. Bạn nên chọn gạo nếp hương hoặc nếp cái hoa vàng, hạt gạo hơi tròn, màu trắng đục.Đỗ xanh bỏ vỏ, màu vàng nhạt, hạt đều, không có mùi ẩm mốc, không có hạt lép.

Trong quá trình hấp đỗ xanh và đồ xôi, thỉnh thoảng bạn nên mở nắp và đảo đều để nguyên liệu chín đều, lưu ý không để quá lâu sẽ bị đọng hơi nước, món ăn sẽ bị nhão và ướt.

Lượng muối, đường và dầu ăn nêm nếm vừa phải.

Các món ăn đi kèm

Ngoài Bắc rất phổ biến món xôi vò ăn kèm với chè đỗ xanh hoặc chè bột sắn dây. Không khó để tìm thấy những gánh hàng rong bán xôi chè dọc những góc phố cổ Hà Thành.

Hương vị chè ngọt dịu, thơm mát quyện với vị dẻo của hạt gạo nếp, thơm bùi của đậu xanh, nơi góc phố nhỏ giữa tiết trời thu Hà Nội se se lạnh, thật dễ khiến nhiều người không khỏi nhớ nhung.

Người Sài Gòn thì hay chuộng những món ăn có vị ngọt và đậm đà nên họ thường chế biến xôi vò với nước cốt dừa, ăn kèm với giò, chả lụa hoặc gà quay, thêm chút hành phi thơm.

Vị béo ngậy của chả, hành phi cùng với vị dẻo của hạt xôi, quyện với nước cốt dừa đã góp phần tạo nên vẻ say đắm, đậm chất nhộn nhịp đặc trưng của đất Sài Thành.

Như vậy, Thật Là Ngon vừa giới thiệu cho các bạn cách chế biến món xôi vò, một món ăn vô cùng bổ dưỡng mà lại dễ làm, nguyên liệu thì luôn sẵn có trong căn bếp của chúng ta.

Hi vọng các bạn sẽ luôn có những giây phút vui vẻ cùng gia đình quây quần bên mâm cơm luôn đầy ắp tiếng cười.

Và nhớ đừng quên ghé Thật Là Ngon mỗi ngày, cùng chúng mình chia sẻ thật nhiều món ăn ngon, cùng bạn làm ấm lên căn bếp nhà mình nha!!!

*Ảnh: Nguồn Internet

Cách Nấu Xôi Vò Ngon &Amp; Chuẩn Nhất 2022

Các bạn thân mến! Hôm nay team Thật Là Ngon sẽ cùng bạn tìm hiểu cách nấu xôi vò dẻo, tơi, thơm ngon. Bạn sẽ luôn tự tin thành công với món ăn này!

Trong truyền thống văn hóa của người Việt, xôi là một món ăn vô cùng quen thuộc. Xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời hàng ngàn năm về trước, món ăn được nấu từ hạt gạo nếp đã trở nên quen thuộc trong bữa cơm của những gia đình Việt.

Thằng Bờm trong câu ca dao xưa đã từ chối hết thảy những giá trị vật chất cao sang để đổi lấy “nắm xôi” – thứ mà đối với nó, hay nói rộng ra là với toàn dân nước Việt, là thứ rất thiết thực và đầy giá trị, nhất là ở cái thời “hạt gạo còn quý hơn vàng” ấy.

Món xôi được chế biến đa dạng tùy theo khẩu vị của mỗi vùng, mỗi miền và sở thích của mỗi người như xôi xéo, xôi gấc, xôi lạc, xôi đậu xanh…

Và hôm nay, Thật Là Ngon sẽ giới thiệu đến bạn một món xôi đã gắn liền với hình ảnh của những gánh hàng rong, được gói bằng lá chuối, lá sen với những hình dung rất đỗi đời thường, bình dị, đó chính là món xôi vò.

Cách Nấu Xôi Vò

Cách nấu xôi vò chi tiết theo miền Bắc và miền Nam

1. Cách làm xôi vò kiểu Bắc (Xôi vò mặn)

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Gạo và đỗ vo thật sạch, nhặt bỏ hạt sâu và lép. Bạn ngâm gạo nếp và đậu xanh với nước trong khoảng 6-8 tiếng hoặc để qua đêm. Nếu bạn không kịp ngâm thì có thể ngâm với nước ấm 40 – 45 độ trong khoảng 3 tiếng là được.

Sau khi ngâm, bạn đổ gạo và đỗ ra rổ cho róc nước. Nếu trời nắng thì có thể đem phơi gạo và đỗ dưới ánh nắng khoảng 30 – 45 phút cho thật ráo nước. Bạn nhớ thỉnh thoảng xóc đều cho gạo và đỗ thật khô nước.

Để món ăn đỡ nhạt, bạn trộn đều mỗi phần gạo và đỗ với ½ thìa café muối. Lưu ý không nên cho quá nhiều muối, xôi sẽ bị mặn.

Bước 2 : Hấp chín đỗ xanh

Sau khi đỗ đã róc nước, bạn cho đỗ xanh vào giá có lỗ đặt trên nồi cơm điện, cho nước vào nồi đun, hoặc bạn cũng có thể dùng chõ đồ xôi.

Bạn dùng thìa hoặc đũa gạt nhẹ một lớp đỗ trải đều trên bề mặt. Bạn chú ý để hở các lỗ thông hơi bằng cách dùng đũa chọc một vài lỗ trên giá, gạt đỗ xanh để không che lấp miệng lỗ. Làm như vậy sẽ giúp hơi nước bốc lên đều, làm chín đỗ nhanh và không bị đọng nước.

Bạn đun đến khi nước sôi thì hạ lửa, được khoảng 5 -10 phút thì mở nắp và gạt lại lớp đỗ xanh cho chín đều.

Bạn đun tiếp 10 phút nữa, dùng tay bóp nhẹ hạt đỗ nếu thấy mềm và bở thì tắt bếp. Bạn cho đỗ ra mâm để nguội, Sau đó, bạn cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, bật nấc nhỏ nhất, xay nhuyễn. Bạn kiểm tra hạt đậu vỡ đều, mịn và tơi, không bị kết vón là được.

Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể dùng cối để giã hoặc dùng muôi tán cho hạt đỗ vỡ, mịn và tơi đều là được. Các bạn lưu ý không nên tán đỗ nát và nhuyễn quá, đỗ sẽ bị dính và quánh lại.

Bước 3: Cách Nấu Xôi Vò Miền Bắc – Đồ xôi

Tiếp theo, bạn lấy ½ phần đỗ đã tán mịn ở trên trộn đều với gạo nếp đã để ráo nước. Sau khi thấy hạt đỗ đã bám đều trên bề mặt hạt gạo, bạn cho thêm 1 thìa dầu ăn vào trộn cùng để tăng thêm vị béo và ngậy cho món ăn.

Bạn đặt lên bếp đun cách thủy trong khoảng 20 – 30 phút đến khi thấy hạt xôi bắt đầu mọng lên, căng bóng là được.

Bạn đổ xôi ra mâm lớn hoặc mẹt tre rộng, dùng đũa hoặc muôi gạt đều một lớp mỏng để xôi không bị ướt và nhanh nguội. Sau đó, bạn đem nốt ½ phần đỗ còn lại ra rắc và trộn đều cùng với xôi.

2. Cách nấu xôi vò kiểu Nam (Xôi vò nước cốt dừa)

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn chuẩn bị gạo và đỗ tương tự như cách nấu xôi vò miền Bắc. Nếu muốn món ăn hấp dẫn hơn, các bạn có thể giã nhuyễn 1 nhánh nghệ, lọc lấy nước, trộn đều với gạo khi ngâm rồi để ráo nước. Món xôi sẽ có màu vàng bắt mắt hơn.

Nước cốt dừa thì bạn có thể dùng nước cốt dừa loại hộp bán sẵn hoặc nạo cùi dừa tươi xay nhuyễn, chắt qua màng lọc vải và đun sôi để lấy nước cốt.

Bạn cũng có thể cho thêm lá dứa để tăng thêm hương vị cho món ăn. Nguyên liệu này không bắt buộc.

Bước 2 : Chế biến đỗ xanh

Bạn hấp chín đỗ xanh trên nồi nước đun sôi. Sau khi đỗ xanh chín, bạn trải đều đỗ xanh trên bề mặt rộng thành một lớp mỏng và để nguội. Sau đó, bạn cho vào máy xay sinh tố hoặc tán cho đỗ vỡ đều và mịn (tương tự như cách nấu xôi vò miền Bắc).

Tiếp đó, bạn chia đỗ xanh làm 2 phần, một phần trộn cùng gạo nếp cho vào đồ, một phần dùng để rắc thêm trong khi ăn nếu muốn tăng mùi vị đỗ xanh.

Bước 3: Cách Nấu Xôi Vò Miền Nam – Đồ xôi

Bạn trộn đều gạo nếp với 1 phần đỗ xanh đã xay nhuyễn, thêm một chút muối rắc đều để xôi đỡ nhạt.

Nếu có lá dứa thì bạn xếp lá dứa rải lên trên bề mặt gạo. Bạn bắc nồi nước lên bếp, xếp chõ lên trên giống như đồ đậu xanh.

Bạn hấp khoảng 25 – 30 phút, rồi mở nắp, dùng muôi xới đều xôi lên, đồng thời rải nước cốt dừa cho đều tay. Cần lưu ý cho lượng nước cốt dừa vừa đủ để xôi có độ quện vừa phải, tránh cho quá nhiều sẽ làm xôi bị nhão.

Bạn đậy nắp lại, tiếp tục đun khoảng 7 – 10 phút là xôi chín và ngấm đều nước cốt dừa.

Sau đó, khi xôi vẫn còn nóng, đổ xôi ra mâm hoặc đĩa rộng, bạn rắc đường và dùng bao tay trộn đều xôi với đường. Lượng đường cũng cần vừa đủ, không quá nhiều sẽ gây ngọt và khi nguội xôi bị cứng do đường đóng cục lại.

Như vậy, ở bước này, khi nấu món xôi vò miền Nam thì các bạn trộn thêm đường để xôi có vị ngọt đậm hơn, khác với món xôi kiểu Bắc, chỉ dùng muối và dầu ăn nên xôi có vị mặn.

Xôi nguội dần, tơi hạt mà không bị dính vào nhau, dẻo và mịn. Bạn đơm xôi vào đĩa đặt lên bàn ăn. Bạn có thể rắc thêm đỗ xanh đã xay nhuyễn nếu ai muốn ăn khô hơn

.

Vậy là món xôi vò đã hoàn thành, chỉ chờ các vị thực khách cùng thưởng thức!

Một số lưu ý

Các bạn nên chọn nguyên liệu ngon để đảm bảo món xôi sẽ dẻo và thơm hơn. Bạn nên chọn gạo nếp hương hoặc nếp cái hoa vàng, hạt gạo hơi tròn, màu trắng đục.Đỗ xanh bỏ vỏ, màu vàng nhạt, hạt đều, không có mùi ẩm mốc, không có hạt lép.

Trong quá trình hấp đỗ xanh và đồ xôi, thỉnh thoảng bạn nên mở nắp và đảo đều để nguyên liệu chín đều, lưu ý không để quá lâu sẽ bị đọng hơi nước, món ăn sẽ bị nhão và ướt.

Lượng muối, đường và dầu ăn nêm nếm vừa phải.

Các món ăn đi kèm

Ngoài Bắc rất phổ biến món xôi vò ăn kèm với chè đỗ xanh hoặc chè bột sắn dây. Không khó để tìm thấy những gánh hàng rong bán xôi chè dọc những góc phố cổ Hà Thành.

Hương vị chè ngọt dịu, thơm mát quyện với vị dẻo của hạt gạo nếp, thơm bùi của đậu xanh, nơi góc phố nhỏ giữa tiết trời thu Hà Nội se se lạnh, thật dễ khiến nhiều người không khỏi nhớ nhung.

Người Sài Gòn thì hay chuộng những món ăn có vị ngọt và đậm đà nên họ thường chế biến xôi vò với nước cốt dừa, ăn kèm với giò, chả lụa hoặc gà quay, thêm chút hành phi thơm.

Vị béo ngậy của chả, hành phi cùng với vị dẻo của hạt xôi,quyện với nước cốt dừa đã góp phần tạo nên vẻ say đắm, đậm chất nhộn nhịp đặc trưng của đất Sài Thành.

Như vậy, Thật Là Ngon vừa giới thiệu cho các bạn cách chế biến món xôi vò, một món ăn vô cùng bổ dưỡng mà lại dễ làm, nguyên liệu thì luôn sẵn có trong căn bếp của chúng ta.

Hi vọng các bạn sẽ luôn có những giây phút vui vẻ cùng gia đình quây quần bên mâm cơm luôn đầy ắp tiếng cười.

Và nhớ đừng quên ghé Thật Là Ngon mỗi ngày, cùng chúng mình chia sẻ thật nhiều món ăn ngon, cùng bạn làm ấm lên căn bếp nhà mình nha!!!

*Ảnh: Nguồn Internet

Tổng Hợp Các Cách Nấu Xôi Vò Ngon Tuyệt Hảo

Một trong những món ăn phổ biến trong các ngày Tết ở Việt Nam là xôi. Xôi là một món ăn ngon, đặc trưng và mang hương vị riêng so với những món ăn khác. Có nhiều cách nấu xôi vò ngon nhưng không phải cách nào cũng mang lại kết quả như ý muốn.

Hôm nay, Phụ nữ và Gia Đình sẽ giới thiệu cho bạn các cách nấu xôi vò ngon và đơn giản, dễ thực hiện giúp cho bạn có một cái Tết đầy đủ hương vị cùng với gia đình.

Lợi ích khi ăn xôi

Xôi là một món ăn quen thuộc với người Việt và được lòng từ trẻ nhỏ đến những người lớn tuổi. Nhiều bạn thắc mắc rằng, ăn xôi có tốt không? Câu trả lời đó là ăn xôi hoàn toàn tốt với sức khỏe của chúng ta. Xôi giàu năng lượng, giúp chúng ta cảm thấy no lâu vì xôi có chứa đến 600 calo/ đĩa, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Xôi trong ngày Tết

Vào những ngày lễ của đất nước, ngày rằm, Tết thì nhiều gia đình, nhiều công ty thường nấu và cúng mâm xôi với mong muốn một năm an lành, no ấm.

Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn cách nấu xôi vò miền nam mà bạn và gia đình có thể xem và cùng nhau thực hiện:

Cách nấu xôi vò bằng nồi cơm điện

Chuẩn bị nguyên liệu

– Gạo nếp

-Đậu xanh

-Dầu ăn, muối, đường.

– Lá dứa

Cách thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên, bạn nhặt các hạt nếp bị hư và rửa sạch rồi vò nếp trong nước để cho nếp được sạch và ngâm khoảng 8 tiếng đồng hồ để cho các hạt được sạch và mềm. Bạn ngâm đậu xanh khoảng 4 tiếng.

Bước 2: Sau khi đậu xanh đã nở thì bạn vớt ra để ráo rồi đổ vào nồi cơm điện, thêm một ít nước vào để nấu, thêm muối vào để cho món ăn được ngon hơn. Bạn chờ đến khi đậu chín mềm thì bạn mở nắp nồi cơm, xới đều đậu lên. Đợi khoảng 15 phút thì lấy phần đậu ra, thêm 3 thìa đường trắng, dằm cho đậu tơi.

Bước 3: Bạn lấy lá dứa lót dưới đáy nồi cơm điện rồi cho ½ đậu xanh đã giã vào nồi. Bạn thêm 1 muỗng dầu, 2 thìa đường, 1 ít muối rồi trộn đều nguyên liệu lên. Bạn nấu cho đến khi xôi mềm thì mở nắp cho phần đậu còn lại vào và hấp tiếp 10 phút là chúng ta đã có món xôi nấu bằng nồi cơm điện vừa thơm lại vừa ngon.

Cách nấu xôi vò nước dừa

Chuẩn bị nguyên liệu

– Gạo nếp

– Nước cốt dừa

– Đậu xanh

– Muối

– Lá dứa

– Đường

– Muối mè

Cách thực hiện

– Bước 1: Bạn vo gạo nếp cho thật sạch rồi ngâm qua đêm. Sau khi ngâm cho gạo mềm rồi thì bạn vớt ra, để ráo nước. Vo sạch đậu xanh, ngâm khoảng 3 tiếng đồng hồ rồi vớt ra cho ráo nước. Tiếp đến, bạn cho 1 thìa muối vào. Cho đậu vào cối xay nhuyễn. Lá dứa rửa sạch rồi để ráo.

Bước 2: Bạn đổ 1/2 đậu đã xay nhuyễn, lá dứa lên bếp rồi bật lửa, hấp cho đến khi chín đều. Đỗ phần đậu đã xay nhuyễn còn lại vào nồi hấp tiếp. Bạn hấp chừng 5 phút thì rưới từng muỗng nước cốt dừa vào. Cuối cùng, bạn cho 3 muỗng canh đường vào, xới đều và hấp đến khi xôi khô là được.

Cách nấu xôi vò hạt sen

Chuẩn bị nguyên liệu

– Gạo nếp

– Hạt sen tươi

– Đậu xanh

– Dầu mè

– 1 thìa muối hạt

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn vo gạo cho sạch rồi ngâm nước khoảng 8 tiếng đồng hồ hoặc qua đêm, vớt ra đãi lại thật sạch cho nước trong và để ráo nước. Rửa sạch hạt sen, ninh hạt sen chín vừa mềm thì vớt ra. Ngâm đậu khoảng 6 tiếng, hấp cách thủy cho chín mềm. Bỏ đậu xanh ra giã nhuyễn đậu.

Bước 2: Cho gạo nếp vào âu to, thêm 1 thìa cà phê muối vào, thêm hạt sen và đậu xanh trộn cho đều hỗn hợp. Gạo để thật ráo để khi trộn đậu xanh vào gạo sẽ tơi đều.

Bước 3: Cho đậu xanh, hạt sen vào chõ đồ trong khoảng 25 phút cho xôi chín. Như vậy chúng ta đã có món xôi vò hạt sen vừa nóng vừa ngon.

Những lưu ý để nấu xôi vò ngon

Để món xôi vò được ngon chuẩn vị khi thực hiện bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/dinh-duong-2/tong-hop-cac-cach-nau-xoi-vo-ngon-tuyet-hao-348965)

Mách Bạn Cách Nấu Xôi Vò Dẻo Mà Tơi

Xôi vò đánh với mỡ gà rồi ăn kèm ruốc rất hợp cho bữa trưa văn phòng gọn nhẹ; còn nếu không bạn để nguyên xôi và ăn kèm chè bột sắn dây hay chè đỗ xanh lại trở thành món ăn vặt tuyệt ngon!

Nguyên liệu: 400g gạo nếp ngon 200g đỗ xanh đã bỏ vỏ 1 thìa cà phê muối.

Với lượng nguyên liệu này bạn có thể làm được 10 bát xôi vò để ăn xôi vò chè đường; còn nếu ăn xôi mặn thì lượng nguyên liệu này dành cho khoảng 4 phần ăn.

Cách làm:

Đỗ và gạo vo, đãi sạch, ngâm 8 tiếng; nếu vội bạn có thể ngâm nước nóng 40-50ºC trong khoảng 2 tiếng.

Đặt chõ lên bếp đun.

Trong khi chờ nước sôi thì tráng lại đỗ và gạo, xóc cho ráo bớt nước.

Trộn muối đều với gạo.

Khi nước trong chõ sôi thì cho đỗ vào.

Lưu ý là trong khi khi đồ, để cho đỗ chín đều thì bạn nên dùng đũa xoáy vài lỗ cách đều nhau.

Để đỗ không bị nát ở chỗ tiếp xúc với thành nồi thì thi thoảng bạn nên mở vung và vẩy bớt nước để nước đỡ lăn xuống đỗ. Ngoài ra bạn cũng không nên san đỗ đều mà nên vun cao lên kiểu hình chóp thang.

Khi hạt đỗ nứt ra…

… bạn lấy tay thử vê đỗ mà thấy mịn trơn ra là được; hơi có nhân cũng không sao nhưng đừng để đỗ chín quá mà bị quánh mất độ trơn, làm sẽ khó thành công.

Đỗ chín bạn dùng chày giã, xoáy thành dạng bột bết…

… rồi dùng thìa muôi dẹt đánh tơi. Nếu không muốn dùng chày bạn có thể cho đỗ vào máy xay sinh tố xay cho nhanh.

Trộn đỗ tơi vào cùng với gạo..

.

… rồi tiếp tục đồ giống như đồ đỗ khoảng 20 phút.

Khi thấy hạt gạo mọng lên, dùng tay vê thấy dẻo mà không dính, không có nhân là được.

Đổ xôi ra mâm hay bề mặt rộng, sạch rồi tãi đều hoặc xóc cho bay bớt hơi nước để các hạt gạo không bị dính lại vào nhau. Nếu cẩn thận, bạn có thể dùng rổ thưa hay một chiếc sàng để gạn lại những cụm hạt chưa tơi để riêng ra.

Chỉ cần chút kiên nhẫn là có thể làm được món xôi vò ngon không kém khi đi ăn ngoài hàng. Nếu dùng không hết ngay một lần bạn có thể cất xôi trong tủ lạnh, lần sau mang ra quay trong lò vi sóng là xôi lại mềm dẻo như mới.

“Vedan Cooking Challenge” – Cuộc thi thử tài vào bếp, giải thưởng…