Dù hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại rượu ngoại nhưng rượu gạo vẫn là loại rượu được ưa chuộng và không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết.
Nghề nấu rượu là một nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Rượu gạo là loại rượu được lên men và chưng cất từ gạo, theo công thức truyền thống.
Để nấu nên được những lít rượu gạo thơm ngon không phải chuyện quá khó. Nhưng bạn cần chú ý rất nhiều điểm trong quy trình nấu rượu thì mới có thể cho ra một mẻ rượu ngon.
Lựa chọn loại gạo để nấu cơm rượu là một khâu quan trọng. Nó quyết định trực tiếp đến chất lượng rượu nấu ra.
Bạn nên chọn loại gạo đã sát bỏ vỏ trấu và còn vỏ cám. Vì gạo còn vỏ cám rất nhiều vitamin B1 rất tốt cho sức khỏe và giúp rươu thơm ngon hơn.
Lựa chọn men rượu tùy theo sở thích và kinh nghiệm của người nấu rượu. Men rượu có hai dạng là dạng bột và dạng viên. Hiện nay thì men bột được sử dụng phổ biến hơn.
Việc nấu cơm rượu rất đơn giản giống nấu cơm ăn hàng ngày nhưng nấu với số lượng lớn.
Tùy vào nhu cầu sử dụng trong gia đình hay có thể nấu rượu để bán lại mà bạn có thể nấu số lượng phù hợp.
Cơm nấu xong chờ cơm nguội thì bạn rắc men đều lên trên bề mặt cơm. Sau đó trộn đều để men phủ khắp hạt cơm.
Ủ rượu có 2 giai đoạn là ủ khô và ủ nước.
Giai Đoạn 1: Ủ Khô
Đây là giai đoạn lên men cơm rượu trong môi trường kị khí. Cho cơm đã trộn đều với men vào xô nhựa đậy kín. Nhiệt độ phù hợp để lên men cơm rượu thành công là vào khoảng 20 – 25 độ C.
Giai Đoạn 2: Ủ Nước
Hoàn thành giai đoạn ủ khô bạn cho nước vào vừa đủ ngập phần cơm rượu đã lên men thêm nước vào. Thời gian ủ nước khoảng 3 đến 4 ngày tùy thuộc vào thời tiết.
Đổ tất cả phần nước và cơm rượu vào nồi. Khi chưng cất cần lưu ý độ lớn của lửa. Nên để lửa nhỏ để tránh tình trạng cháy hay trào. Nó sẽ khiến rượu bị khê, đục rất khó uống.
Mỗi vùng miền có những nét văn hóa, đặc sản riêng. Nói đến rượu gạo thì mỗi vùng lại có quy trình nấu khác nhau.
Muốn mua rượu gạo nguyên chất chính gốc rượu Bầu đá liên hệ ngay Đặc Sản Bình Định Online
Hotline/Zalo: 097.40.47.465
Facebook: Đặc Sản Rượu Bầu Đá Bình Định