Bạn đang xem bài viết Về Đâu Hủ Tiếu Gõ? được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(Báo Quảng Ngãi)- Nhác thấy bóng dáng lực lượng chức năng, họ giục thực khách dắt xe máy đến nơi khác rồi vội đẩy xe hủ tiếu nép sát vỉa hè, bỏ mặc bát đĩa, bàn ghế chỏng chơ. Đó là hình ảnh thường thấy của rất nhiều người dân xứ Quảng lấy vỉa hè làm nơi mưu sinh. Cuộc sống của họ vốn khổ càng thêm khó nhọc, sau đợt ra quân lập lại trật tự đô thị ở TP.Hồ Chí Minh. Mưu sinh trong âu lo TP.Hồ Chí Minh đang vào mùa “chợt mưa chợt nắng”, làm vơi đi nóng bức chốn thị thành. Nép dưới tấm bạt ni-lông che chiếc xe hủ tiếu gõ nằm trên Quốc lộ 1 chạy qua địa bàn quận Thủ Đức, anh Nguyễn Hoài Vang buông tiếng thờ dài: “Bán buôn gì đâu chú! Vừa bán, vừa canh lực lượng chức năng, chứ không mất hết cả dụng cụ làm ăn”. Dứt câu nói, anh nhớn nhác nhìn quanh.
Anh Vang bên xe hủ tiếu đẩy hằng ngày mưu sinh trên vỉa hè.
Quê anh Vang, ở xã Phổ Cường (Đức Phổ), đất đai bạc màu nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Rời quân ngũ, anh vào TP.Hồ Chí Minh làm công nhân da giày, nhưng tiền lương cũng chỉ đủ chi tiêu qua ngày. Bấm bụng, người đàn ông đã ngót bốn mươi đành về quê vay mượn người thân gần 20 triệu đồng để trở lại nơi này mua chiếc xe hủ tiếu gõ cùng điểm bán từ người bạn vừa quen, hòng kiếm vốn lận lưng để cưới vợ. Hơn 8 giờ sáng hằng ngày, anh đến chợ mua thực phẩm rồi trở về phòng trọ nấu nướng chuẩn bị cho buổi bán chiều đến đêm khuya. Sau bữa cơm và giấc nghỉ trưa ngắn ngủi, anh đẩy xe hủ tiếu đến điểm bán, cách nơi trọ chừng một cây số.
Mãi đến hơn 1 giờ sáng, anh mới thu dọn đồ, rồi lầm lũi đẩy xe hủ tiếu trở về phòng trọ khi đường phố dần vắng bóng người. Mỗi bữa như thế anh kiếm được trên dưới 600 nghìn đồng, khoản thu nhập đáng kể đối với người dân quê. Nhưng sau một lần bị lực lượng trật tự đô thị phạt, cùng lời nhắc nhở, anh Vang ngày nào cũng canh cánh nỗi lo. Cũng bán hủ tiếu gõ, lại cùng quê ở Phổ Cường, anh Thử còn là đồng đội của anh Vang khi cả hai cùng nhập ngũ ở một sư đoàn. Rời quân ngũ, anh sánh duyên với cô thôn nữ cùng làng. Không việc làm, vợ chồng anh vay mượn người thân ít vốn rồi đưa nhau vào TP.Hồ Chí Minh bán hủ tiếu gõ. Nhiều năm vất vả nơi thị thành giúp vợ chồng anh có điều kiện lo cho 2 con ăn học và phụ giúp cha mẹ xây dựng căn nhà khang trang.
“Ở quê làm vài sào ruộng nên không đủ sống. Vì vậy mà phải tha phương để kiếm tiền lo cho con. Nhiều đêm nhớ tụi nó đến phát khóc, nhưng biết làm sao được! Giờ mấy ông cán bộ làm mạnh tay quá chừng, nên vợ chồng tôi lo lắm. Chẳng biết bán được bao lâu nữa!”, chị Hòa (vợ anh Thử) lo lắng.
“Tô hủ tiếu gồm hủ tiếu sợi, nước lèo, giá đỗ, hẹ, chân giò, xương và thịt heo… cùng các loại gia vị với giá bán từ 10 – 15 nghìn đồng. Phần lớn thực khách là sinh viên xa quê và người dân lao động nghèo. Khách hàng đa phần là người nghèo nên phải bán giá rẻ thì họ mới ăn. Dù lãi ít nhưng tôi vẫn luôn mua thực phẩm tươi ngon để nấu và bán cho khách” Anh NGUYỄN HOÀI VANG
Tản mát tứ phương Sau đợt giải tỏa vỉa hè ở Sài Thành, nhiều người bán hủ tiếu gõ trôi dạt tứ phương tìm kế mưu sinh. Những người bám trụ luôn lo sợ bị cơ quan chức năng cấm triệt buôn bán trên vỉa hè, nơi gắn bó với họ bao năm qua. Và, dịch vụ “ăn theo” hủ tiếu gõ: Sản xuất mì sợi, hủ tiếu, cung cấp thực phẩm… cũng bị ế ẩm. Hơn 20 năm bán hủ tiếu gõ, vợ chồng anh Nguyễn Văn Minh mua được căn nhà ở quận 2, TP.Hồ Chí Minh. Giờ anh thêm nghề sản xuất giá đỗ, để cung cấp cho người bán hủ tiếu, nhưng những ngày qua lượng bán ra chẳng đáng là bao.
“Lúc trước, mỗi ngày, tôi xuất bán hơn 3 tạ giá, nhưng giờ chưa đến trăm ký. Dù vậy, vợ chồng tôi vẫn làm để bán cho anh em cùng quê, vì nếu nghỉ sợ nơi khác lấy giá cao thì họ lại thêm khó khăn”, anh Minh tâm sự. Lúc trước, anh Trần Văn Hoàng ngược xuôi trên đường với chiếc xe máy chất đầy mì sợi, hủ tiếu, bò viên, giá đỗ… đến tận nơi bỏ mối cho hơn 20 người bán hủ tiếu. Sau cả ngày vất vả, anh kiếm được hơn 700 nghìn đồng. Giờ chỉ còn bỏ mối cho vài người nên anh khá nhàn rỗi, nhưng cái nhàn mà anh chẳng hề mong đợi. “Cả gia đình trông chờ vào việc bỏ hàng của tôi và chiếc xe bán hủ tiếu của vợ.
Bây giờ, làm ăn kiểu này không đủ trả tiền thuê trọ và sinh hoạt hằng ngày, thì lấy đâu ra tiền để lo cho ba đứa nhỏ ăn học. Dân Phổ Cường vào đây bán hủ tiếu đông lắm, nhưng giờ họ phiêu bạt khắp nơi. Việc làm ăn sẽ khốn khó trăm bề, vì gầy dựng được điểm bán mới đâu phải dễ. Với lại, tôi nghe thông tin ở nhiều nơi cũng ra quân dọn dẹp vỉa hè. Không biết rồi sẽ ra sao nữa!”, anh Cường lo lắng. Chia sẻ với khó khăn của những đồng hương làm ăn xa quê, Chủ tịch UBND xã Phổ Cường Trần Nguyên Giang cho biết: Toàn xã có khoảng 2.800 người trong độ tuổi lao động phải tha phương tìm kế mưu sinh, chiếm gần 40% lao động trong xã. Trong đó, hầu hết họ bán hủ tiếu gõ ở TP.Hồ Chí Minh. Đó là chưa kể những người đã qua tuổi lục tuần vẫn rời quê mưu sinh nhọc nhằn bên xe hủ tiếu.
“Nhờ bán hủ tiếu mà họ có điều kiện cho con em ăn học, mua sắm vật dụng trong gia đình, sửa chữa nhà cửa khang trang làm thay đổi diện mạo xóm làng. Địa phương đồng tình với việc lập lại trật tự đô thị, nhưng mong muốn các cấp tạo điều kiện cho họ được thuê điểm bán giá rẻ để tiếp tục làm ăn…”, ông Giang tâm sự. Từ nhiều năm nay, tô mì gõ, hủ tiếu gõ nóng hổi là sự lựa chọn khi đói lòng của nhiều người bình dân ở đô thị lớn nhất nước này. TP.Hồ Chí Minh sau những ngày ra quân dọn dẹp vỉa hè, đường phố đã khang trang, thông thoáng hơn. Mì gõ không còn bày bán trên phố. Thế nhưng, vì nhu cầu thực khách và kế mưu sinh, những xe hủ tiếu vẫn tìm cách nép mình trong những con hẻm, chiếc xe đẩy vẫn bốc khói nước lèo cho đến tận đêm khuya.
Nức tiếng “Việt kiều hu – ti” một thời
Nửa thế kỷ trước, nhiều thanh niên ở xã Phổ Cường (Đức Phổ) rời quê đi bán hủ tiếu thuê cho người gốc Hoa định cư tại Sài Gòn. Sau đó, họ học hỏi cách thức chế biến và mở ra bán riêng, nhưng vì không đủ vốn nên phải đóng xe hủ tiếu bán rong qua từng con phố nhỏ. Lời mời khách là tiếng gõ lốc cốc phát ra từ hai thanh tre nhỏ trên tay của người giúp việc.
Nhờ rong ruổi bán hủ tiếu gõ ở Sài Gòn mà sau 11 năm, vợ chồng anh Võ Dương tích cóp được 5 cây vàng trở về quê hương mở cửa hiệu bán tạp hóa. Nhờ khoản vốn ban đầu ấy, mà hiện anh chị đang sở hữu cửa hiệu bề thế cùng căn nhà 3 tầng trị giá trên 1,5 tỷ đồng. Còn với bà Ngô Thị Lấm, chồng mất sớm, bà vất vả nuôi 4 con thơ dại. Dãi nắng dầm sương trên ruộng đồng, nhưng cuộc sống vẫn khốn khó, bà đánh liều vay mượn tiền của người thân dắt con vào Sài Gòn bán hủ tiếu.
Sau 20 năm “biệt xứ”, bà lo cho các con tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có việc làm ổn định. Và những người như anh Dương, bà Lấm được mệnh danh là “Việt kiều hu – ti” (Việt kiều hủ tiếu). Vùng đất Phổ Cường một thời có đến hàng nghìn người như thế.
Bài, ảnh: TRANG THY
Mì Gõ Là Gì/ Hủ Tiếu Gõ Là Gì? Công Thức Nấu Mì Gõ Đơn Giản
Mì gõ là gì/ hủ tiếu gõ là gì?
Hủ tiếu gõ là một món ăn đường phố quen thuộc ở Sài Gòn, đây là món ăn đặc trưng của thành phố này. Món ăn này xuất phát từ những xe bán hàng rong trong các con ngõ hẻm của Sài Gòn. Người bán sẽ không có vị trí hay địa điểm buôn bán cố định mà di chuyển khắp nơi. Họ sẽ dùng thanh tre gõ vào nhau để thay cho tiếng rao. Nhờ đó mọi người có thể dễ dàng nhận biết được họ đang rao bán hủ tiếu.
Mì gõ là gì/ hủ tiếu gõ là gì? Đây là món ăn tuổi thơ của rất nhiều trẻ em Sài Gòn. Chỉ cần nghe tiếng gõ của thanh tre, lũ trẻ sẽ òa ra ngay để ngồi xì xụp bát hủ tiếu. Giá bán hủ tiếu gõ rẻ lắm, gọi là bình dân cũng không sai.
Thông thường, xe hủ tiếu sẽ phục vụ tận nhà cho các thực khách có nhu cầu, còn về đêm sẽ đặt ở bên vỉa hè trống với mục đích phục vụ cho công nhân làm khuya. Các du khách thích khám phá Sài Gòn khi đêm về cũng có thể thưởng thức món ăn này.
Mì gõ là gì/ Hủ tiếu gõ là gì?
Theo thời gian, hủ tiếu ngày càng trở nên phổ biến hơn và cũng được nhiều người yêu thích hơn. Bên cạnh Sài Gòn, ngay cả Hà Nội cũng xuất hiện các hàng quán bán hủ tiếu với rất đông thực khách sành ăn. Một món hủ tiếu ngon thì bí quyết chính nằm ở nước lèo.
Chính cái vị nước lèo ngọt thơm đặc trưng đã mang đến cho bạn một tô hủ tiếu đậm đà hương vị. Hơn nữa, các nguyên liệu để làm món ăn này cũng rất quen thuộc. Chỉ là chút hủ tiếu trắng, lát thịt thái mỏng, giá, hẹ, hành khô và tóp mỡ giòn tan, bạn sẽ được thưởng thức tô hủ tiếu chất lượng.
Công thức nấu hủ tiếu gõ
Sau khi đã biết mì gõ là gì/ hủ tiếu gõ là gì, Trumpho chia sẻ cho bạn công thức nấu món ăn chuẩn hương vị của sài Thành. Nhiều người vẫn nghĩ để chế biến món ăn này vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Công thức nấu hủ tiếu gõ cụ thể như sau:
Nguyên liệu nấu hủ tiếu gõ
Khoảng 2kg xương ống, xương cổ heo
1 đùi heo chặt nhỏ
500gr thịt nạc vai bằm nhỏ
1kg sườn heo
200gr tôm khô
Khô mực nướng
1 lon trứng cút, luộc xong lột vỏ
1 củ cải trắng, gọt vỏ, rửa sạch
1 củ hành tây
1 bó hành lá
1 bó lá hẹ
Chanh, giá, ớt
Sợi hủ tiếu
Tóp mỡ, hành phi
500gr sợi củ cải muối, rửa sạch
Đường phèn, bột ngọt, tiêu, muối bột canh
Gánh hủ tiếu bán ở ngóc ngách, buổi đêm sẽ bán ngoài vỉa hè phục vụ mọi người
Cách nấu hủ tiếu gõ
Điều quan trọng của một tô hủ tiếu gõ đó là nước lèo. Khi nấu nước lèo, bạn sẽ cần dùng xương ống cho nước ngọt. Trước khi ninh xương ống hãy rửa sạch và luộc sơ qua. Trong quá trình ninh xương hãy nhớ hớt bọt thường xuyên để có được nước trong.
Phần sườn thái miếng vừa ăn, giò heo thái mỏng cho luộc cùng xương khoảng 60 phút là nhừ. Không được để giò heo chín quá sẽ khiến bạn ăn mau ngán. Nấu nước dùng nên cho một ít tôm khô vào để nước ngọt hơn.
Phần thịt heo xay nên cho vào nồi, nêm nếm gia vị và nấu cho đến khi thịt săn lại. Tiếp tục cho hành tây, củ cải trắng vào nồi cùng khô mực nướng, tôm khô đun với lửa nhỏ. Sau đó cho thêm đường phèn cùng các loại gia vị nêm nếm cho vừa ăn.
Sau khi nấu nước lèo, bạn tiếp tục thắng tóp mỡ. Tóp mỡ phải thắng giòn, vàng màu cánh gián trông mới hấp dẫn. Để làm được điều đó cũng cần có bí quyết riêng. Bạn phải luộc qua mỡ lên, rồi thái hạt lựu xong mới cho vào rán. Khi rán để lửa lớn và đảo nhanh tay cho tóp mỡ săn lại rồi nhỏ lửa. Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong bát hủ tiếu gõ.
Bát hủ tiếu hoàn chỉnh có rất nhiều nhân gồm tôm, mực, thịt viên, thịt xá xíu,…
Cuối cùng, trụng bánh hủ tiếu hoàn thành tô hủ tiếu gõ. Trụng hủ tiếu vào nồi nước lèo, sau khi trụng xóc nhẹ cho ráo nước mới cho vào tô. Thêm lá hẹ, hành phi, thịt bằm, thịt sườn, thị giò heo, trứng cút lên trên mặt tô. Chan nước lèo đang sôi lên, cho thêm chút tiêu để bắt đầu thưởng thức tô hủ tiếu gõ thôi nào!
Cách Nấu Hủ Tiếu Gõ Quảng Ngãi Công Thức Gia Truyền
Hủ tiếu gõ Quảng Ngãi – Tên gọi hay đặc sản?
Sở dĩ gọi là hủ tiếu gõ Quảng Ngãi bởi vì phần lớn những gánh hủ tiếu gõ nổi tiếng ở Sài Gòn đều xuất phát từ người dân Quảng Ngãi. Không biết tự bao giờ, món ăn dân dã này là gắn liền với người dân xứ Quảng và trở thành một nét ẩm thực đường phố về đêm không thể thiểu của người dân đất Sài Thành.
Công thức nấu hủ tiếu gõ Quảng Ngãi như thế nào?
Chuẩn bị nguyên liệu
Đơn vị: 1 lb = 1 pound tức khoảng 450g
5 lb xương ống heo và xương cổ
1 đùi heo cắt mỏng
1 lb thịt heo nạc vai băm nhỏ
Tôm tiger độ 1/2 lb đã luộc xong và bóc vỏ
1 lb sườn heo được cắt miếng vừa ăn
Trứng cút
Củ cải trắng
1 bó hành lá cắt nhỏ
1 bó hành tây trắng
1/2 lb cần tàu
Chanh, ớt tươi, ớt ngâm chua, hẹ rí
Xì dầu và nước mắm
Bánh hủ tiếu khô
1/2 lb giá sống
1 cup tép mỡ phi tỏi
1/2 cup hành phi
1 sợi củ cải muối
Nước lọc
Đường phèn, bột ngọt và tiêu
Từng bước cách nấu hủ tiếu gõ Quảng Ngãi ngon
Công thức gia truyền của những người dân Quảng Ngãi đến Sài Gòn để bán hủ tiếu gõ chính là nước lèo hủ tiếu ngon. Ảng chừng lượng nước lèo cần sử dụng như sau: Nếu bán 150 tô hủ tiếu thì cần khoảng 80 lít nước, 6 – 10kg xương heo, 2 kg thịt nạc để hầm lấy nước lèo. Tuy nhiên đó là đối với người buôn bán, nếu bạn làm tại gia đình thì giảm tương ứng theo số lượng tô.
Cách nấu nước lèo hủ tiếu gõ
Rửa sạch xương ống, xương cổ và cho vào nồi. Đổ nước đầy vừa ngập xương cùng với 1 thìa nhỏ muối. Nấu cho sôi, sau đó đổ hết nước đi và cho vào nước lạnh để rửa sạch.
Cho xương đã rửa sạch vào nồi ninh. Đổ nước lọc sạch đầy ngập mặt xương khoảng chừng 2 đốt ngón tay. Cho tiếp 1 thìa muối vào nồi, đun lên cho sôi. Sau khi nước sôi thì hạ nhiệt độ vừa để ninh xương liu riu cho nước dùng ngọt. Chú ý bạn vớt bọt thường xuyên để nước lèo được trong.
Lấy hành tây bổ làm tư, củ cải trắng gọt vỏ, củ cải muối, khô mực nướng, tôm khô cho vào nồi nước lèo đun sôi. Sau khi vớt hết bọt thì ta thêm đường phèn, bột ngọt và mắm muối vừa ăn và đun thêm khoảng 3 giờ nữa là được. Bạn vẫn cần chú ý vớt bọt thường xuyên khi ninh xương.
Sườn thái miếng vừa ăn và giò heo đã thái mỏng cho vào luộc cùng nồi ninh xương khoảng 30-45 phút. Kiểm tra thấy thịt đã mềm thì có thể vớt ra. Bạn đừng để quá chín vì ăn sẽ mất độ ngon
Riêng phần thịt heo xay ta cho vào xoong nhỏ. Nêm nếm đầy đủ gia vị cho vừa ăn, chút tiêu, bột ngọt, muối…. Đun sôi để thịt săn lại. Chỉ nên đun khoảng 5 phút bởi nấu lâu quá bã thịt sẽ không còn ngon nữa.
Thắng tóp mỡ giòn ngon
Bạn tiến hành luộc khổ mỡ lên, sau đó thái mỏng. Mỡ luộc sẽ dễ hơn thái sống. Bỏ phần mở vào chảo và để lửa lớn, đảo đều cho tép mỡ sẵn lại. Sau đó vặn lửa nhỏ lại và thêm chút muối, trộn đều để tóp mỡ cứng và vàng giòn lại. Khi chuẩn bị bỏ chảo ra khỏi bếp thì thêm vài tép tỏi đập vào, đảo nhanh cho để tỏi chín.
Người ta nói nếu nước lèo là thành phần chính tạo nên đặc trưng của hủ tiếu gõ thì tóp mỡ lại chính là nguyên liệu tạo nên nét hấp dẫn riêng của món hủ tiếu gõ. Vì vậy mặc dù tóp mỡ chứa nhiều cholesterol không có lợi cho sức khỏe nhưng nó vẫn là nguyên liệu không thể thiếu để giúp món hủ tiếu gõ trở nên đậm đà đúng vị.
Trụng bánh hủ tiếu
Bí quyết để có được tô hủ tiếu ngon chính là không được trụng bánh hủ tiếu vào nồi nước lèo mà phải làm một nồi riêng. Khi trụng bánh hủ tiếu thì có thể bỏ giá đỗ và rau trần vào để trụng luôn cho đỡ mất thời gian. Khi trụng xong nhớ xóc nhẹ nhàng để ráo nước, sau đó thì cho vào tô.
Tiếp theo là thêm hành phi, hẹ, thịt bằm, thịt sườn, thịt giò heo, trứng cút, top mỡ lên mặt tô và cho nước lèo đang sôi vào tô, cho thêm ít tiêu nữa thì có thể thưởng thức được rồi đấy.
Cách Nấu Nước Lèo Bán Hủ Tiếu Gõ Trong Ngon Ngọt Đơn Giản
Hướng dẫn công thức cách nấu nước lèo bán hủ tiếu gõ siêu ngon
Để món hủ tiếu của bạn khiến khách hàng ăn là “ghiền” không phải là điều dễ dàng. Món hủ tiếu có gây được ấn tượng ngay từ lần đầu tiên hay không thì nước lèo chiếm điểm số rất cao. Chính vì vậy nếu bạn đang lên một kế hoạch kinh doanh và món ăn chính là hủ tiếu gõ thì cần nghiên cứu công thức nấu nước lèo hủ tiếu sao cho thật chuẩn.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
+ Xương ống hoặc xương sống, sọ heo khoảng 2kg. + Giò heo 1 cái + Thịt nạc vai heo đã xay hoặc bằm nhỏ 500gr + Sườn heo 1kg + Thịt ba chỉ để làm tóp mỡ hoặc tóp mỡ mua sẵn 500gr + Tôm khô 300gr + Khô mực 300gr + Bánh hủ tiếu + Củ cải muối + Rau sống ăn kèm gồm giá đỗ, rau xà lách, rau thơm (tía tô, ngò gai, mùi,…),… + Hành tây 1 củ, hành lá 1 bó, tương ớt, ớt tươi, hành tím,… + Gia vị gồm muối, mắm, tiêu, bột ngọt, đường phèn,…
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu nấu nước dùng hủ tiếu
Bạn cần rửa sạch tất cả những nguyên liệu nấu nước lèo bao gồm xương, thịt, rau,… trước khi chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh.
Xương ống rửa thật sạch rồi luộc sơ qua cùng với nước sạch. Cho thêm vào 1 nhánh gừng và hành tím để loại bỏ đi mùi hôi của xương. Cách làm này tương tự với thịt ba chỉ để làm tóp mỡ. Sườn heo, chân giò sau khi rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
Rau sống ăn kèm rửa sạch, ngâm cùng với muối để diệt khuẩn. Hành tây bóc vỏ loại bỏ rễ rửa sạch rồi bổ múi cau, tương tự với hành lá bỏ lá vàng và rễ rồi rửa sạch cắt nhỏ. Hành tím bóc vỏ, thái nhỏ rồi phi thơm cùng dầu ăn.
Thịt heo xay cho vào nồi xào thơm, nêm nếm gia vị vừa ăn. Nên xào không quá 5 phút để giữ được độ ngon ngọt của thịt xay.
Bước 3: Bí quyết cách nấu nước lèo hủ tiếu gõ trong ngon
Hầm xương làm nước lèo trong khoảng 2 đến 3 tiếng
Cho xương ống vừa sơ chế cho vào nồi cùng với nước sạch. Nước ngập mặt xương khoảng 2 đốt ngón tay và cho thêm 1 thìa cà phê muối rồi đun sôi, cho nhỏ lửa để ninh xương. Trong quá trình thực hiện ninh xương nếu có bọt hãy vớt bỏ để giúp cho nước lèo có độ trong nhất.
Sườn heo, giò heo sau khi sơ chế cho vào nồi ninh. Tỉ lệ xương và nước là 1:3 và ninh nhừ tròng khoảng từ 2 đến 3 tiếng. Trong quá trình nấu sườn, chân giò nếu có bọt cũng vớt loại bỏ để đảm bảo không có mùi hôi.
Tôm khô rửa sạch lại rồi cho vào giỏ Inox để vào nồi nước xương đang ninh, nấu trong khoảng 1 giờ để nồi nước dùng được ngọt nước hơn. Sau khi vớt tôm ra để cho ráo nước. Cho tôm luộc vào chảo chiên cho vàng rụm, thêm một chút muối, bột ngọt, tiêu cho vừa ăn.
Cho hành tây, củ cải trắng, khô mực, tôm khô vào nồi nước dùng đến khi sôi lại. Giữ lửa nhỏ để nồi nước xương ninh liu riu, nước xương ngọt đậm vị hơn, thường xuyên vớt bọt để giữ độ trong cho nước lèo. Sau khi ninh xương được khoảng gần 3 tiếng thì nêm nếm muối, đường phèn, bột ngọt,… sao cho vừa ăn rồi. Tránh hầm xương quá lâu sẽ khiến thịt bị hôi, bã thịt.
Sau khi nước dùng đã hoàn thành bạn nêm nếm sao cho đủ lượng nước lèo cần để bán trong ngày như 50L, 80L,…với tỉ lệ 1kg bột ngọt, 500gr đường phèn, 500gr muối, 500gr hạt nêm. Thêm hành tím đã phi thơm để giúp đảm bảo được đúng vị nước lèo hủ tiếu gõ thơm ngon của đất Sài thành.
Để hầm xương với số lượng lớn trong các quán hủ tiếu thì cần phải nhờ tới sự trợ giúp của nồi nấu hủ tiếu bằng điện . Cùng tìm hiểu về tính tiện ích, đa năng, báo giá từng dung tích của dòng sản phẩm này.
Bước 4: Cách làm tép mỡ ăn cùng hủ tiếu chuẩn ngon
Để tóp mỡ được ngon, giòn thì trước khi thắng bạn cần luộc sơ qua miếng thịt trước. Cắt thịt thành những miếng nhỏ, dài to hơn hạt bắp 1 chút để đến khi thắng mỡ rút lại là vừa. Sau đó, bạn đập thêm vài tép tỏi sống để cho vào mỡ khi lấy ra khỏi bếp.
Để thắng tóp mỡ được giòn, ngon thì khi bắt đầu bạn nên để lửa lớn để giúp cho thịt được săn lại nhanh mà vẫn giữ được độ ngọt của thịt. Khi thịt đã săn lại hãy cho lửa nhỏ xuống và chiên liu riu cho đến khi vàng đẹp. Cho tỏi băm, thêm một chút muối, tiêu đảo đều rồi tắt bếp. Với độ nóng sẵn của dầu thì tỏi vẫn sẽ được vàng thơm nên bạn hãy yên tâm.
Đây chính là một bí kíp “vàng” giúp cho món hủ tiếu gõ của bạn đạt đúng chuẩn ngon hương vị Sài Gòn xưa.
Bước 5: Trụng bánh hủ tiếu gõ và thưởng thức
Trong cách nấu nước lèo bán hủ tiếu gõ, riêng đối với quá trình trụng bánh hủ tiếu thì bạn nên bắc 1 nồi riêng để đảm bảo nồi nước dùng giữ được hương vị đúng chuẩn ngon nhất. Bạn nên bắc 1 nồi nước lèo khác bên cạnh chuyên chỉ để trụng bánh.
Mẫu loại nồi trụng hủ tiếu bằng điện chuyên cho quán bán hủ tiếu
Khi trụng sợi hủ tiếu nếu bạn thích ăn rau trần qua thì có thể cho chung vào rồi trụng cùng nước lèo. Đổ rau, sợi hủ tiếu ra tô, cho thêm nước dùng, tép mỡ, hành phi, sườn, giò heo, thịt bằm xào, hành hoa vào và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Với cách nấu nước lèo hủ tiếu gõ này bạn có thể thực hiện được một cách đơn giản, dễ dàng không mất nhiều thời gian. Vị ngon ngọt của nước lèo chính là điểm cộng vô cùng lớn giúp khách hàng “nghiền” món hủ tiếu của bạn. Từ đó, quán của bạn sẽ đông khách, nhiều người biết tới, đạt được doanh thu, lợi nhuận cao nhất.
Xe đẩy bán hủ tiếu gõ rong ruổi trên khắp các tuyến phố, ngõ hẻm. Trên xe là nồi nước nóng thơm lừng, khi khách muốn ăn thì chỉ việc bỏ nguyên liệu vào bát rồi chan thêm nước lèo. Tìm hiểu mẫu tiện ích, đa năng.
Những lưu ý cần biết trong cách nấu nước lèo hủ tiếu gõ trong ngon
Cách nấu nước lèo bán hủ tiếu gõ chúng tôi vừa nêu bạn bạn rất dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên để đảm bảo cho món hủ tiếu của bạn là ngon nhất thì cần chú ý những điều sau:
– Nên lựa chọn thịt, xương, chân giò heo là thịt tươi ngon, đảm bảo rõ xuất xứ nguồn gốc, an toàn cho người sử dụng. Từ đó chắc chắn món hủ tiếu gõ cũng tươi ngon hơn, người dùng sẽ có niềm tin tưởng đặc biệt đối với quán của bạn
– Để giúp cho nước lèo được trong, thịt heo không bị hôi thì trong quá trình ninh xương bạn nên vớt loại bỏ bọt khí.
– Phi hành đến khi vàng đều, đẹp mặt tránh bị cháy làm mất đi vị thơm.
– Tép mỡ khi thắng tránh bị cháy bởi vì khi ăn sẽ bị khét làm mất đi mùi vị của món hủ tiếu gõ
– Trong quá trình pha chế nước lèo nấu hủ tiếu bạn hãy khéo léo thêm nước, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn để giúp cho lượng nước lèo được nấu đủ độ đậm đà của cả gia vị và xương hầm.
– Trần bánh hủ tiếu sợi dai vừa đủ, không nhúng quá lâu khiến cho bánh bị nhừ.
– Khi thưởng thức có thể ăn kèm hủ tiếu cùng với ớt cay ngâm giấm để làm tăng hương vị cho món ăn
Cập nhật thông tin chi tiết về Về Đâu Hủ Tiếu Gõ? trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!